Anh Bình Minh chia sẻ, hôm đó là ngày Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dù cả anh và hai mẹ con đều có xét nghiệm âm tính nhưng ô tô cá nhân rất khó ra vào thành phố, nếu có đưa hai mẹ con về quê cũng không vào Hà Nội được.
Ngay trong buổi sáng, anh Minh đã bàn bạc với hai lái xe khác của nhóm để thực hiện bằng được công việc hết sức ý nghĩa, đó là đưa hai mẹ con có hoàn cảnh khó khăn này về tận nhà ở Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Trong đó, thành viên Khoa Đoàn (Đoàn Văn Khoa) đưa hai mẹ con từ bệnh viện đến chốt kiểm soát giáp với thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Còn Nhung Lê (Lê Thị Nhung) - cô gái 9X nhưng cực kỳ nhiệt huyết đang sinh sống và làm việc tại Bắc Ninh sẽ đón phía bên kia chốt và làm nốt phần việc còn lại. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
Sau khi về đến nhà an toàn, chị Oanh đã hết sức xúc động gửi lời cảm ơn đến chị Nhung, anh Khoa, anh Minh và các anh chị trong nhóm đã không quản vất vả, xa xôi, đưa mẹ con chị về tận nhà trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.
Việc tình nguyện dùng ô tô cá nhân thực hiện những chuyến xe "0 đồng" đưa bệnh nhân về nhà như câu chuyện trên chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp đã được nhóm tình nguyện “Những chuyến xe yêu thương” vận chuyển thành công trong hơn 1 năm qua. Những ngày này, trung bình mỗi ngày nhóm hỗ trợ được khoảng trên dưới 10 trường hợp từ các bệnh viện về quê hoặc đến chốt kiểm soát tại cửa ngõ Thủ đô.
![]() |
Anh Bình Minh đưa một bé trai nhiều tháng tự điều trị ở bệnh viện một mình về chốt kiểm soát tại thị trấn Xuân Mai để người nhà đón về Tân Lạc, Hoà Bình. |
Đối tượng ưu tiên của nhóm là những bệnh nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn, điều trị lâu ngày trong các bệnh viện của Hà Nội như bệnh viện Nhi hay Viện Huyết học và truyền máu Trung ương,… Họ là những người đã quá kiệt quệ về sức khoẻ, tinh thần và cả kinh tế.
Đại diện nhóm “Những chuyến xe yêu thương” chia sẻ, tuy đây là công việc hoàn toàn “free” nhưng hoạt động của nhóm cũng đã thu hút được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng, đặc biệt là từ các lái xe ở nhiều vùng miền khác nhau.
"Trong thời gian giãn cách xã hội hiện nay, những chuyến xe vẫn đảm bảo an toàn phòng dịch. Lái xe trước khi vận chuyển bệnh nhân đều phải xét nghiệm Covid-19 và được bệnh viện cấp cho giấy đi đường, đồng thời tự nêu cao ý thức phòng chống dịch bệnh ở mức cao nhất", đại diện nhóm nói.
![]() |
Công tác phòng dịch được các lái xe trong nhóm tuân thủ tuyệt đối. |
Mang xe nhà đi… “vác tù và hàng tổng”
Trịnh Minh Hiếu (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, nhóm lái xe này được thành lập được khoảng hơn 1 năm nay, hiện có khoảng 20 người thường trực ở Hà Nội và nhiều thành viên từ các tỉnh, thành phố lân cận khác. Sau khi có thông tin từ bệnh viện hoặc người bệnh qua fanpage, ban điều phối sẽ thông báo để các thành viên "book" chỗ.
“Nhóm sử dụng xe cá nhân của chính các thành viên để đưa bệnh nhân miễn phí. Bản thân những anh em trong nhóm không phải ai cũng dư giả và có điều kiện. Thế nhưng, chúng tôi vẫn hoạt động đều đặn hoàn toàn dựa trên sự nhiệt tình và cái tâm của mỗi người”, anh Hiếu chia sẻ với VietNamNet.
