Ngoài ra, phiên bản mới trên K7 dành riêng cho thị trường Hàn Quốc sở hữu kích thước dài x rộng x cao tương ứng 4.970 x 1.870 x 1,470 mm cùng chiều dài cơ sở 2.855 mm, mang lại một không gian rộng rãi bên trong khoang nội thất.
![]() |
Kia đã thay đổi hoàn toàn về nội thất trên chiếc sedan hạng sang này với một màn hình hiển thị thông tin, nội thất ốp gỗ có ba vùng tuỳ chọn các loại bọc da khác nhau, hệ thống giải trí đẳng cấp với hệ thống âm thanh Krell. Ngoài ra, trên xe còn trang bị hàng loạt hệ thống an toàn khác như kiểm soát hành trình thông minh ASCC, hệ thống cảnh báo sai làn đường kết nối hỗ trợ đèn pha HBA, hệ thống phanh khẩn cấp tự động AEB và hàng loạt tính năng an toàn khác.
" alt=""/>Kia ra mắt sedan K7 thế hệ mới đẳng cấp sẽ 'đánh bật' Toyota Camry?Theo báo cáo mới của Digitimes, trận động đất mạnh 6,4 độ richte xảy ra tại Đài Loan trong tháng này có thể đã gây thiệt hại đáng kể cho các cơ sở sản xuất của hãng TSMC hơn phỏng đoán ban đầu. TSMC chính là một trong số các nhà cung cấp bộ vi xử lý Ax cho Apple, và cũng là nhà cung cấp duy nhất chip A10 cho iPhone 7.
Ban đầu, TSMC dự tính trận động đất chỉ làm giảm 1% năng lực sản xuất trong năm 2016. Nhưng sau khi đánh giá chi tiết hơn, công ty này cho biết mức thiệt hại lớn hơn nhiều so với ban đầu.
Trong bối cảnh doanh số iPhone năm 2016 lần đầu tiên tụt giảm, Apple đang nóng lòng hơn bao giờ hết để tung ra chiếc iPhone 7 vào đúng thời điểm. Nếu sự cố trên ảnh hưởng tới tiến độ cung cấp chip A10, không rõ liệu Apple có cân nhắc lựa chọn Samsung làm đơn vị sản xuất bổ sung hay không.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với thời gian gấp gáp như vậy, việc Samsung vận hành một dây chuyền sản xuất mới là bất khả thi. Hiện chỉ TSMC mới đáp ứng được yêu cầu của Apple trong việc sản xuất chip A10.
Nguyễn Minh
XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT
Sư tử choáng váng vì bị trâu rừng húc toạc đùi" alt=""/>iPhone 7 trễ ra mắt vì động đất tại Đài LoanThưa luật sư, mới đây dư luận xôn xao về việc Bộ Công an ban hành Thông tư 01/2016/TT-BCA. Nhiều người cho rằng đã "nới quyền cho CSGT". Quan điểm của luật sư thế nào?
Tôi nghĩ đã có sự sai sót nghiêm trọng trong việc sử dụng thuật ngữ pháp lý, những người chấp bút cho thông tư này đã thiếu thận trọng khi đặt ra quy định: “Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.” tại khoản 6 điều 5 thông tư 01/2016/TT-BCA.
Trưng dụng tài sản là một hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng, hoạt động này hiện hữu ở hầu hết trong hệ thống pháp luật của các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện, thủ tục về trưng dụng tài sản được quy định khá chặt chẽ và chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật đặc biệt.
Ở Việt Nam, trưng dụng tài sản được quy định trong một luật riêng- Luật trưng mua, trưng dụng tài sản và chỉ được áp dụng trong hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. Lý do an ninh phải được hiểu là “Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia” chứ không theo nghĩa an ninh, trật tự thông thường. Khi làm thông tư này, Bộ Công an đã quên đọc Hiến pháp và Luật trưng mua, trưng dụng tài sản khi có đề cập đến thuật ngữ “trưng dụng”.
Vấn đề mọi người rất lo lắng đó là "quyền trưng dụng tài sản" của cảnh sát giao thông. Điều này có ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu tài sản của công dân theo Hiến pháp không?
Tất nhiên rồi, Điều 32 Hiến pháp quy định khá rõ: “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. 3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.”. Như vậy, ngoài lý do lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia như đã phân tích ở trên, không ai có quyền xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người dân.
Trong khi đó Luật Trưng mua, trưng thu lại quy định rất chặt chẽ hoạt động này, vậy liệu thông tư này có gì trái với quy định luật?
Như đã nói, quy định này không chỉ vi phạm luật mà còn vi hiến. Thông tư 01/2016/TT-BCA tuy không trái Luật Công an nhân dân, Luật Giao thông đường bộ, Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng lại trái với Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và Luật Trưng mua, trưng dụng. Thông tư này đã vi phạm nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi không đảm bảo tính hợp hiến, tính thống nhất của văn bản.
Nhiều người lo ngại về việc nếu người dân đang ghi hình giám sát CSGT làm nhiệm vụ mà bị CSGT trưng dụng điện thoại, thì người dân sẽ phải làm thế nào?
Người dân lo ngại là đúng, vì điều đó hạn chế quyền phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực của người dân. Không chỉ vi phạm về quyền sở hữu tài sản, quy định này còn vi phạm điều 21 của Hiến pháp: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”.
Như vậy, điện thoại không chỉ là một tài sản mà còn là một phương tiện để chứa đựng và bảo vệ thông tin riêng tư cá nhân. Vì thế, quy định cho phép Cảnh sát trưng dụng phương tiện thông tin liên lạc là trái pháp luật.
Vậy theo luật sư cần phải quy định thế nào, để CSGT vẫn đủ quyền, nhưng người dân không bị hạn chế quyền một cách tùy tiện?
Việc tạo điều kiện cho CSGT thực thi nhiệm vụ là cần thiết, người dân rất hoan nghênh, vì điều đó làm giảm tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo an ninh trật tự cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, một quy định vừa vi hiến, vừa trái luật vừa làm nhiều người hiểu sai ý nghĩa, mục đích của nó thì cần thiết phải thu hồi.
Trong hệ thống pháp luật hiện tại, tôi nghĩ quyền của CSGT khá đầy đủ, tăng thêm quyền này là không cần thiết hoặc chỉnh sửa thuật ngữ “trưng dụng” thành một tên gọi khác, theo đó, loại trừ áp dụng với đối tượng tài sản là các phương tiện thông tin liên lạc, như điện thoại…và chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết, nói rõ ra là các trường hợp nào.
Xin cảm ơn luật sư!
" alt=""/>Nếu người dân đang ghi hình CSGT mà bị “trưng dụng điện thoại” thì sao?