Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, không nên bắt buộc doanh nghiệp phải trích lập bao nhiêu phần trăm doanh thu cho Quỹ KHCN vì dễ dẫn đến cách “đối phó”.
Ngày 3/1/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã dự buổi tọa đàm về định hướng và giải pháp để khoa học và công nghệ (KHCN) trở thành động lực trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.
Tại tọa đàm, ý kiến của các đại biểu đều thống nhất khẳng định, KHCN là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này đã được khẳng định xuyên suốt trong nhiều văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tế thời gian qua, KHCN đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội nước nhà.
Tuy nhiên trong kỷ nguyên 4.0, để KHCN tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng của mình với tinh thần “đã tiến bộ rồi, phải tiến bộ hơn nữa”, KHCN thực sự trở thành động lực để đất nước đi lên và doanh nghiệp phải trở thành trung tâm của Hệ thống sáng tạo quốc gia như kỳ vọng, chúng ta cần phải có những giải pháp đột phá cả về nhận thức và hành động như: Nâng cao nhận thức về vai trò động lực có tính quyết định của KHCN, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng KHCN theo hướng gắn nghiên cứu với sản xuất và thị trường để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu cần nghiên cứu giải pháp đột phá để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của Hệ thống đổi mới sáng tạo. Cần có đột phá trong chính sách phân bổ nguồn lực (đặc biệt là chính sách thuế) để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KHCN. Thay vì xây dựng chính sách theo hướng “bắt buộc” lập Quỹ KHCN đầu tư cho nghiên cứu và triển khai thì cần có chính sách mà cụ thể nhất là chính sách thuế theo hướng tạo lợi ích để doanh nghiệp tự thấy cần phải tăng đầu tư cho nghiên cứu, phát triển.
Chúng ta không nên bắt buộc doanh nghiệp phải trích lập bao nhiêu phần trăm doanh thu cho Quỹ KHCN. Điều này dễ dẫn đến cách hành xử theo kiểu “đối phó”. Cần có chính sách để doanh nghiệp “đua nhau” đầu tư vào nghiên cứu, phát triển. Doanh nghiệp nào đầu tư nhiều cho KHCN sẽ được ưu đãi về thuế, được ưu tiên phân bổ nguồn lực. “Nền khoa học công nghệ của Đất nước phải dựa trên một chính sách kinh tế minh bạch về phân bổ nguồn lực, tiếp cận thị trường… để thúc đẩy KHCN phát triển” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
" alt=""/>Nền khoa học công nghệ của đất nước phải dựa trên chính sách kinh tế minh bạchCựu pro player Overwatch và HLV Team Liquid đã mãi mãi ra điở tuổi 30 cách đây ít ngày. Chủ sở hữu của Liquid, Steve Arhancet và Victor Goossens, đã xác nhận thông tin trên trang Twitter. Thông tin chi tiết về cái chết hiện vẫn chưa rõ.
Sau sự ra đi của INTERNETHULK, cộng đồng Overwatchđã cùng nhau bày tỏ sự tiếc nuối và quyết định tổ chức một giải đấu nhằm tôn vinh và tưởng nhớ một trong những player truyền cảm hứng bậc nhất trong bộ môn FPS của Blizzard.
Được gọi với cái tên Hulktastic Cup – có liên quan đến team Overwatchđầu tiên INTERNETHULK đầu quân – giải đấu là nơi tất cả các player chuyên nghiệp lẫn những nhân vật có tiếng tăm trong cộng đồng tham gia tranh tài.
INTERNETHULK đã sáng lập ra IDDQD, một trong những team đi đầu trong bộ môn Overwatch, ngay sau quãng thời gian anh gắn bó với HULKtastic. Đội hình này sau đó đã được Team EnVy mua lại, nơi INTERNETHULK giúp cho team này giành nhiều danh hiệu.
Sau đó, INTERNETHULK thôi không tham gia thi đấu chuyên nghiệp để chuyển sang huấn luyện Laser Kittenz và Rogue trước khi ký hợp đồng với Liquid. Được tôn trọng trong nhiều bộ môn eSports, thiếu vắng của INTERNETHULK là một sự mất mát của cộng đồng.