![]() |
Anh Trịnh Minh Hiếu (bên trái). |
Bản thân là chủ một doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, công ty của anh gần như bị “đóng băng” trong thời kỳ dịch bệnh. Anh Hiếu đã phải chuyển sang nhiều việc ngắn hạn khác như dịch thuật, biên dịch sách, thậm chí là chạy Grabcar vào thời gian rảnh để có “đồng ra đồng vào”.
Tuy vậy, anh vẫn cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người, nhất là những bệnh nhân ở những tỉnh xa về Hà Nội điều trị. Do vậy, khi cần, anh sẵn sàng mang chiếc Honda CR-V của mình đưa đón bệnh nhân, dù tận miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,... hay miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh,…
“Chúng tôi cũng mỗi người một cảnh, không phải ai cũng dư giả, nhất là trong thời dịch bệnh như hiện nay. Thế nhưng chỉ cần ai đó thực sự cần là chúng tôi sẵn sàng lên đường”, anh Hiếu nói.
Kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình, anh Hiếu cho biết, vào khoảng tháng 9 năm ngoái, anh cùng một thành viên trong nhóm đã đưa cặp vợ chồng người Mông đi chữa bệnh cho con ở Hà Nội về nhà ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
![]() |
Anh Hiếu vẫn áy náy vì không thể đưa được gia đình người Mông về gần nhà hơn nữa bởi điều kiện thời tiết và đường sá. |
Chuyến đi vào ban đêm, đường xa và trắc trở, lại gặp trời mưa to khiến chiếc SUV không thể lăn bánh lên tận bản của cặp vợ chồng này. Áy náy lắm nhưng chẳng làm khác được, các anh đành để gia đình người Mông đi bộ hơn 3 km đường núi về nhà trong đêm.
Hơn 1 giờ sau, cuộc điện thoại của người chồng với giọng Kinh lơ lớ: “Chúng em về đến nhà rồi, mưa ướt hết nhưng em bé không sao”, làm cả hai anh nhẹ cả người.
Một trong những thành viên tích cực và đặc biệt nhất trong nhóm chính là “cô gái vàng” Nhung Lê đã được nhắc đến ở phần trên, hiện đang sống và làm việc tại TP. Bắc Ninh.
![]() |
Nhung Lê và một gia đình bệnh nhân nhí trên đường về quê Sơn La. |
Chia sẻ với VietNamNet, Nhung Lê cho biết, bản thân bị cuốn hút khi thấy các hoạt động rất nhân văn của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” trên facebook. Do đó, vào cuối năm 2020, chị đã tình nguyện "viết đơn" xin tham gia lái xe chở các bệnh nhân nghèo về với gia đình.
Cô gái 30 tuổi này sở hữu chiếc Mazda 3 còn khá mới và tay lái cũng được đánh giá là “cứng”, thế nhưng, những chuyến đi đến những nơi xa xôi, lạ lẫm thi thoảng cũng để lại trên chiếc xe những vết xước, cùng nhiều kỷ niệm nhớ đời.
Một trong những trải nghiệm khó quên nhất của nữ lái xe này là chuyến đưa người từ bệnh viện về nhà “vắt qua 2 năm”. Đó là vào tối ngày 31/12/2020, khi xung phong đưa gia đình bệnh nhân chỉ mới 2 tháng tuổi từ Bệnh viện Nhi về tận huyện Si Ma Cai (Lào Cai).
![]() |
Nhung Lê đã tự lái hàng chục chuyến xe chở bệnh nhân lên các tỉnh Tây Bắc xa xôi. |
Trong khi bạn bè đang bận “count-down” thì Nhung và em trai lại chọn cách đón năm mới trên đường cùng với những người "vừa lạ vừa quen". Chiếc xe đi từ Bắc Ninh lên Hà Nội đón người rồi một mạch về đến nhà bệnh nhân ở huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai vào lúc 2 giờ đêm, sau đó quay về đến Bắc Ninh đã là 8 giờ sáng ngày đầu tiên của năm mới. Lời cảm ơn, nụ cười của gia đình cháu bé có lẽ là phần thưởng đầu năm tuyệt vời nhất cho hai chị em.
