Nhìn con trai, bà Quý buồn bã. Anh Công bắt đầu bị loét từ cuối năm ngoái, nhưng trong nhà không còn tiền để đưa đi bệnh viện, bà cũng chẳng vay được ai. Ăn Tết xong, bà Quý vừa cố gắng chăm sóc con trai, vừa tranh thủ đi làm mướn cho người ta để tích cóp. Đến tận giữa tháng 4 năm nay, bà mới có hơn 10 triệu đồng đưa con trở lại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (TP.HCM) chữa trị.
Anh Công đã trải qua 2 ca mổ, làm sạch vết thương bị hoại tử. Bác sĩ đánh giá khả năng phục hồi khá chậm, vì vậy ngoài thuốc kháng sinh, bà Quý còn được khuyên mua thêm máy hút áp lực âm để vết thương chóng lành. Chỉ riêng máy này đã gần 4 triệu đồng.
“Tôi đóng viện phí được 10 triệu, thêm tiền thuốc men, vật dụng y tế ở ngoài, giờ đã cạn sạch cả tiền để mua đồ ăn cho con rồi. Sắp tới vẫn phải điều trị tiếp, chưa biết ngày nào được về…”, người mẹ nghèo cúi đầu, vân vê đôi bàn tay, giọng nói nhỏ dần, bất lực.
Thời gian xảy ra chuyện đã đủ lâu để bà Quý kìm lại những giọt nước mắt. Hơn nữa, chồng bà mắc bệnh động kinh, nhiều năm nay đã chẳng còn làm được gì. Bà buộc phải vững vàng để làm chỗ dựa cho con.
Gia đình bà Quý là hộ cận nghèo ở địa phương. Họ chỉ có hơn 4 sào đất vườn trồng cà phê, nhưng tới 7 miệng ăn. Khi anh Công gặp nạn, gia đình chạy vạy tiền không xuể, đành phải cầm cố mảnh vườn 5 năm, đổi lấy 75 triệu đồng. Đến nay, họ không có đất canh tác, nợ cũ cũng chưa trả được.
Bà Quý giãi bày: “Hiện tại, em trai của Công đang đi làm mướn ở quê để nuôi bố và bà nội. Chồng tôi phải dùng thuốc chữa động kinh đều đặn, cũng không dám để ông ấy bị áp lực, bởi có khi mưa nắng thất thường ông ấy cũng lên cơn co giật. Còn bà nội năm nay hơn 90 tuổi, già yếu và lẫn rồi”.
Người thân chẳng còn ai có thể san sẻ gánh nặng viện phí, mà sức người phụ nữ trung niên lại có hạn. Dành dụm mấy tháng trời, còn phải vay mượn thêm mới được chút tiền đưa con đi bệnh viện, giờ không biết “đào” ở đâu được nữa. Mong ước lớn nhất của bà lúc này là có đủ tiền để anh Công điều trị lành vết thương. Và thêm nữa là anh có cơ hội tập vật lí trị liệu.
“Tôi sợ một mai khi tôi sức yếu hoặc không còn, đứa con tội nghiệp của tôi sẽ chẳng còn ai để dựa. Vì vậy, tôi mong con được tập vật lí trị liệu, để sau này tự lo được cho bản thân thôi đã tốt lắm rồi”, bà chua xót.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Phòng công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp hoặc bà Hà Thị Quý; Địa chỉ: Thôn Phúc Thọ 1, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng; Điện thoại: 0353398604. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.113 (Anh Hoàng Bảo Công) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản:114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Nhận thấy sự cấp bách trong nâng cao nhận thức người dân, Hệ thống Y tế Vinmec đã liên tiếp tổ chức các chương trình sàng lọc cộng đồng với mục tiêu phát hiện sớm, điều trị kịp thời những bệnh lý nguy hiểm như: ung thư vú, ung thư tuyến giáp, bệnh lý tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường...
Trong đó, xác định bệnh lý tuyến giáp và tuyến vú là các bệnh lý phổ biến hiện nay đối với nhiều lứa tuổi, nếu được phát hiện sớm, điều trị nhanh sẽ đem lại hiệu quả. Ngay từ đầu năm 2022, Vinmec đã triển khai rộng rãi chuỗi chương trình thăm khám miễn phí bệnh lý Tuyến vú - Tuyến giáp kết hợp với hội thảo nâng cao nhận thức cộng đồng. Chương trình đã thu hút sự tham gia của hơn 800 người tại Hà Nội và hơn 300 người dân tại nhiều nơi thuộc TP. Đà Nẵng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Đáng chú ý, các số liệu thống kê qua các chương trình sàng lọc của Vinmec cho thấy có tới gần 50% khách hàng tham dự có bệnh lý tuyến vú, 70% khách hàng tham dự có bệnh lý tuyến giáp và hơn 20% khách hàng cần can thiệp để chẩn đoán chuyên sâu.
