Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Fulham, 18h30 ngày 3/5: Niềm tin cửa trên
“Bỏ bom” nhà tuyển dụng bằng cách ứng tuyển hàng loạtDù cho bạn hào hứng với công ty mà mình đã yêu thích và theo dõi từ lâu đến mấy, việc nộp đơn ứng tuyển cho mọi vị trí công việc mở ra sẽ không mang lại kết quả tốt.
“Nếu bạn ứng tuyển cho hàng tá công việc khác nhau tại cùng một công ty, đó là ‘báo động đỏ’ cho thấy rằng bạn chẳng tập trung vào công việc cụ thể nào cả,” Vicki Salemi - một chuyên gia về nghề nghiệp của Monster cảnh báo.
Từ quan điểm của người tìm việc, có lẽ bạn nghĩ rằng gửi nhiều hồ sơ ứng tuyển có thể giúp mình tăng triển vọng, nhưng thực tế nó chỉ có tác dụng ngược lại.
Đừng khiến mình trông như một kẻ thiếu hiểu biết, hãy luôn suy xét và thận trọng khi gửi đi các hồ sơ ứng tuyển. Kenneth L. Johnson - chủ tịch của công ty tuyển dụng East Coast Executives - đã khuyên rằng, “hãy gửi hồ sơ trực tuyến của bạn cho không quá 3 vị trí có sự liên quan chặt chẽ với nhau”.
Làm phiền nhà tuyển dụng
Việc theo dõi thông tin sau khi dự phỏng vấn với nhà tuyển dụng cần có nghệ thuật, hay nói cách khác là số lần bạn hỏi han cũng nên nằm trong giới hạn nhất định. Nếu liên hệ quá thường xuyên, nhiều nguy cơ bạn sẽ trở thành mối phiền toái. Nhưng không làm gì cả, bạn có thể sẽ bị “rơi” ra khỏi tầm mắt của nhà tuyển dụng.
Như Salemi đã nói, đó là cả một sự khéo léo để bạn cân bằng giữa việc giữ liên lạc với nhà tuyển dụng khiến họ không quên mình và trở thành một kẻ bám đuôi cứ liên tục gửi email làm phiền họ mỗi ngày.
Duy trì được cân bằng là rất quan trọng. Stephanie Waite - Phó Giám đốc cấp cao của Yale’s Office of Career Strategy, khuyên rằng người tìm việc nên gửi email cảm ơn trong vòng 24 giờ sau khi phỏng vấn và chờ thêm khoảng 10 ngày làm việc nữa mới quay lại hỏi thăm tình trạng tiến triển của hồ sơ.
Khi kiểm tra thông tin, bạn hãy cung cấp thêm những điều có giá trị với người phỏng vấn, chẳng hạn: “Cảm ơn anh/chị một lần nữa vì đã dành thời gian trong buổi trao đổi tuần trước, tôi chỉ muốn liên hệ để biết rằng liệu có thông tin gì cần tôi bổ sung hay làm rõ thêm không?”
 |
|
Quên mất cách cư xử
Luôn có một ranh giới giữa sự tự tin và kiêu ngạo. Nếu thư xin việc của bạn mang nội dung như của một kẻ khoác lác, hoặc nếu cuộc phỏng vấn chủ yếu chỉ để khoe khoang rằng bạn là thiên tài, phải có nhiều may mắn lắm bạn mới có khả năng được gọi lại. Một chút khiêm tốn có thể đưa chúng ta đi chặng đường dài.
Thêm vào đó, đừng ngắt lời bất cứ ai đang nói và nên bày tỏ lòng biết ơn. Bạn có thể gửi thư cảm ơn cho cả chuyên viên nhân sự đã liên hệ với bạn. Nếu đã gặp nhiều người trong công ty, bạn không nên gửi chỉ duy nhất một thư cảm ơn.
Hãy dành thời gian để viết cho mỗi người đã phỏng vấn hoặc tiếp xúc với bạn một lá thư hay đơn giản là tin nhắn cảm ơn riêng, Patricia Rossi - diễn giả chuyên về các nghi thức trong công việc - còn gợi ý rằng, những lời cảm ơn này cần được cá nhân hoá nhằm phản ánh được điều mà đôi bên từng trao đổi.
Xuất hiện trong trạng thái tuyệt vọng
Nếu bạn rất ghét công việc hiện có hoặc là đã thất nghiệp suốt thời gian dài, đôi khi bạn sẽ rơi vào trạng thái tuyệt vọng muốn “chộp” lấy bất cứ lời mời làm việc nào được đưa ra, tuy nhiên hãy nhớ rằng cảm giác đó có thể gây bất lợi cho bạn.