“Từ khi Hà Nội giãn cách xã hội để phòng chống dịch thì những anh em ở “vòng ngoài” như em sẽ phải đi nhiều hơn. Em cũng vừa đi một chuyến lên Mường Tè (Lai Châu) với tổng quãng đường 1.200 km.”, nữ lái xe này kể.
![]() |
Những chuyến xe với đầy ắp những yêu thương, sẻ chia. |
Ngoài việc mang xe cá nhân để giúp bệnh nhân khó khăn về quê, những lái xe như anh Minh, anh Hiếu, chị Nhung,... và rất nhiều người nữa của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” còn sẵn sàng bỏ tiền túi và kêu gọi thêm các "Mạnh thường quân" tích cực ủng hộ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong và sau mỗi chuyến đi của mình.
Với những lái xe không chuyên này, họ hàng ngày vẫn lên dây cót cho nhau từ những nguồn năng lượng tích cực. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, những sự góp sức dù nhỏ cũng rất đáng trân quý.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cảm thấy cần phải làm một điều gì đó để chống dịch Covid-19, chàng thanh niên 24 tuổi Đặng Minh Trí đã một mình lái xe cứu thương gần 600km từ Quảng Bình đến Bắc Giang, xin được cùng góp sức chống dịch.
" alt=""/>Những chuyến xe đầy ắp sự yêu thương, sẻ chiaSở hữu và được cầm lái những chiếc xe tiền tỷ tích hợp mọi công nghệ luôn là niềm mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết đến nỗi khổ thầm kín của những ông chủ hay người được thuê vận hành những khối tài sản tiền tỷ ấy.
Nỗi lo mất đồ và bị “chặt chém”
Xe sang, đồng nghĩa những phụ kiện đi kèm cũng xắt ra miếng. Chẳng hạn, giá một chiếc gương chiếu hậu của Rolls-Royce, Lexus, BMW hay Range Rover Autobiography có khi lên tới cả vài trăm triệu đồng. Hay chỉ một chiếc logo cũng lên tới hàng chục triệu đồng. Và đây cũng là những chi tiết dễ bị kẻ trộm nhòm ngó nhất.
Chủ một chiếc xe Lexus LS 500 giá hơn 7 tỷ đồng ở Thái Nguyên tâm sự, năm ngoái khi đang đi đường thì anh nhận được điện thoại của đối tác. Vừa mở cửa xe xuống đường nói chuyện vài phút khi quay lại đã thấy mất ngay đôi gương chiếu hậu. Vừa xót của vì thấy chiếc xe bỗng nhiên “khuyết tật” lại thêm bực mình vì không dám lái xe chạy tiếp, anh đành gọi cứu hộ đưa xe về garage.
Công việc đang bộn bề với lịch trình cần di chuyển dày đặc thì chủ chiếc xe này lại một lần nữa ngã ngửa khi garage báo phải chờ ít nhất nửa tháng mới kiếm được “đồ” thay.
Một điều khó nói nữa của những ông chủ “xế xịn” là chuyện thiếu phụ tùng thay thế. Những chiếc xe hoàn hảo, đẹp long lanh nếu chỉ xuất hiện một vài vết xước nhỏ cũng khiến chủ nhân phải đưa xe vào garage, kiểm tra màu sơn gốc, chế biến pha trộn để tìm được màu phù hợp. Với những hỏng hóc nghiêm trọng hơn thì công sức, thời gian, tiền của bỏ ra cũng tỷ lệ thuận.
Không những thế, vì là xe “độc” nên phụ tùng thay thế đi kèm cũng đều là hàng khó kiếm hoặc ít garage có sẵn. Bởi vậy, sau khi xảy ra sự cố, các khổ chủ có khi phải đặt hàng từ nước ngoài nhờ chuyển về rồi tự thuê garage thay dùm.