Song song các hoạt động trên, Vinmec đã tổ chức chuỗi hội thảo nâng cao nhận thức về bệnh lý Tim mạch thu hút gần 1.000 người tham gia trong độ tuổi từ 35 trở lên, những đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao.
Trung tâm Tim mạch - Vinmec Times City cũng đã thăm khám tư vấn, sàng lọc miễn phí, đồng thời hướng dẫn nhận biết và kiểm soát các các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch cho gần 500 khách hàng trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy có đến 50,8% khách hàng thực hiện xét nghiệm có nguy cơ về tim mạch (số liệu thống kê tại sự kiện tháng 8/2022).
“Nối dài cánh tay” chuyên môn tới tuyến tỉnh
Không dừng lại ở hoạt động sàng lọc sức khỏe cộng đồng cho người dân cả nước, Hệ thống Y tế Vinmec còn hỗ trợ chuyên môn và hợp tác với nhiều bệnh viện tuyến tỉnh.
Đến tháng 1/2023, Vinmec đã ký kết hợp tác chuyên môn với 4 bệnh viện lớn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình và Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ nhằm phát triển năng lực khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến tỉnh và giúp người dân được tiếp cận với các phương pháp, kỹ thuật điều trị tiên tiến nhất.
Cụ thể, Vinmec sẽ hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến tỉnh về các chuyên khoa trọng điểm như: tim mạch, phẫu thuật tim và can thiệp tim mạch, điều trị và quản lý bệnh nhân suy tim; ghép gan; phẫu thuật và điều trị ung thư xương; phẫu thuật ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng; hỗ trợ sinh sản...
Đặc biệt, Vinmec sẽ thực hiện đào tạo nâng cao năng lực về quản lý chất lượng; tổ chức các chương trình đào tạo liên tục, hội thảo chuyên đề cho các bác sĩ tại bệnh viện. Đối với từng chuyên khoa, các tổ công tác của 2 bệnh viện sẽ thống nhất quy trình phối hợp, tiếp nhận và điều trị người bệnh các giai đoạn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Chia sẻ về hợp tác, ông Phạm Văn Học - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết: “Với đội ngũ chuyên gia giỏi, quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng và hệ thống trang thiết bị hiện đại tiêu chuẩn quốc tế, Vinmec hoàn toàn đủ điều kiện trở thành bệnh viện hạt nhân để vừa khám chữa bệnh vừa đào tạo, hỗ trợ và chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện vệ tinh ở các địa phương. Đây là một hướng đi mới và chắc chắn sẽ mang lại những giá trị to lớn không chỉ cho các thầy thuốc, các bệnh viện mà còn là món quà hữu ích dành cho người bệnh ngay tại quê nhà”.
Ngày 18-19/2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cùng Bệnh viện Vinmec Times City tổ chức chương trình hội thảo khoa học, đào tạo liên tục cấp chứng chỉ CME cho các cán bộ y tế về chẩn đoán và điều trị ung thư xương. 120 bác sĩ và cán bộ y tế đã được đội ngũ chuyên gia tại Vinmec đã đào tạo và chuyển giao kiến thức.
Cùng ngày, các bác sĩ Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec đã trực tiếp tư vấn và khám sàng lọc miễn phí bệnh lý xương khớp cho người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Sau buổi sàng lọc, bác sĩ Vinmec đã phát hiện mới 1 ca ung thư xương, 1 ca áp xe vùng đùi phải, 1 ca dị tật xương cẳng tay và nhiều ca thoái hóa khớp háng, khớp gối và cột sống.
Như một “cánh tay chuyên môn” được nối dài, sự chung tay tích cực của những hệ thống bệnh viện tư nhân như Vinmec không chỉ mang lại những giá trị thiết thực cho người dân mà còn giảm gánh nặng y tế cho xã hội, góp phần tạo lập một cộng đồng người Việt khỏe mạnh trong bối cảnh dân số Việt Nam đang đứng trước nguy cơ già hóa nhanh.
