Trả lời vấn đề này, UBND TP Hà Nội cho biết, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (R1-5) tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/3/2022, trong đó phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm một phần diện tích đất tự nhiên thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín.
“Việc đề nghị quy hoạch mở rộng phân khu đô thị sông Hồng đến hết địa phận xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín là không có cơ sở xem xét” – UBND TP Hà Nội nêu rõ.
Cũng theo UBND TP, hiện nay, UBND huyện Thường Tín đang triển khai đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thường Tín đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, quá trình tổ chức triển khai sẽ nghiên cứu, xác định vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất quy hoạch tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Quá trình tổ chức lập quy hoạch sẽ được rà soát, đánh giá nhằm khai thác, phát huy, thế mạnh của huyện Thường Tín. Trong đó có đánh giá các tiềm năng, lợi thế đối với các quần thể di tích trên địa bàn huyện Thường Tín và khu vực lân cận, nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng huyện Thường Tín, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa của huyện nói riêng và TP nói chung.
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện, vừa được UBND TP Hà Nội thông qua.
" alt=""/>Hà Nội Kiến nghị mở rộng phân khu đô thị sông Hồng là không có cơ sởChiều 23/9, bé trai được người dân đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ không thể cứu được bởi cháu mất máu quá nhiều. Chứng kiến nỗi đau đớn mất mát của gia đình, các y bác sĩ lẫn bảo vệ, điều dưỡng... đều ứa nước mắt.
Cũng trong tháng vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương để đưa vào triển khai 2 nhóm dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi”, “Đăng ký khai tử - Xóa hộ khẩu thường trú – Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng”.
Việc triển khai 2 nhóm dịch vụ công liên thông nêu trên đã giúp cắt giảm hồ sơ, giấy tờ, thời gian thực hiện cũng như chi phí đi lại của người dân. Cụ thể, thời gian thực hiện đã giảm từ 21 ngày xuống còn 4 ngày làm việc với nhóm dịch vụ về khai sinh và từ 25 ngày xuống còn 10 ngày với nhóm dịch vụ liên quan đến khai tử.
Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, tính đến 20/10, phần mềm dịch vụ công liên thông đã tiếp nhận và xử lý thành công 240.720 hồ sơ liên thông khai sinh và 20.023 hồ sơ liên thông về khai tử. Trong đó, một số địa phương có lượng hồ sơ phát sinh lớn là Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Bình Định, Hải Dương...
Văn phòng Chính phủ cũng xác định một nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 11/2023 là phối hợp với các bộ, ngành rà soát, giải quyết, khắc phục các tồn tại, vướng mắc và hướng dẫn các địa phương giải pháp để thực hiện hiệu quả 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi”, “Đăng ký khai tử - Xóa hộ khẩu thường trú – Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng”.
Cùng với đó, tập trung đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thành và triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu, đồng thời rà soát đánh giá, tái cấu trúc toàn bộ các dịch vụ công đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đặc biệt là thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn.
Trong văn bản mới gửi Bộ TT&TT về tình hình chuyển đổi số tháng 10, Văn phòng Chính phủ cũng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, chuẩn hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở tăng cường ứng dụng CNTT, liên thông thủ tục và tái sử dụng dữ liệu; thực hiện nâng cấp, hoàn thiện, kết nối, chia sẻ giữa cá hệ thống thông tin, phần mềm chuyên ngành phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn của Đề án 06 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cổng Dịch vụ công quốc gia đi vào hoạt động chính thức từ ngày 9/12/2019. Đây là đầu mối kết nối với các Cổng dịch vụ công và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, góp phần công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng của người dân, doanh nghiệp, phù hợp với từng đối tượng.
Từ 8 nhóm dịch vụ công được cung cấp ở thời điểm cuối năm 2019, tính đến hết tháng 9/2023 Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn đã tích hợp, cung cấp 4.543 dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.
Thế Vinh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Cổng Dịch vụ công quốc gia đã kết nối, tích hợp với 150 hệ thống