Cuộc gặp gỡ ở căn nhà giữa rừng tiết lộ bí mật của đại gia Hà Nội
Chê đồ ăn nhà chồng làm mất vệ sinh, nàng dâu hùng hổ bế con về ngoại
Gặp chồng ở khách sạn, nữ giảng viên hành xử bất ngờ
Tôi hiện là dân kinh doanh buôn bán đồ gỗ ở phố núi, kinh tế dư dả, ăn mặc chi tiêu thoải mái.
Năm 18 tuổi, qua sự mai mối, tôi lên xe hoa về nhà chồng. Cuộc sống với người chồng nghiện rượu, ham mê trò đỏ đen khiến tôi hao mòn, mệt mỏi. Chịu không nổi đòn roi của anh ta, tôi ly hôn khi bước sang tuổi 20.
Tôi làm đủ các công việc từ công nhân may, bán hàng siêu thị, phục vụ nhà hàng, quán ăn... Mưu sinh 2 năm, tôi xin vào một xưởng mộc ở ngoại thành làm, tối tranh thủ học thêm.Tài sản của cuộc hôn nhân sóng gió đó là cậu con trai kháu khỉnh và chằng chịt vết sẹo trên người. Tôi gửi con cho ông bà ngoại nuôi giúp, một mình xuống Hà Nội làm thuê, kiếm tiền.
10 năm sau, khi lấy được tấm bằng đại học tại chức và có kha khá kiến thức về ngành mộc, tôi quyết định về quê khởi nghiệp.
Ban đầu, tôi vay vốn hội phụ nữ địa phương và nhờ bố mẹ cầm cố mảnh đất đang ở làm vốn. Nhờ nỗ lực, tôi mở rộng và phát triển xưởng gỗ nhỏ thành công ty chuyên thi công, thiết kế nội thất bằng gỗ.
Ngoài ra, nhiều khách hàng cũng đặt hàng sản phẩm cao cấp, tinh xảo chuyển sang nước ngpài. Từ bà mẹ đơn thân, tay trắng và tương lai mịt mù sau ly hôn, tôi trở thành đại gia phố núi.
Đời sống khấm khá, vật chất dư thừa, tôi có cơ hội bù đắp, chăm sóc bản thân. Ở độ tuổi 35, tôi được nhiều người đàn ông để ý. Tôi cũng có một số mối tình nhưng sau thời gian thắm thiết, họ đặt vấn đề kết hôn là tôi chia tay.
Quá khứ bị chồng cũ bạo hành như cái dằm trong tim. Mỗi đêm về vẫn ám ảnh, khiến lòng tôi luôn nhức nhối, không muốn đi bước nữa. Tôi dành thời gian làm ăn và nuôi dạy con trai.
Bên cạnh đó, cháu cũng tỏ ý không muốn mẹ lấy chồng, vì sợ phải san sẻ tình cảm. Đôi lần, con tỏ ý không thích khi thấy người yêu mẹ đến nhà. Từ đó, tôi có hẹn hò ai, cũng không bao giờ mời qua nhà chơi.
Khi con trai trưởng thành, sang Anh quốc du học rồi lấy vợ, định cư luôn. Con ngỏ ý muốn đón mẹ sang ở nhưng tôi không đồng ý.
Dẫu sao ở Việt Nam tôi vẫn có bạn bè, bố mẹ bên cạnh. Sang đó ở, không quen biết ai, chắc sẽ trống trải, cô đơn hơn. Vì thế, tôi nhắn vợ chồng con trai, thi thoảng rảnh rỗi, mình sẽ sang du lịch vài ba tháng.
Bước sang tuổi 48, tôi đi nước ngoài như cơm bữa. Mọi người ai cũng thầm ghen tị vì tôi tốt số.
Bản thân tôi nhìn lại chặng đường mình đi qua, nghĩ lại ngày đó, tôi đâu dám mơ đến ngày hôm nay.
Năm tháng khó khăn, chỉ nghĩ đến việc có tiền nuôi con, đủ cơm ăn, áo mặc là đã mãn nguyện vô cùng, nào nghĩ ngợi cao sang.
Con xa nhà, tôi hay tụ tập, kết thân với nhóm quý bà giàu có của tỉnh. Gần như ngày nào chúng tôi cũng gặp gỡ, ăn uống và đi spa làm đẹp.