Cố vấn nghề nghiệp Jennifer Anderson nói rằng, nếu sự tuyệt vọng dường như đã “in chữ” lên gương mặt bạn trong suốt buổi phỏng vấn, tốt hơn hết bạn nên ở nhà. Bởi điều này giống như bạn hẹn hò với một người và rồi lại thừa nhận rằng mình sẽ rất vui khi được đi chơi với bất cứ ai. Đó không phải là cách để khiến buổi gặp gỡ trở nên đặc biệt.
Hơn thế nữa, đừng khen ngợi nhà tuyển dụng một cách thái quá. Bạn cần thể hiện sự trân trọng với cuộc phỏng vấn và dành sự ngưỡng mộ cho công ty, nhưng không nên lạm dụng. Không có sếp nào muốn thuê một ứng viên tuyệt vọng vào gia nhập đội ngũ của họ cả.
Không trung thực
Một cách chắc chắn để đảm bảo bạn có chỗ trong “sổ đen” của nhà tuyển dụng chính là nói dối, phóng đại lịch sử làm việc hoặc che giấu những thông tin bất lợi về quá khứ của mình. Có thể bạn sẽ bị cám dỗ bởi ý tưởng phải che giấu bớt những thông tin có thể khiến mình bị soi mói hoặc xét đoán, nhưng câu ngạn ngữ cũ vẫn luôn đúng: Thật thà là thượng sách!
Thực tế là hầu hết công ty sẽ có bước kiểm tra lại thông tin và lịch sử làm việc của ứng viên, nên sớm hay muộn rồi sự thật cũng sẽ được đưa ra ánh sáng.
Tuyệt đối không nên khinh suất vì các nhà tuyển dụng có thừa điều kiện để làm việc này rất tốt. Vì thế, trong tương lai, nếu bạn bị cám dỗ phải nói dối một chút trong lý lịch, hãy bằng mọi giá chống lại thôi thúc đó.
(Nguồn ảnh: Internet)
" alt=""/>5 điều sẽ khiến bạn lọt vào ‘sổ đen’ tuyển dụng
Một buổi sáng khoảng 2 năm trước, bé Gia Bảo 5 tuổi kêu đau đầu, con ăn sáng xong liền bị ói. Chị Nổi nghĩ con bị cảm nên mua thuốc cho uống rồi đưa con đi lớp như bình thường. Buổi chiều đi đón con, không may gặp tai nạn trên đường về, vợ chồng chị đưa con vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám thì phát hiện con có khối u não. Kết quả này thực như sét đánh ngang tai đối với gia đình chị. |
Những ngày trời trở lạnh, bé Gia Bảo lọt thỏm trong chiếc áo ấm do một mạnh thương quân thương tặng. |
Ngày lấy nhau, tất cả tài sản của anh chị chỉ có 2 sào ruộng. Hằng ngày, anh Hòa, chồng của chị đi làm thợ xây, chị quanh quẩn bên đồng ruộng. Sau vài năm, nhờ chăm chỉ làm lụng, tiết kiệm chi tiêu, vợ chồng chị Nổi cũng tích cóp được khoản tiền khá, mua được 2 con bò và 1 con bê. Khi đứa con thứ 3 là bé Nguyễn Gia Bảo chào đời, gia đình chị được cha mẹ chồng cắt cho một mảnh đất nho nhỏ ở ngay trong vườn để dựng tạm căn nhà lợp tôn. Mảnh đất nhỏ chẳng đủ để xây bếp, chị Nổi đành nấu luôn ở trong nhà. Dù chật chội nhưng vẫn đầm ấm, hạnh phúc. Cả 3 đứa trẻ đều ngoan ngoãn, chăm chỉ.
Khi phát hiện Gia Bảo bị bệnh ung thư, vợ chồng chị Nổi chạy vạy, đưa con đi khắp các bệnh viện từ tuyến tỉnh rồi chuyển lên TPHCM. Sau khi phẫu thuật lần thứ nhất ở bệnh viện Nhi đồng 2, con được chuyển về bệnh viện Ung bướu để hóa trị. Vào được 4 toa, con bị nhiễm trùng vết mổ, phải tạm ngưng truyền hóa chất để phẫu thuật lần 2. Sau đó, con tiếp tục hóa trị 4 toa rồi được chuyển sang diện duy trì, bệnh tạm thời ổn định. Tuy nhiên, chỉ được 5 tháng, bệnh ung thư của con tái phát. Lúc này, bác sĩ thông báo có thêm một khối u, con được đưa qua xạ trị. Đến nay, con đã xạ xong 30 tia.
