![]() |
Chỉ 2 tháng sau khi được sửa chữa vào tháng 6-2015, đường Mai Chí Thọ lại bị sụp lún. |
Từ khi đưa vào sử dụng tháng 8-2010 tới nay, đã 6 lần đường Mai Chí Thọ đọan qua Quận 2 được chủ đầu tư sửa chữa vì sụp lún. Lần sửa gần đây nhất là tháng 6-2015, nhưng tới nay, đoạn đường này lại tiếp tục xuất hiện sụp lún ngay trên phần vừa sửa chữa.
Đường sụt lún tạo thành các rãnh sâu là nỗi ám ảnh của các tài xế, vì mỗi lần ra vào cảng luôn phải di chuyển với tốc độ “rùa bò” để đảm bảo an toàn. Trước đó, tháng 5-2015, đoạn đường này xảy ra tình trang sụt lún gây tai nạn tiên tiếp cho người dân đi xe gắn máy tham gia giao thông tại đây. Sau đó, Ban quản lý công trình đã xử lý đoạn đường sụp lún và cấm xe máy lưu thông vào đoạn đường này.
Đường Mai Chí Thọ là tuyến huyết mạch để lưu thông vào cảng Cát Lái nên mật độ xe tải lớn và xe container di chuyển luôn dày đặc. Là một phần của Dự án Đại lộ Đông - Tây với kinh phí đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, đường Mai Chí Thọ được đưa vào sử dụng từ tháng 8-2010. Đến nay, chủ đầu tư đã có 6 lần sửa chữa tuyến đường này.
Theo các tài xế thường xuyên lưu thông trên tuyến đường này, hiện tượng sụt lún trên đường Mai Chí Thọ có thể do xe container chở quá tải lưu thông gây ra. Nếu đơn vị chủ đầu tư quản lý tuyến đường và cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, như đặt trạm cân, kiểm tra xử lý nghiêm xe quá tải lưu thông trên đường thì hiện tượng sụt lún có thể không dừng ở một đoạn đường chân cầu vượt nối đường Mai Chí Thọ và Xa lộ Hà Nội mà có thể cả tuyến đường sẽ dần bị ảnh hưởng.
TheoGia Huy(Báo Đầu tư)
Hàng trăm hộ dân bị nứt nhà, sụt lún vì thi công QL1A" alt=""/>Đường Mai Chí Thọ, TP.HCM tiếp tục sụp lúnMục đích của kế hoạch là hỗ trợ, tăng cường nhận thức và năng lực nghề nghiệp cho nhà giáo, người lao động ở trường học; góp phần giảm thiểu, tiến tới chấm dứt hiện tượng nhà giáo trong ngành có những hành vi ứng xử không phù hợp, vi phạm đạo đức nhà giáo.
Với việc xác định 3 nhiệm vụ đi cùng với các giải pháp cụ thể, việc triển khai kế hoạch này sẽ giúp các nhà trường và công đoàn cơ sở trường học có sự phối hợp chặt chẽ để động viên, hỗ trợ thầy cô giáo có cách làm phù hợp, hiệu quả trong việc ứng xử các tình huống sư phạm, giáo dục học sinh, trong các mối quan hệ, đảm bảo các quy định về đạo đức nhà giáo, nêu gương tốt về tác phong người thầy…
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát động triển khai kế hoạch “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Ảnh: Thanh Hùng. |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng một trường học hạnh phúc cần có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là yêu thương, an toàn, tôn trọng.
Theo ông Nhạ, giáo viên cần phải tin lẫn nhau, tin vào cách làm mới, bởi nếu hoài nghi, đố kỵ thì không thể hạnh phúc. Thầy cô phải tin vào học sinh và tin vào sự đánh giá của các em, thay vì suy nghĩ rằng “các em còn nhỏ và đánh giá chủ quan cảm tính”.
Ông Nhạ cũng đặc biệt nhấn mạnh môi trường nhà trường phải an toàn để từ giáo viên đến học sinh được yên tâm dạy học và sáng tạo.
Trong trường học, cần có sự bảo vệ và lắng nghe của các thầy cô trước những bức xúc, ức chế của học sinh và đồng nghiệp.