Có lúc hứng lên, cả nhóm rủ nhau xuống Hà Nội, bay vào TP.HCM, sang Thái Lan ... mua đồ hiệu. Thế nhưng lâu dần, tôi bắt đầu thấy nhàm chán, những cuộc đi chơi bắt đầu thưa thớt rồi dừng hẳn. Đêm khuya lẻ bóng, tôi nằm trên chiếc giường rộng lớn cảm thấy trống trải.
Thế rồi tôi gặp Tiến - người đàn ông làm nghề huấn luyện viên gym, ít hơn tôi 15 tuổi. Anh cao to, vạm vỡ, dễ mến. Trong số các học viên, Tiến đặc biệt quan tâm chú ý tôi nhất.
Tiến độc thân, xưng hô với tôi là chị em. Dần dần, giữa hai người nảy sinh tình cảm. Tôi là người tấn công trước. Tiến đáp lại, từ mối quan hệ chị em thân thiết, chúng tôi gọi tên và cuối cùng là anh - em.
Có Tiến, tôi thấy mình rạng rỡ, vui vẻ hơn. Trái tim lúc nào cũng đập lỗi nhịp, rạo rực như thiếu nữ. Tuy ít tuổi hơn nhưng xem ra Tiến rất biết suy nghĩ, chín chắn, tính toán công việc giúp tôi ổn thỏa.
Trước những hiệu quả công việc, tôi cho Tiến quản lý một khách sạn do mình làm chủ.
Khi tình cảm đã ở mức độ chín muồi, tôi chính thức đưa Tiến về ra mắt bố mẹ, họ hàng. Tuy nhiên, mọi người đều phản dối kịch liệt mối quan hệ chênh lệch tuổi tác này.
Họ sợ tôi lớn tuổi, sau này có đến với nhau cũng không hạnh phúc. Chưa hết, đi đến đâu người ta cũng bình phẩm, xì xào chuyện của tôi và gắn cho Tiến mác đào mỏ.
Tiến tức lắm, đùng đùng đòi trả lại khách sạn và chia tay. Tôi phải động viên, thuyết phục mãi anh mới nguôi giận.
Năm 49 tuổi, tôi tái giá với người chồng kém tuổi, bất chấp lời dị nghị của họ hàng, con cái. Ngày cưới, con tôi không về vì cho rằng hành động của tôi khiến cháu buồn lòng.
Kết hôn lần hai nhưng so với tôi đây mới là tình yêu đích thực nên tôi không tiếc tay, chi tiền tổ chức đám cưới thật hoành tráng. Ngày cưới, phần lớn là bạn bè, đối tác làm ăn và nhân viên của tôi.
Tưởng chừng sau bao vất vả, khó nhọc, tôi có thể sống hạnh phúc trọn vẹn nhưng nào ngờ, tôi đau khổ phát hiện anh ta ngoại tình.
Từ ngày làm đám cưới, hai vợ chồng đi đâu cũng có nhau. Tôi bàn giao hẳn khách sạn cho anh đứng tên.
Lần đó, tôi bận công việc trong TP.HCM khoảng 5 ngày. Kết thúc chuyến công tác, tôi trở về và đến thẳng khách sạn gặp gỡ khách hàng.
Khi đi ngang qua khu hồ bơi, tôi bỗng thấy chồng từ thang máy ra, theo sau là cô gái lạ mặt. Nhìn trang phục có vẻ là nhân viên khách sạn nhưng tôi chưa gặp bao giờ.
Tôi định gọi chồng nhưng thấy điệu bộ của họ khó hiểu, tôi quyết định đi theo. Đến phòng thay đồ của bể bơi, họ nhanh chóng vào trong và không ngần ngại ôm ấp nhau tình tứ.
Tôi tức giận, không giữ được bình tĩnh, đã hét lên rồi chạy đến trứớc mặt đôi tình nhân. Tiến chẳng hề nao núng, đứng che chắn cho bồ. Tôi giơ tay tát ả ta thì anh ngăn lại. Tôi lớn tiếng đuổi cô gái đó đi, bắt chồng về nhà nói chuyện.