Thời gian gần đây, bé Gia Bảo có biểu hiện tiểu nhiều, bác sĩ nghi ngờ con bị bệnh đái tháo nhạt, vì vậy, con được chuyển qua bệnh viện của Đại học Y dược để làm xét nghiệm.
 |
Suốt 2 năm nay, mẹ con chị Nổi ở tạm một góc nhỏ trong phòng ngoại trú. Tối đến lại dọn dẹp sạch hành lang rồi trải chiếu nằm ngủ. |
Trong 2 năm điều trị ung thư, bé Gia Bảo chuyển qua nhiều bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Từ đứa trẻ bụ bẫm, con bị giảm cân, người gầy gò, nhỏ thó. Cả người con lọt thỏm trong chiếc áo ấm do một mạnh thường quân tặng. Gia Bảo bị lõm phần đầu sau phẫu thuật nên lúc đi lại trong bệnh viện, có nhiều người hay nhìn con thương xót, nhưng đứa trẻ vẫn ngây thơ chẳng hiểu gì.
Để chữa bệnh cho Bảo, vợ chồng chị Nổi phải bán 3 con bò. Đó là tổng số tài sản mà nhà chị phải tích cóp trong nhiều năm nhưng vẫn không đủ, phải mượn sổ đỏ của cha mẹ chồng để thế chấp vay tín dụng. Sau đó vay tiếp tiền hộ nghèo. Suốt 2 năm qua, chị Nổi luôn túc trực cùng Gia Bảo, trong khi anh Hòa ở nhà vừa đi làm thợ xây, vừa làm 2 sào ruộng để chăm lo cho 2 đứa con lớn ở nhà. Có những đợt Gia Bảo trở nặng, co giật, chị Nổi lại hốt hoảng gọi điện cho chồng vào TPHCM, đến khi nào con ổn định hơn thì anh về.
Ở quê, ông bà nội của Gia Bảo cũng nghèo khó, bà nội quanh năm đau yếu vì mảnh đạn còn sót lại từ thời chiến tranh. Ngày Bảo phẫu thuật, bà nội thương lắm, cho hết số tiền 3 triệu đồng bà tiết kiệm được. Còn những người thân khác cũng chẳng khá hơn hoàn cảnh nhà chị nên không thể dựa vào. Nhà ngoại của Bảo ở xa, gom góp lại được 5 triệu đồng cho cháu chữa bệnh. Đến nay, mọi thứ chi tiêu còn lại vợ chồng chị đều phải tự lo liệu. Số tiền nợ ngân hàng cũng lên tới 50 triệu đồng, con số mà người đàn bà quanh năm lam lũ với 2 sào ruộng chưa bao giờ nghĩ tới.
Trong bệnh viện Ung bướu, nếu có mạnh thường quân nào cho các bé được 100 nghìn hay 200 nghìn đồng, chị Nổi lại tích cóp dần để đóng tạm ứng viện phí cho con. Tuy nhiên, bệnh nhân quá đông, số tiền gom được so với số tiền để chữa trị cho con vẫn chẳng thấm vào đâu. Người mẹ cũng đành “liều mạng” để cứu con, đến đâu hay đến đó.
Suốt hai năm qua, cứ ban ngày thì mẹ con chị ở tạm một góc trong phòng ngoại trú, tối đến lại lau sạch hành lang bệnh viện, trải chiếu nằm ngủ. Cuộc sống của Gia Bảo cứ trôi qua cùng mẹ như vậy.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc có thể liên hệ phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Ung bướu để được hướng dẫn đóng tạm ứng viện phí cho bé Nguyễn Gia Bảo (Bình Định); Hoặc gửi trực tiếp cho chị Mai Thị Nổi, địa chỉ: Khu vực Phụ Quang, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; Số điện thoại: 0586574831.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.400
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436." alt=""/>“Bán cả 3 con bò mà vẫn chưa đủ tiền chữa ung thư cho con”
Nỗi đau con nhỏBé Trúc Lam năm nay 10 tuổi. Ở cái tuổi đáng lý đang được ăn chơi, học hành, vui vẻ hồn nhiên, con lại không may mắn như bạn học cùng trang lứa. Tháng 11 năm 2017, tin dữ ập đến với gia đình chị Liên, con gái đầu lòng của chị bị ung thư tủy. Cả gia đình chẳng thể ngờ tới, bởi bé còn quá nhỏ, gia đình cũng không có tiền sử về căn bệnh ung thư.