Tiền phụ tùng đắt là một chuyện, nhưng cho dù chỉ thiếu chiếc gương thì chủ nhân chiếc xe cũng không dám cho xe ra đường, đành cất xe chờ đồ thay. Đấy là chưa kể vì là hàng hiếm nên không phải thợ sửa xe nào cũng biết cách lắp. Có những trường hợp sau khi cất công tìm mua ở nước ngoài mang về nhưng bị chính thợ sửa xe làm hỏng khiến chủ xe “chết đứng”.
Một tình huống mà không ít các chủ xe sang gặp phải là bị “chặt chém”. Không ít các dịch vụ từ bảo dưỡng xe, trông xe, cứu hộ… hễ cứ thấy “khổ chủ” đi xe sang là tăng giá dịch vụ với lý lẽ: “Xe đắt tiền thì mức độ rủi ro cao hơn, mức phí cũng phải… đắt hơn”.
Sức ép của nghề tài xế xe sang
Trò chuyện với PV, anh Bùi Tiến Trung (SN 1977, Long Biên, Hà Nội) kể lại câu chuyện gần chục năm trước khi anh lái xe thuê cho ông chủ sở hữu chiếc Bentley động cơ W12 đầu tiên tại Hà Nội.
Theo anh Trung, do từng lái xe “biển xanh” trong doanh nghiệp Nhà nước 6-7 năm, được đánh giá là người cẩn thận, trách nhiệm, anh Trung được giới thiệu làm tài xế chiếc siêu xe thuộc sở hữu của một đại gia ngành chứng khoán, với mức lương gấp ba lần mức đang nhận. Chiếc xe mà anh cầm lái là dòng Bentley Continental Flying Spur, nhập về Việt Nam năm 2009 và đăng ký biển trắng tứ quý. Khi đó chiếc xe có giá ngót nghét 19 tỷ đồng.
“Lúc đó, Việt Nam chưa có nhiều cao tốc, đi xa nhất là đến Hạ Long, Sầm Sơn, còn lại loanh quanh trong mấy con phố trung tâm. Mỗi năm có lẽ chỉ đi khoảng 1,5 vạn km. Vất vả nhất là khoản tránh va chạm với xe máy, xe thồ và canh chừng mất trộm gương, gạt mưa hay logo mỗi khi dừng xe đâu đó”, anh Trung nhớ lại.
“Thói thường người Việt mình cứ mặc nhiên quy ước xe sang đền xe rẻ, xe to đền xe bé, nên áp lực thường trực với người lái xe tiền tỷ là phải đi đường vòng để tránh chỗ đông, đi đường xa để tránh chỗ ngập và đi thật chậm để quan sát chỗ dừng, càng hạn chế việc phải lùi xe hay quay đầu thì càng tốt”, anh Trung kể.
Chưa hết, nỗi vất vả lớn hơn mà nghề cầm lái xe siêu sang là thời gian, áp lực vô cùng. Mỗi xe siêu sang chỉ có một người lái duy nhất, nên bất cứ khi nào sếp cần thì anh phải có mặt. Theo anh Trung, nguyên tắc nằm lòng mà lái xe sang như anh phải nhớ, đó là không bao giờ được hỏi “ngày mai sếp có đi đâu không?”, chỉ cần sếp gọi là phải có mặt ngay.
Trong lần trò chuyện mới đây, ông Đoàn Hiếu Minh, Chủ tịch Công ty CP Ô tô Regal, đơn vị độc quyền phân phối xe Rolls-Royce tại Việt Nam cho biết, những tài xế xe siêu sang thường được đào tạo cả kỹ năng bảo vệ các yếu nhân, giám đốc điều hành, người nổi tiếng và những khách hàng giới siêu giàu.