“Thầy cô cũng có những ức chế chứ không chỉ các học trò. Rất nhiều thầy cô tận tâm, tận lực cho ngành, nhưng chỉ vì một vài sơ suất, hoặc bị tâm lý bên ngoài tác động vào dẫn đến ức chế bên trong, gây mệt mỏi. Còn đối với các học sinh đang ở lứa tuổi hình thành nhân cách, rất nhiều vấn đề khám phá, để thể hiện cái tôi của mình nên rất dễ xảy ra bạo lực”, Bộ trưởng lưu ý.
![]() |
Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) |
Một điều nữa là tôn trọng và khuyến khích sự khác biệt, không áp đặt. “Tất cả đều giống nhau thì triệt tiêu sự sáng tạo, triệt tiêu những tư tưởng đổi mới. Do đó tôi khuyến khích sự khác biệt, đa dạng nhưng phải trong sự thống nhất”.
Bộ trưởng cũng mong muốn các thầy cô lắng nghe ý kiến của học sinh. “Cần lắng nghe rồi kiểm chứng và có cách thức phù hợp, không nên dùng quyền của giáo viên để ngắt lời”.
Ông Nhạ bày tỏ hy vọng việc triển khai kế hoạch này sẽ đem lại kết quả thiết thực, giúp các thầy cô, học sinh, người lao động trong nhà trường cảm thấy hạnh phúc, yêu thích việc đến trường hơn. Tuy nhiên, khi xây dựng kế hoạch này, ngành giáo dục không sử dụng văn bản có tính quán triệt, mệnh lệnh hành chính để chỉ đạo các nhà trường, thầy cô làm theo mà cần hơn là sự tự nguyện.
Ông Nhạ cũng lưu ý các địa phương không đem chỉ số hạnh phúc của các trường làm tiêu chí thi đua. “Nhưng đây sẽ là một minh chứng để các giám đốc sở đánh giá nhà trường, đặc biệt là hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm. Đấy là tiêu chí quan trọng đối với cán bộ lãnh đạo và cũng là phần thưởng cho chính họ khi thấy những người dưới quyền được hạnh phúc hơn”.
Sau phần chia sẻ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không ngần ngại hòa mình vào tiết mục nhảy Flashmob sôi động của học sinh Trường THPT Phan Huy Chú.
![]() |
Tiết mục nhảy flashmob của học sinh Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội. |
![]() |
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vui vẻ tham gia cùng học trò |
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT đề nghị địa phương xem xét xử lý cán bộ giáo dục có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình theo hướng đưa ra khỏi ngành. Còn sinh viên trúng tuyển thì xem xét đuổi học.
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hòa mình vào điệu nhảy flashmob của học sinhEm N. là học sinh lớp 8, trường THCS Phong Hóa.
Chính quyền và gia đình đã tổ chức tìm kiếm xuyên đêm, đến sáng 7/5, thi thể em được tìm thấy cách khu vực đó khoảng 500m.
Có thông tin trước khi tự tử, N. đã bị mẹ la mắng do làm bài không tốt trong kỳ thi học kỳ.
Theo cô Cao Thị Kim Tiễn, hiệu trưởng Trường THCS Phong Hóa thì em N. khá hòa đồng với bạn bè, không có điều gì bất thường trong thời gian gần đây. Em cũng có học lực khá ở học kỳ 1.
Còn học kỳ 2, đến hôm 6/5, khối lớp 8 mới thi được 4 môn học, đang còn 5 môn chưa thi. Hiện nay, nhà trường vẫn đang tiến hành chấm các môn đã thi và chưa có điểm.
Hôm trước thi 2 môn, em N. còn hơn 1 câu chưa làm xong vì hết thời gian, về kể với mẹ thì bị mẹ mắng, có thể vì thế nên em nghĩ quẩn, cô Tiễn cho biết thêm.
Bà Hồ Thị Bích Hà, Chủ tịch UBND xã Phong Hóa cũng cho biết: “Có nghe thông tin cháu N. tự vẫn do bị mắng sau khi làm bài thi không tốt, nhưng chính quyền cũng không chắc chắn và không thể khẳng định được”
Hiện gia đình đang lúc tang gia bối rối nên trước mắt chính quyền hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho cháu N. chu đáo.
Được biết, N. là con một trong gia đình,
H.Sâm
" alt=""/>Học sinh lớp 8 tự vẫn nghi bị la mắng trong kỳ thi