Hai năm trước, cơn sốt cao kèm những vết bầm trên chân là dấu hiệu cho biết căn bệnh quái ác đeo đuổi con. Trúc Lam từng trải qua đợt hóa trị, sau duy trì được 11 tháng thì con bị tái phát. Đến nay, con vào điều trị ở Bệnh viện Ung bướu TPHCM đã được 4 tháng.
 |
Đứa trẻ nhỏ thó run rẩy khóc gọi mẹ. |
Những ngày thường, khi khỏe mạnh, Trúc Lam rất ngoan ngoãn và đáng yêu. Tại bệnh viện, nếu đủ sức khỏe là con lại cắp sách tới lớp học tình thương ở lầu 2 học chữ. Thế nhưng vào những ngày mệt, con khóc rất nhiều.
“Con chích bạch cầu tới tím bầm hết tay nên mỗi khi sắp đến thời gian chích thuốc là con sợ nên khóc suốt. Cũng vì bị bệnh nên con càng có nhiều nỗi sợ hơn. Khi thấy ngực trái đau, con hỏi: “Có phải con bị đau tim không?”. Khi thấy chân có thêm vết bầm, con lại hỏi “Có phải con lại bị tụt tiểu cầu rồi không?””, chị Liên cho hay.
Trước đây, khi còn duy trì bệnh, cứ 1 tuần Trúc Lam ở viện thì bé sẽ được về nhà 3 tuần. Nhưng kể từ khi tái phát, con lên viện 10 ngày thì chỉ được về nhà 3 ngày. Hai tay con đã tím bầm vì lấy ven, chích thuốc. Trong suốt 2 năm, ngày nào con cũng phải chịu cảnh lấy ven, đâm kim. Đến nay, bác sĩ không thể lây ven ở tay nữa nên đã chuyển xuống lấy ven ở chân. Mỗi lúc nhìn thấy con đau đớn, chị Liên chỉ ước mình có thể chịu đựng nỗi đau ấy thay con gái nhỏ.
Chị Liên cho biết, bác sĩ tiên lượng Trúc Lam có tới 50% cơ hội. “Mà dù chỉ một tia hi vọng thì tôi cũng sẽ cố gắng tới cùng”, người mẹ trẻ ngậm ngùi.
Đắng cay gia cảnh của người phụ nữ chỉ được học đến lớp 7
Chị Trần Ngọc Liên, sinh năm 1984, tại TPHCM. Cha mẹ chị Liên có 2 người con gái. Mẹ của chị bị bệnh tâm thần đã 20 năm, thường xuyên đập phá đồ đạc trong nhà. Mới đây, bà bị tai biến nên luôn cần người chăm nom. Gia cảnh khó khăn, cả 2 chị em chỉ được học đến lớp 7, lớp 8 là phải bỏ giữa chừng.
Kể cả khi lấy chồng, sinh con, chị Liên vẫn ở cùng cha mẹ đẻ. Cả gia đình 4 thế hệ, từ thời bà nội của chị Liên, đều sinh sống trong căn chung cư chỉ hơn 30m².
Vợ chồng chị ly thân, mình chị Liên nuôi 2 con nhỏ ăn học. Ngày ngày, chị phụ giúp cha công việc dán giấy vàng mã, rồi đi làm giúp việc, kiếm tiền nuôi con, những lúc rảnh rỗi chị làm việc nhà, chăm sóc bà nội già yếu và người mẹ bệnh tật.
 |
Chị Liên luôn kề cạnh con gái trong suốt 2 năm qua. |
Kể từ khi con gái phát bệnh, phần lớn thời gian chị Liên ở cạnh con, mọi việc trông chờ hết vào em gái sinh năm 1999 của chị. Từ công việc nhà, làm phụ cha, chăm lo cho bà nội, cho mẹ và cho đứa con út của chị Liên đang học lớp 2 đều một tay em chị lo liệu.
Cũng từ khi con gái phát bệnh, chồng chị chẳng làm ra tiền nên không thể đỡ đần gì. Chỉ khi con gái yếu quá, thỉnh thoảng, anh mới phụ chăm sóc con.
Không có nhà cửa, không có đất canh tác, chị Liên chỉ đành trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền, cộng đồng. Hết rồi, chị đi vay tiền chính sách xã hội, vay anh em, bạn bè. Thậm chí, để cứu con, chị Liên phải vay thêm lãi nặng.
Với tình thương con vô bờ của một người mẹ, chị Liên rất mong sẽ nhận được những tấm lòng hảo tâm giúp mẹ con chị vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Ngọc Liên, 183C L4 c/c Phạm Hữu Trí, Phường 15, Quận 5, TPHCM. Số điện thoại: 0906892984.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.366
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436" alt=""/>“Mẹ ơi, con đau lắm, con sợ lắm!”