Những tài xế này thường có mức thu nhập khủng nhờ trình độ chuyên môn cao và kỹ năng mềm đặc biệt. Họ không thuần túy có kỹ năng cầm lái hay am hiểu kỹ thuật ô tô, mà còn là việc nâng tầm ứng xử, phát huy sự khéo léo, nhiệt tình và kích hoạt lòng tận tâm của người trợ lý đặc biệt.
“Đơn cử một chuyện nhỏ như việc chỉnh gương hậu chính giữa của xe Rolls-Royce, làm sao để tầm nhìn an toàn nhất, ôm trọn kính hậu, nhưng lại là mất lịch sự khi nhìn thấy miệng của những người ngồi sau. Bởi vậy, lái xe phải chỉnh gương sao cho chỉ nhìn thấy mắt của người ngồi sau, không nên thấy hết những gì ở hàng ghế sau”.
Một lái xe từng phục vụ chủ nhân của chiếc xe siêu sang trị giá hơn 25 tỷ đồng tâm sự, ai cũng nghĩ được cầm lái một chiếc xe siêu sang phục vụ các ông chủ là điều đáng mơ ước mà không thấy được những áp lực phía sau.
Bản thân anh này sở dĩ được lựa chọn lái chiếc xe hàng chục tỷ đồng cũng là do tài xế trước đó đã “đầu hàng” ngay buổi đầu nhận việc. “Thấy bảo khi chủ xe giao chìa khóa và được hướng dẫn sử dụng các trang bị, dù là dân lái xe chuyên nghiệp nhưng cậu ấy như cảm thấy choáng ngợp về mức độ tiện nghi cũng như giá trị của chiếc xe nên đã từ chối khéo để đi tìm việc khác”, lái xe này nhớ lại.
Một tài xế từng phục vụ chủ nhân của chiếc xe hơn 20 tỷ đồng cho hay, thực tế không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để cầm lái một chiếc xe bằng cả khối tài sản khổng lồ hàng chục tỷ như vậy. “Thậm chí có nhiều người đã sử dụng ô tô hàng chục năm nhưng khi cho lên cầm lái những chiếc xe đó thì chân tay run cầm cập, không thể điều khiển nổi. Bởi thế, hiện nay nhiều thương hiệu xe siêu sang phải đứng ra tổ chức các khóa huấn luyện lái xe cho riêng mẫu xe của mình”, lái xe này tâm sự.
Theo Báo Giao thông
Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài, video về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Theo quy định, hiện nay các mẫu xe máy bán ra trên thị trường đều phải dán nhãn năng lượng, vậy độ chính xác của các thông tin này đến đâu?
" alt=""/>Nỗi khổ khó nói của chủ nhân những chiếc xe tiền tỷTrong khi xe nhập khẩu nguyên chiếc giảm khoảng 8,5% so với tháng trước thì lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước lại có chiều hướng tăng với tỷ lệ gần như tương tự so với tháng 10.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tháng 11 vừa qua đã cho xuất xưởng tổng cộng 24.400 chiếc, tăng 8,4% so với tháng 10 (với 22.500 chiếc). Tuy vậy, lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 11 vẫn chỉ bằng 78,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cộng dồn 11 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã cho xuất xưởng khoảng 262.200 chiếc xe, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này vẫn gấp 1,83 lần lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Nhiều chuyên gia về thị trường ô tô nhận định, nguyên nhân chính khiến cán cân xe nhập khẩu và xe trong nước đảo chiều chính là bởi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam áp dụng từ 1/12/2021 đến hết 31/5/2022.
Các chuyên gia dự báo, chính sách này còn khiến sự chênh lệch giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, khi thị trường đi vào những tháng cao điểm cận Tết Nguyên đán.
Hoàng Hiệp
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau thời gian dài mong ngóng, cả đại lý, dân kinh doanh và khách hàng đều "thở phào" khi Chính phủ chính thức “chốt” giảm 50% lệ phí trước bạ với xe sản xuất, lắp ráp trong nước từ 1/12.
" alt=""/>Ô tô nhập khẩu giảm, lép vế trước xe trong nước