Nếu như mọi lần vợ giận, Tiến sẽ chủ động làm lành, xin lỗi. Tuy nhiên, lần này anh tỏ thái độ lạnh nhạt, quay lưng bỏ đi, không một lời giải thích.
Về nhà, Tiến đặt trước mặt tôi lá đơn ly hôn. Anh ta nói muốn chấm dứt hôn nhân để đến với cô gái kia. Đó mới là người Tiến yêu thương.
Tôi nổi điên, đòi thu lại khách sạn và đuổi việc nữ nhân viên nhưng anh ta cho biết, mình hiện là người đứng tên, sở hữu, người rời khỏi đó phải là tôi mới đúng.
Hai tháng sau, nhận được quyết định của tòa án, tôi rơi vào trầm cảm, nhập viện điều trị. Con trai phải đón sang nước ngoài chăm sóc. Tôi thấy mình dại dột quá, ở tuổi này rồi còn để bị người ta dối lừa...
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập "Nội dung bình luận" phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: [email protected] (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Nữ đại gia tuổi 50 chết lặng gặp chồng trẻ ở bể bơiThế hệ anh Thành sinh ra và lớn lên khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mới xóa bỏ chế độ bao cấp. Gia đình còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng bố mẹ luôn chăm lo vun đắp tri thức cho con cái, đặt việc học lên hàng đầu. Vì thế, hai chị em anh Thành luôn là những học sinh học giỏi, chăm ngoan. Thấu hiểu sự hy sinh, vất vả của bố mẹ, hai chị em luôn bảo nhau cố gắng học giỏi để mang lại niềm vui cho gia đình. Hiện nay, dù sinh sống và công tác mỗi người một nơi nhưng tất cả đều không ngừng học hỏi, nỗ lực để dù ở vị trí nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn hướng về gia đình, bố mẹ.
Ông Nguyễn Kim Hải, ông nội của anh Thành từng là Chỉ huy trưởng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới Trung Quốc.
Ông Lưu Đình Lã, ông ngoại Thành sau khi tốt nghiệp đại học sư pham lên Hà Giang công tác. Sau đó ông làm Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong rồi làm Phó Chủ tịch, Phó bí thư, Chủ tịch UBND thị xã Hà Giang nay là thành phố Hà Giang.
![]() |
Bố anh Thành là ông Nguyễn Đình Sơn - cựu Trưởng Phòng Đào tạo Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang từng nhận Huân chương lao động hạng ba Chủ tịch nước khen tặng và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hỗ trợ giảng dạy. Ông luôn quan niệm dù ở đâu, làm gì thì tri thức vẫn quan trọng nhất, cuộc sống khó khăn cũng phải cố gắng cho các con cái chữ nghĩa để vào đời, để làm người. Mẹ anh Thành là bà Lưu Thị Hồng Tâm - cựu giáo viên Trường THCS Yên Biên, là người mẹ, người vợ, người “giữ lửa” cho gia đình, bà quan niệm: “cho con hòm đầy vàng, không bằng cho con một bồ chữ”. Đối với bà, tri thức là hành trang quan trọng nhất để con người tiến thân trong thời đại công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển.
![]() |
Nỗ lực cho con tròn con chữ của vợ chồng ông Sơn - bà Tâm đã “đơm hoa kết trái” khi hai người con của ông bà đều đã trưởng thành và thành đạt trong xã hội. Cô con gái lớn là chị Nguyễn Huyền Trang đang công tác tại Sở Thông tin truyền thông và con rể là anh Thào Mình Hồng đang công tác trong ngành công an tại tỉnh nhà. Cậu con trai thứ hai là anh Nguyễn Trung Thành sinh năm 1987, tiếp nối truyền thống hiếu học của ông bà, bố mẹ để lại, anh lần lượt tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Mỹ. Nối nghiệp truyền thống gia giáo của gia đình, anh Thành tham gia giảng dạy với tư cách là giảng viên ngành Tài chính - Ngân hàng. Anh luôn ý thức được tầm quan trọng của việc học tập để trau dồi kiến thức. Anh quan niệm việc học của một nhà giáo còn là việc trau dồi cái tâm đối với nghề nghiệp. Không chỉ học về tri thức, anh Thành còn áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào công tác giảng dạy, thu hút sự tham gia của sinh viên, kích thích tính năng động, sáng tạo của sinh viên trong chiếm lĩnh tri thức, để nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, để kết thúc môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức lý luận và thực tế để làm việc tại doanh nghiệp.
