
 |
Những chuyến xe tất bật “chở yêu thương” tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu chống dịch |
“Thương lắm y bác sĩ tuyến đầu”
Sáng 19/8, như thường lệ, nhiều ô tô tải đã chờ sẵn ở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM (Quận 1, TP.HCM) để chuyển hàng đến các bệnh viện, khu vực phong tỏa. Ăn vội bữa sáng, cán bộ, lái xe, tình nguyện viên tất bật chất hàng lên xe.
Đứng giữa kho hàng, bà Hoàng Mai Quỳnh Hoa, Chánh Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM nhễ nhại mồ hôi, kiểm tra, điều phối hàng chất lên từng xe theo đúng số lượng. Bà Hoa cho biết, từ ngày dịch bùng phát đến nay, kho lúc nào cũng đầy ắp rau củ quả, nước uống, sữa, thiết bị y tế... do các địa phương, doanh nghiệp ủng hộ thành phố.
“Kể sao hết những ân tình dành cho TP.HCM vào thời điểm khó khăn này, có những chuyến hàng lên tới hàng nghìn tấn. Chúng tôi chỉ còn biết cố gắng phân phối thật nhanh, đến đúng người dân và các đơn vị đang cần để hỗ trợ họ sớm vượt qua đại dịch”, bà Hoa nói.
 |
Sáng sớm, anh Hoàng Thế Mạnh (23 tuổi, TP.Thủ Đức) cùng hơn 10 tình nguyện viên tất bật vận chuyển hàng hóa lên xe để chở đến 30 bệnh viện, cơ sở y tế tuyến đầu ở các quận, huyện TP.HCM |
Cũng theo bà Hoa, chuyến hàng gần nhất là 1.000 thùng sữa tươi sạch và 1.000 thùng trà tự nhiên TH true TEA tốt cho sức khỏe (tổng cộng 72.000 sản phẩm) do Tập đoàn TH gửi tặng sẽ được chuyển tới các bệnh viện tuyến đầu một cách nhanh nhất để tiếp sức cho các y bác sĩ.
Mồ hôi ướt áo vì tất bật chuyển hàng lên xe, anh Hoàng Thế Mạnh (23 tuổi, TP.Thủ Đức), nhân viên một công ty nội thất nhưng tham gia làm tình nguyện viên chở hàng được 4 ngày, mong muốn góp một chút sức lực vào công cuộc chống dịch. Chuyến hàng ngày 19/8 là chuyến đầu tiên anh Mạnh tham gia tiếp sức các y bác sĩ tuyến đầu.
“Công việc mình làm chỉ là rất nhỏ so với các y bác sĩ đang chiến đấu giành lại sự sống cho nhiều bệnh nhân. Mình rất thương họ và cũng rất vui khi tham gia chở những chuyến xe mang theo tình cảm yêu thương của rất nhiều người đến với các y bác sĩ. Nhìn họ mình cũng tự nhủ, sẽ tình nguyện chở hàng đến hết dịch”, anh Mạnh trải lòng.
Những ly trà yêu thương
Trong buổi sáng, hàng chục chuyến xe đã toả đi khắp các quận, huyện tại TP.HCM. Trong đó, xe bán tải của anh Huỳnh Ngô Đồng chở 60 thùng trà xanh tự nhiên đến hai bệnh viện ở quận Bình Thạnh.
 |
Đoàn xe chở 1.000 thùng trà xanh vị chanh TH true TEA (tương đương 24.000 sản phẩm) - món quà của Tập đoàn TH gửi tới các bệnh viện tuyến đầu thành phố |
Anh Đồng đã có kinh nghiệm tham gia vận chuyển nhu yếu phẩm đến những con hẻm phong tỏa cho người khó khăn, chở đội phun khử khuẩn, mang cơm đến các chốt kiểm soát, chở hàng đến bệnh viện dã chiến...
Anh Đồng không thể đếm hết được số chuyến xe đã chở, chỉ biết “mỗi ngày thức dậy lúc 6 - 7 giờ sáng, làm đến tối khuya thì về”.