Từ đầu năm 2022, Vinmec đã triển khai rộng rãi chuỗi 7 chương trình thăm khám miễn phí bệnh lý tuyến vú - tuyến giáp kết hợp với hội thảo nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Hơn 2.000 khách hàng đã được hỗ trợ, sàng lọc miễn phí và tìm hiểu những bệnh lý nguy hiểm. |
Thế Định
" alt=""/>Vinmec hướng tới tạo dựng cộng đồng ‘lão hóa khỏe mạnh’“Thành phố này đang bị nhiễm độc”, Sarida – một người phụ nữ ngoài 40 tuổi hé lộ trong lúc đang mua thuốc ho ở một hiệu thuốc bên đường. Khuôn mặt của cô gần như được che kín mít, chỉ còn lộ rõ đôi mắt đượm buồn. Và ở phía sau, những ống khói của nhà máy đang liên tục “nhả” ra những làn khói đen sì, tựa như muốn nuốt chửng mọi thứ xung quanh nó.
Sarida đến làm việc tại đây từ năm 2019 trong khi chồng cô nhận công việc xử lí nước thải tại một công ty niken. “Chúng tôi sẽ rời khỏi thành phố này ngay khi có thể”, Sarida vừa nói vừa ngồi lên chiếc Honda màu đỏ có phần cũ kỹ.
Từ vùng quê yên bình thành trung tâm công nghiệp “hái ra tiền”
Một thập kỷ trước, Labota hãy còn là một làng chài với những nét đơn sơ. Nhưng giờ đây, nơi này đã được hợp nhất thành một thành phố rộng lớn với trung tâm là IMIP – khu liên hợp công nghiệp rộng 3.000 ha với giá trị lên tới 15 tỷ USD. Khu công nghiệp này bao gồm các nhà máy thép, nhà máy điện than, nhà máy tinh chế niken. Thậm chí, nó còn có cả sân bay và cảng biển riêng.
IMIP được xây dựng như một liên doanh giữa các công ty công nghiệp Trung Quốc và Indonesia và được xem là trọng điểm trong chiến lược cung cấp niken- một thành phần cốt lõi của pin cho thị trường xe điện.
Trong những năm gần đây, thị trường xe điện bùng nổ trên toàn cầu. Đi cùng với đó là sự gián đoạn nguồn cung do xung đột giữa Nga – Ukraine giúp Indonesia và IMIP trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất xe điện. Đơn cử như hãng xe điện Tesla đã ký các thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la đối với các công ty tại IMIP. Thậm chí, Tesla còn được cho là đang đàm phán để thành lập cơ sở sản xuất của riêng mình tại quốc gia Đông Nam Á này.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Indonesia hiện có tổng cộng 21 triệu tấn trữ lượng niken, chiếm tới ¼ dự trữ của thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này đã khai thác được 1,4 triệu tấn niken chỉ trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11/2022 vừa qua. Con số này giúp Indonesia bỏ xa nhà sản xuất lớn thứ hai là Philippines với sản lượng khai thác 290.000 tấn trong cùng kỳ. Bên cạnh đó, xuất khẩu niken đã qua chế biến của Indonesia cũng đã tăng lên hơn 30 tỷ USD vào năm 2022, từ khoảng 1 tỷ USD vào năm 2015.
Những hệ lụy ban đầu
Với những bước tiến thần tốc này, rõ ràng niken đang là “mỏ vàng” của Indonesia. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đã và đang phải trả giá đắt cho hoạt động khai thác niken, nhất là về mặt xã hội và môi trường.
Các chuyên gia y tế và các nhà hoạt động vì môi trường cho biết không khí và nguồn nước tại đây cũng đang bị ô nhiễm và gây ra nhiều vấn đề về hô hấp, bệnh tật và cả tổn thương mắt.
Việc vội vàng mở rộng sản xuất niken đã vô tình phá hủy cơ sở hạ tầng của địa phương với nhiều hecta rừng bị chặt và nghề đánh bắt cá đang đứng trên bờ vực biến mất. Theo thống kê, hơn 8.700 ha rừng nhiệt đới đã bị phá hủy ở khu vực IMIP. Cây cối bị chặt phá để nhường chỗ cho các mỏ luyện kim và xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy, dẫn đến thiên tai (đặc biệt là xói mòn và lũ quét) diễn ra thường xuyên hơn.
Nước thải từ các nhà máy được xả thẳng ra biển khiến nguồn nước trở nên đen kịt. Tại Kurisa, một ngư dân cho hay: “Ở đây không còn cá nữa. Chính IMIP đã giết chết chúng”. Và ông cũng chua chát thừa nhận rằng: “Đôi khi chúng tôi đánh bắt cá chỉ mong đủ để nuôi sống bản thân nhưng sớm thôi, sẽ không còn gì để bắt”.