Không dừng lại với vai trò giảng viên, TS Nguyễn Trung Thành còn là một doanh nhân trẻ trên thương trường, anh là “thuyền trưởng” chèo lái con thuyền lớn là Công ty cổ phần tư vấn Duy Thành hơn 7 năm qua tại Hà Nội. Làm lãnh đạo một doanh nghiệp, anh luôn tâm đắc các hoạt động thiện nguyện xã hội, quỹ phúc lợi Duy Thành Foundation luôn được duy trì để anh cùng các mạnh thường quân cũng như tập thể anh em nhân viên công ty chung tay giúp đỡ các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
![]() |
Là một tiến sĩ trẻ nhưng rất đam mê du lịch, mỗi chuyến đi đến từng quốc gia khác nhau giúp anh Thành có thêm những hiểu biết về văn hóa, lịch sử, ẩm thực hay địa lý của đất nước đó. Từng đặt chân đến 38 quốc gia và vũng lãnh thổ, đã cho chàng tiến sĩ trẻ cơ hội tiếp xúc với những doanh nghiệp nước ngoài, tìm ra hướng đi mới cho sự phát triển công ty. Kết hợp du lịch và quảng bá hình ảnh đơn vị cũng như tìm thêm những cơ hội làm ăn mới đã đưa “con thuyền” này cập bến đỗ thành công mới. Anh luôn biết cách thu xếp thời gian giữa công việc và gia đình. Trân trọng giá trị gia đình luôn giúp tìm thấy ở đó sự bình yên và hạnh phúc.
Nói về tổ ấm của mình, chàng tiến sĩ 8x chia sẻ: “Điều đáng quý nhất của gia đình tôi là không chỉ tỏa sáng về tri thức mà còn cùng nhau vun đắp tình yêu thương, gắn kết giữa các thành viên, gia đình đùm bọc cùng nhau vượt qua khó khăn, đối với mọi người luôn có tình tương thân tương ái. Đây là nền tảng đế tất cả các thành viên trong gia đình vượt qua những khó khăn và thành công trong cuộc sống”.
Doãn Phong
" alt=""/>Ngày Gia đình Việt Nam nói về tổ ấm TS.Nguyễn Trung Thành>>>Kỳ 1: Ngôi nhà cổ gần 400 tuổi trả tiền tỷ không bán ở Hà Nội
Vào năm 2008, ngôi nhà ngói 5 gian gần 400 năm tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (SN 1961, làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) đã được đại diện Bộ Văn hóa, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đến đo đạc, thẩm định sau đó trùng tu, bảo tồn.
Hàng chục năm trôi qua, ngôi nhà là một trong những địa điểm thu hút khách thăm quan khi đến làng cổ Đường Lâm.
![]() |
Ngôi nhà cổ 5 gian ở Đường Lâm, Sơn Tây (Hà Nội). |
Chuyện ít biết về người chủ đầu tiên của căn nhà
Ông Nguyễn Văn Hùng, hiện sinh sống tại ngôi nhà cổ này, cho biết, ngôi nhà có diện tích 100m2 được xây dựng từ năm 1649. Tính đến nay, gần 400 năm trôi qua, ngôi nhà vẫn giữ được gần như nguyên trạng.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Hùng - chủ nhân đời thứ 12 của căn nhà |
“Khi xây dựng ngôi nhà, các cụ không đánh dấu năm tháng hoàn thành. Tuy nhiên, theo tấm bảng bằng gỗ mà tổ tiên để lại trên ban thờ, viện Hán Nôm đã dịch và cho biết, đó là bảng cầu an. Tấm bảng được hình thành năm 1649 nên cũng đồng nghĩa với việc ngôi nhà được hoàn thành vào năm này”, ông Hùng nói.
Vẫn lời ông Hùng, sau khi được công nhận nhà cổ, rất nhiều khách thăm quan đã đến và hỏi ông về người chủ đầu tiên dựng nên ngôi nhà này.