10 giờ sáng, xe anh Đồng dừng trước cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 ở quận Bình Thạnh. Một nữ điều dưỡng và một bảo vệ tại đây nhanh chóng ra nhận hàng. Anh Đồng giúp họ chuyển 30 thùng trà xanh tự nhiên vào nơi tập kết, chờ chuyển đến tận tay các bác sĩ, nhân viên y tế.
 |
Điều dưỡng Nguyễn Thị Xuân Ái (37 tuổi) đang công tác tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 ở quận Bình Thạnh |
Điều dưỡng Nguyễn Thị Xuân Ái (37 tuổi) đang công tác tại đây cho biết, chị thực sự xúc động và thấy ấm lòng trước tình cảm của cộng đồng dành cho y bác sĩ.
“Bệnh viện này thành lập từ ngày 1/8, đến nay rất nhiều chuyến hàng đã gửi tặng đến chúng tôi”, chị Ái chia sẻ.
Chị Ái tham gia công tác điều trị Covid-19, nỗi nhớ chồng, nhớ con, ngày nối ngày cứ dài đằng đẵng. Mỗi ngày, con trai 7 tuổi đều gọi điện thoại động viên mẹ khiến chị không kìm được nước mắt. Chị Ái hy vọng dịch bệnh sớm qua để không còn ai phải khổ nữa.
Nhận những chai nước trà tự nhiên thanh mát được trao tặng, BS. Vũ Biên Luận, Đội trưởng Đội hậu cần Bệnh viện dã chiến thu dung Số 5 (khu chung cư Thuận Kiều Plaza, Q.5, TP.HCM), cũng cho biết, bản thân anh và các y bác sĩ ở đây đều rất trân trọng những tình cảm, những sự hỗ trợ, tiếp sức dù là nhỏ nhất.
“Chúng tôi luôn cố gắng làm hết sức công việc của mình và xem đây là trách nhiệm mà mình phải làm, mong cùng thành phố sớm chiến thắng Covid-19”, anh Luận nói.
 |
BS. Vũ Biên Luận - Đội trưởng Đội hậu cần bệnh viện dã chiến thu dung số 5 (khu chung cư Thuận Kiều Plaza, Q.5) đại diện nhận 40 thùng trà tự nhiên TH true TEA |
Trời đã trưa, nhiều chuyến xe vẫn tiếp tục lăn bánh, chở yêu thương đi khắp các ngả đường thành phố…
Cao An
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020 tới nay, Tập đoàn TH cùng Ngân hàng TMCP Bắc Á thông qua Quỹ Vì Tầm Vóc Việt đã chung tay đóng góp kịp thời các sản phẩm và thiết bị y tế trị giá 90 tỷ đồng cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh. Trong đợt tặng sản phẩm mới nhất - 72.000 ly sữa tươi và đồ uống tốt cho sức khỏe của Tập đoàn TH - có sản phẩm mới ra mắt: Trà tự nhiên TH true TEA. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, TH true TEA giàu chất chống oxy hóa, giàu các hoạt chất giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. |
" alt=""/>Những chuyến xe ‘chở yêu thương’ tiếp sức y bác sĩ tuyến đầu chống dịch

 |
|
Văn hóa truyền thống của Trung Quốc coi cái chết là sự pha trộn giữa sợ hãi và xui xẻo. Vì vậy, hẳn là điều đáng ngạc nhiên khi nhiều thanh niên Trung Quốc tự nguyện tìm kiếm việc làm trong ngành này những năm gần đây, bất chấp sự kỳ thị liên quan.
Một báo cáo vào năm 2019 cho thấy hơn một nửa số nhân viên nhà xác ở thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây sinh sau năm 1980.
Trong một số trường hợp, đó là vấn đề lợi ích cá nhân. Một cô gái 27 tuổi mà chúng tôi phỏng vấn nói rằng cô ấy chọn công việc này một phần vì cô ấy không thích giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn thực sự của các công việc trong nhà xác nằm ở các phúc lợi xã hội. Mặc dù lương của những người này nói chung là thấp - hiếm khi họ kiếm được hơn 5.000 nhân dân tệ (775 USD) mỗi tháng, nhưng công việc này thường đi kèm với các lợi ích như được đăng ký tham gia chương trình bảo hiểm quốc gia, được trợ cấp nhà ở và bữa ăn. Và quan trọng nhất là có việc làm suốt đời.