Hulktastic Cup sẽ được livestream vào lúc 02g00 ngày mai (12/11) trên kênh Twitch của GosuGamers Overwatch.
Liquid cũng đang thu thập thư động viên dành cho gia đình của INTERNETHULK. Những ai muốn dành sự quan tâm tới gia đình của INTERNETHULK có thể liên hệ theo hai địa chỉ, tại châu Âu và Bắc Mỹ.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Overwatch: Cộng đồng tưởng nhớ INTERNETHULK bằng một giải đấu giao hữuNgân hàng phải có phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản ngân hàng
Chính phủ vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước quý III năm 2019 phải báo cáo Chính phủ phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản thanh toán ngân hàng; xác định hạn mức số tiền tối đa nạp ví điện tử và giá trị giao dịch hàng tháng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước phải yêu cầu các ngân hàng thương mại, các tổ chức trung gian thanh toán áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở QR code để đảm bảo khả năng tương thích giữa các giải pháp thanh toán trên nền QR code. Ngân hàng nhà nước cũng phải phối hợp với Bộ Tài chính liệt kê và công khai chi tiết danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, nghiên cứu đề xuất Chính phủ sửa đổi các quy định của pháp luật để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch về bất động sản. Động thái này cho thấy Chính phủ đang thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và chính sách trói buộc các giao dịch phải có tài khoản ngân hàng.
Tại diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam hồi cuối năm 2017, Tỷ phú Jack Ma cho rằng, khi bắt tay xây dựng Alipay, Alibaba có nhiều khó khăn như Việt Nam bây giờ bởi tâm lý người dân vẫn thích dùng tiền mặt, rất ít người dân có tài khoản ngân hàng... Thế nhưng, thanh toán không dùng tiền mặt cứ quyết tâm làm là được nếu không muốn làm thì có cả triệu lý do. Chia sẻ tại diễn đàn này, Jack Ma tin tưởng vào tương lai của thương mại điện tử Việt Nam. “Tôi đến Việt Nam, thấy rất nhiều bạn trẻ, họ có rất nhiều tiền, giàu hơn tôi ngày xưa. Làm sao mà bỏ được nhiều tiền thế trong cái ví mà tiêu. Việt Nam có 54% dân số dùng điện thoại di động rồi. Tôi hoàn toàn đồng ý, tâm đắc với ngài Thủ tướng, muốn giải quyết vấn đề này thì phải bao trùm về tài chính, không có lựa chọn nào khác là xã hội phi tiền mặt đang tới gần rồi. Có phải tối nào họ cũng xuống phố được không? Họ phải lên mạng, phải làm ăn kinh doanh, một quốc gia có dân số trẻ như thế này, phải tạo cơ hội cho họ kinh doanh đơn giản, dễ dàng, để cạnh tranh trong tương lai”, Jack Ma nói.
Phát biểu tại sự kiện này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, thanh toán di động (mobile payment) đã đem lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, với chi phí phải chăng cho hàng trăm triệu người thu nhập thấp. Sự xuất hiện của mobile payment giúp cộng đồng thu nhập thấp tham gia và có cơ hội hưởng lợi trực tiếp từ những thành quả của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Phó Thủ tướng dẫn chứng tại Trung Quốc và Ấn Độ, thanh toán di động đang bùng nổ cả ở thành thị lẫn nông thôn, làm thay đổi cách thức kinh doanh. Thanh toán qua mobile thực sự là công cụ thúc đẩy một nền tài chính mang lại lợi ích cho mỗi người dân dù họ ở bất cứ đâu.
Tại Việt Nam, hàng loạt doanh nghiệp trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, các công ty khởi nghiệp tài chính điện tử (Fintech) bắt đầu cung cấp dịch vụ đến các vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp và tiếp cận với một số lượng lớn người lao động, bình thường vốn ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ tài chính truyền thống.
" alt=""/>Ngân hàng phải có phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản ngân hàng