![]() |
Bên trong ngôi nhà cổ bằng gỗ của gia đình ông Hùng |
“Nhiều người tò mò vì cách đây 40 - 50 năm, người dân khu vực Đường Lâm phần lớn chỉ ở nhà lá hoặc nhà cấp 4 nhỏ. Ít có người sở hữu ngôi nhà to đẹp thế này. Như vậy, người xây dựng căn nhà chắc hẳn phải rất giàu có”, ông Hùng chia sẻ.
Tuy nhiên, theo lời kể truyền miệng từ thời các cụ, người chủ đầu tiên của căn nhà chỉ là một thầy giáo dạy chữ “không giàu có nhất vùng nhưng cũng là một người tài giỏi”.
“Không giỏi sao được khi chỉ tính riêng việc nuôi thợ cũng đã rất tốn kém. Thời ông cha của tôi, mọi người vẫn kể lại rằng, để hoàn thành được ngôi nhà này, đội thợ xây phải “ăn mòn bát đũa””- ông Hùng chia sẻ.
“Các cụ nói, ngày đó, tất cả mọi việc đều được thực hiện dựa trên sức lao động chân tay của con người, việc đục đẽo cũng bằng tay. Vì thế nếu ngày nay xây căn nhà này trong 1 tháng thì trước đó, đội thợ phải hoàn thành trong 5, 6 tháng thậm chí cả năm trời” - người chủ hiện tại của căn nhà cổ gần 400 tuổi cho biết.
Vẫn lời người chủ này, trong câu chuyện truyền miệng từ thời cha ông, sau khi hoàn thiện nhà, người chủ đầu tiên của căn nhà đã cho mời thầy về nhà cúng cầu an và tấm bảng gỗ cầu an có từ khi đó.
Chuyện lạ ở ngôi nhà cổ gần 400 tuổi ở Hà Nội
Ông Hùng cho biết, thời điểm tu bổ căn nhà, nhiều cột chèo đã bị mục, gãy nhưng sau khi thẩm định, các giáo sư người Nhật vẫn quyết định trùng tu trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng căn nhà.
Trong quá trình tu bổ, một điều kỳ diệu đã xảy đến khiến con cháu trong dòng tộc hết sức bất ngờ.
“Vào năm 2008, sau khi ngôi nhà vừa được dỡ mái để tu bổ thì khu vực này xuất hiện bão. Cơn bão rất lớn, cảm giác có thể cuốn mọi thứ và làm đổ nhà nên mọi người đều rất sợ hãi” - ông Hùng nhớ lại.
Thế nhưng khi cơn bão qua đi, ông Hùng vẫn thấy ngôi nhà bình yên nguyên vẹn, không hề bị ảnh hưởng gì, trong khi một số ngôi nhà xung quanh đã bị hư hại. “Lúc đấy, tất cả mọi người mới thở phào nhẹ nhõm”, ông Hùng nói.
![]() |
Theo ông Hùng, căn nhà có tới 30 cột chống |
“Trong ngôi nhà cũ, dù một số cột bị mục ruỗng, mối mọt nhưng các cột khác vẫn khá nguyên vẹn. Tổng ngôi nhà có tới 30 cái chân chống, tương đương với 30 cột nhà. Có thể nhờ đó mà căn nhà đã trụ vững được trước cơn bão”, ông Hùng chia sẻ tiếp.
![]() |
Một cột chống của ngôi nhà bị mối mọt nhưng được các chuyên gia Nhật Bản bảo tồn gần như nguyên vẹn |
Chính vì điều đó, sau gần 400 năm trôi qua, ngôi nhà vẫn là vật trường tồn chứng kiến sự phát triển của các đời con cháu.
“Có những đời thịnh nhưng cũng có đời trầm. Gia đình chỉ làm nông, cuộc sống khó khăn vất vả như thời của bố mẹ tôi. Nhà 7 người con, lại trong kỳ bao cấp nên đủ ăn đã là quý …”, ông Hùng bộc bạch.
Ngôi nhà gần 400 năm tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) đã qua 12 đời sinh sống. Trải qua nắng mưa, ngôi nhà vẫn giữ được nét đẹp cổ kính.
" alt=""/>Chuyện kỳ lạ trong ngôi nhà cổ gần 400 tuổi ở Hà Nội