Tại nhà xác nơi chúng tôi tiến hành nghiên cứu, gần một nửa số nhân viên đã được hứa hẹn cho các vị trí biên chế.
Nhiều người trẻ Trung Quốc cảm thấy mệt mỏi với lịch làm việc dày đặc, sự cạnh tranh khốc liệt và sự cạnh tranh về tuổi tác trong khu vực tư nhân của đất nước. Khi bị đẩy ra ngoài ở tuổi 35 vì “quá già”, thì một công việc dân sự ổn định với thời gian làm việc hành chính sẽ trở nên rất hấp dẫn, ngay cả khi bản thân công việc đó có thể khiến bạn chán nản.
Thật vậy, công việc này thực sự hấp dẫn, vì các công việc trong nhà xác ít cạnh tranh hơn nhiều so với các ngành khác.
Trong khi đó, để chống lại sự kỳ thị liên quan đến công việc của họ, những người này thường xem công việc của mình như một thứ gì đó có ích cho cộng đồng, với hy vọng truyền cho nó những giá trị tích cực. Một nhân viên 36 tuổi nói với chúng tôi: “Tôi xem công việc của mình là phục vụ mọi người. Khi thấy mọi người khóc lóc đau buồn, tôi muốn họ rời khỏi đó với một cảm giác hài lòng”.
 |
Một bộ tro cốt được đưa ra khỏi nhà xác ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, năm 2019. |
Những người theo đuổi công việc này tập trung vào những khía cạnh không bị kỳ thị trong công việc của họ.
Một người nói với chúng tôi rằng, công việc của anh là một cách tốt để thu hút sự chú ý của phụ nữ tại các quán bar. “Có một cô gái liên tục hỏi tôi liệu công việc của tôi có đáng sợ không và tôi bực mình đến mức nói với cô ấy rằng: ‘Người sống còn đáng sợ hơn người chết'. Sau đó cô ấy rất si mê tôi. Cô ấy nói với mọi người về việc tôi từng trải, và tôi hiểu biết ra sao khi trả lời như vậy".
Một nhân viên 29 tuổi khác chia sẻ: “Một số người nói rằng chúng tôi tính phí cao và kiếm được nhiều tiền. Nhưng chúng tôi tính phí theo quy định của chính phủ. Chính phủ trả lương cho chúng tôi và chúng tôi báo cáo tài chính hàng tháng”.
“Họ bảo: 'Chắc anh phải kiếm được ít nhất 30.000 tệ/ tháng. Nếu không thì ai đi làm công việc này'. Ba mươi nghìn tệ ư? Nếu thực sự được trả cao như vậy, có thể sẽ không đến lượt tôi”.
Việc giới trẻ Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn tới những công việc trong ngành tang lễ cho thấy sự mờ nhạt dần của những điều cấm kỵ về cái chết. Một phần là do kiến thức về chủ đề này ngày càng nhiều hơn. Nhưng hơn thế nữa, nó phản ánh những thách thức và rủi ro mà thế hệ hiện tại phải đối mặt.
Khi người trẻ ngày càng được kỳ vọng phải có trách nhiệm lớn hơn với bản thân và gia đình, cuộc sống trong nhà tang lễ có thể là một công việc khó khăn, nhưng đó là nguồn thu nhập đáng tin cậy trong một thế giới ngày càng cạnh tranh.
Đăng Dương(Theo Sixth Tone)

Làm nghề thử đồ cho người chết, cô gái trẻ bị dèm pha
Tốt nghiệp đại học, Fang Fang quyết tâm gắn bó với công việc trang điểm, chọn trang phục cho người chết.
" alt=""/>Tại sao người trẻ Trung Quốc thích làm việc trong nhà tang lễ?