Khi ngày càng có nhiều hợp đồng tỷ đô được ký, dòng tiền đổ vào ngày càng nhiều thì IMIP lại càng phát triển. Những bờ biển yên bình trước kia nay đã bị khói đen bao phủ. Không khó để người ta bắt gặp những chiếc cần cẩu khổng lồ, những hàng cột điện cao tít hay những nhà kho công nghiệp rộng lớn. Và những cánh rừng xanh tươi trước kia dường như không còn để lại chút dấu vết nào ở nơi đây.
Không chỉ môi trường, con người và cuộc sống bình yên vốn có của nơi đây cũng đang dần thấm mệt mỏi. Ở Labota, nhiều cửa hàng và hộ dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất điện kéo dài nhiều ngày; mạng internet và sóng điện thoại thường xuyên bị lỗi.
Những công nhân sống trong các khu nhà trọ tồi tàn và được dựng lên một cách tạm bợ. Vài người chen chúc trong một căn phòng chật hẹp với nhà vệ sinh chảy thẳng ra cống lộ thiên. Một chủ nhà hàng mỳ chán nản: “Chúng tôi phải sống như những con chó xung quanh hàng đống phế liệu”.
Theo Bộ Nhân lực Indonesia, IMIP có khoảng 28.000 công nhân vào năm 2019 và tăng lên 43.000 người vào năm 2020. Với nhiều cơ hội việc làm trong các nhà máy, hàng chục nghìn người từ các vùng khác của Indonesia đã đổ về đây nhằm kiếm kế sinh nhai. Tính đên thời điểm hiện tại, con số này đã tăng lên tới khoảng 66.000 người.
Tuy nhiên, sự thật lại luôn tàn khốc. Ước mơ no đủ về cơm áo gạo tiền chưa biết đã thành hiện thực hay chưa thì nhiều người lại đang phải chôn vùi chính mình trong điều kiện làm việc độc hại với mức lương trung bình.
Chia sẻ với phóng viên của WIRED, nhiều công nhân cho hay mình làm tới 15 tiếng/ngày nhưng chỉ kiếm được chưa đến 25 đô la – thấp hơn mức lương trung bình của người dân Indonesia khoảng 30 đô la/tháng. Thậm chí, một số người còn không có lấy một ngày nghỉ nào trong suốt 3 tháng liên tục.
Điều kiện làm việc độc hại cùng cường độ làm việc cao đã khiến nhiều người mắc phải các chứng bệnh về hô hấp. Một công nhân 18 tuổi đến từ vùng Toraja thừa nhận mình thường xuyên bị khó thở. Và “mặc dù lo lắng cho sức khỏe nhưng tôi không thể làm được gì khác”, anh nói.
Đây không phải là trường hợp cá biệt. Theo Trung tâm Y tế Cộng đồng Bahodopi, có tới 52% bệnh nhân tới khám tại đây bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và họ đều đến từ IMIP và những vùng lân cận đấy.
Thiết bị lao động của các công nhân cũng là vấn đề cần nói đến. Một công nhân của CSI – nơi tinh chế niken tại IMIP cho biết anh đã chứng kiến một vài người rơi khỏi các tòa nhà vì dây đai không đủ an toàn. Vào tháng 6/2022, một người lái máy ủi đã tử vong khi đất lở trong lúc anh đang làm ca đêm mà không có đèn sáng xung quanh.
Liệu có đáng để đánh đổi?
“Các quy định về sức khỏe và an toàn trở nên thật vô nghĩa tại IMIP. Họ đang đặt lợi nhuận lên trên mạng sống của những người dân”, Katsaing – người đứng đầu khu vực của Liên đoàn Công nhân Quốc gia (SPN) lên án.
Trớ trêu thay, nguồn nước, không khí lại đang chịu những hệ lụy khôn lường từ quá trình cung cấp năng lượng sạch cho môi trường - sản xuất niken dùng trong pin xe điện thân thiện với môi trường.
Bất chấp những bằng chứng cho thấy cơn sốt niken đã và đang vượt ra ngoài ranh giới của sự bền vững về xã hội và môi trường, ngành công nghiệp này vẫn đang không ngừng mở rộng tại Indonesia. Tuy nhiên, suy cho cùng, chính phủ Indonesia cần nhìn xa hơn lợi nhuận mà IMIP mang lại cũng như bắt đầu giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường đang gây ra bởi ngành công nghiệp niken, nếu muốn nó phát triển một cách bền vững.
Nhật Minh(Theo Wired)
Uỷ ban châu Âu sẽ chi khoảng 3,2 tỷ euro hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất pin điện ô tô của khối này trước sự cạnh tranh từ các tập đoàn châu Á.
" alt=""/>Mặt tối phía sau ngành công nghiệp triệu đô pin xe điện