![]() |
Nhiều dịch vụ giá trị gia tăng được tung ra nhắm vào giới trẻ |
![]() |
Nhiều dịch vụ giá trị gia tăng được tung ra nhắm vào giới trẻ |
Bà Kim Anh khi còn sống kể lại chuyện góp vốn của các con.
Tháng 2/2012, bà Kim Anh đột ngột qua đời nên không để lại di chúc phân chiakhối tài sản kếch xù của mình. Một thời gian sau, một trong số những người concủa bà Kim Anh đã gửi đơn đến TAND thành phố Sóc Trăng yêu cầu chia di sản thừakế cho 6 anh em vì nữ doanh nhân này có gửi tiết kiệm hơn 1,9 tỷ đồng trong ngânhàng. Thế nhưng bỗng dưng trong danh sách thừa kế xuất hiện ông Dương Thái Bảo -người chồng cũ của bà Kim Anh, sống ngót nghét với bà hơn 60 năm trước. Từ đó sựviệc trở nên ly kỳ.
TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên hoãn phiên tòa phúc thẩm "Tranh chấp chia thừa kế" củagia đình bà Hoàng Thị Kim Anh. HĐXX yêu cầu đại diện của cụ Dương Thái Bảo (81tuổi) thu thập tài liệu chứng minh cụ từng được đơn vị đưa đi tập kết ngoài Bắcsau một thời gian chung sống với bà Kim Anh và có con chung là ông Dương ViệtTrung.
Tại phiên tòa sơ thẩm đầu tháng 2/20113 vừa qua, ông Bảo được tòa án đưa vàodanh sách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và xác định cụ thuộc hàng thừakế thứ nhất. Theo toà, từ năm 1954 cụ Bảo không chung sống với bà Kim Anh nhưnggiữa hai người chưa ly hôn. Hôn nhân của cụ Bảo với nữ doanh nhân thực tế chưachấm dứt nên khi mẹ ông Tươi chết sẽ phát sinh quan hệ thừa kế. Vì vậy, HĐXXchia cho cụ Bảo và 6 người con của bà Kim Anh mỗi người hơn 310 triệu đồng.
Không đồng tình với bản án sơ thẩm, VKSND TP Sóc Trăng đã kháng nghị theo hướngkhông chấp nhận việc ông Bảo được hưởng thừa kế. Ngoài ra, ông Dương Việt Trung(con chung của ông Bảo với bà Kim Anh) với 3 người em cũng kháng cáo, cho rằngcha ra Bắc lấy vợ khác, năm 1993 quay về Nam nhưng không sống chung với mẹ vàtiếp tục có thêm vợ.
Ngày mẹ ông mất, cha đến viếng đám tang với tư cách là người bạn, không để tangtheo phong tục tập quán vì hai người chia tay gần 60 năm. "Sau khi chia tay cha,mẹ sống với hai người nữa và có thêm 5 người con. Cha tôi không còn là chồng củamẹ nên cấp sơ thẩm chia tài sản thừa kế cho ông ấy gây ảnh hưởng đến quyền lợicác em tôi", ông Trung trình bày với HĐXX phúc thẩm.
"Dù hai người không sống chung gần 60 năm nhưng họ vẫn là vợ chồng vì chưa aigửi đơn đến tòa án để xin ly hôn", đại diện của cụ Bảo khẳng định ông lão nàythuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của bà Kim Anh. Nhưng đại diện VKSNDtỉnh Sóc Trăng cho rằng cấp sơ thẩm xác định ông Bảo có hôn nhân thực tế vớingười đã chết, từ đó xác định ông này thuộc hàng thừa kế thứ nhất là không đúng.
Đặc biệt theo thông tư số 60 ngày 22/2/1978 của TAND Tối cao (hướng dẫn giảiquyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồngtrong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác) mà cấp sơ thẩm đã vận dụng cóghi: "Trường hợp người chồng (vợ) ở ngoài Bắc và người ở trong Nam đều đã lấyvợ, lấy chồng khác thì xem như hôn nhân trước của họ đã chấm dứt, pháp luậtkhông chấp nhận cho họ duy trì cuộc hôn nhân này. Nếu họ tự động chung sống lạithì hôn nhân này là không hợp pháp". VKS bảo lưu kháng nghị theo hướng ông Bảokhông được pháp luật công nhận là chồng hợp pháp của bà Kim Anh nên không đượcchia di sản thừa kế.
Vẫn được chia tài sản vì còn là vợ chồng?
Mới đây, TAND tỉnh Sóc Trăng đã đưa vụ án gây nhiều tranh cãi này ra xét xử lại,theo đó tòa đã bác kháng cáo của các con bà Kim Anh. Theo HĐXX, hai người xanhau gần 60 năm và ai cũng có gia đình riêng nhưng cuộc hôn nhân của họ vẫn đượcpháp luật công nhận vì chưa có một phán quyết nào của tòa án xác định 2 người lyhôn. Vì vậy, HĐXX chia cho cụ Bảo và 6 người con của bà Kim Anh mỗi người hơn310 triệu đồng.
Liên quan tài sản của bà Kim Anh, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Sóc Trăng chứng nhậncông ty TNHH Kim Anh ở TP Sóc Trăng thành lập năm 1994 gồm 6 thành viên góp vốnlà bà Hoàng Thị Kim Anh (30,75%) với 5 người con Đỗ Ngọc Quí (36,39%), Đỗ NgọcTài (11%) Đỗ Ngọc Tươi (0,94%) Đỗ Thị Ngọc Sương (10,46%) và Dương Việt Trung(góp 10,46%).
Ban đầu, công ty có vốn điều lệ hơn 2 tỷ đồng nhưng sau 9 lần thay đổi giấy phépkinh doanh vốn tăng lên trên 113 tỷ đồng. Cuối năm 2010, ông Đỗ Ngọc Quí (Chủtịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc công ty Kim Anh) làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa ánxác lập quyền sở hữu toàn bộ công ty cho ông, hủy tư cách thành viên của mẹ với4 anh chị em trong hội đồng thành viên.
Theo ông Quí, mẹ với các các anh chị em có tên trong giấy đăng ký kinh doanh vàtrong điều lệ của công ty là do trước đây ông nhờ đứng tên dùm để làm thủ tụcthành lập doanh nghiệp. Tháng 5/2012, TAND tỉnh Sóc Trăng xử ông Quí thắng kiện,ông Việt Trung với 3 người em kháng cáo. Ba tháng sau, Tòa Phúc thẩm TAND Tốicao tại TP HCM xử bác yêu cầu của ông Quí, chấp nhận kháng cáo của anh em ôngTrung, công nhận tư cách thành viên công ty Kim Anh đối với mẹ và 4 anh, em củaông Quí.
Đằng sau phiên tòa, nhiều ý kiến nhận định rằng, với phán quyết mới nhất củaTAND tỉnh Sóc Trăng về việc công nhận hôn nhân giữa bà Kim Anh với ông Bảo thìcó thể sau này cổ phần của cố doanh nhân tại công ty TNHH Kim Anh sẽ được chiacho người chồng đã chia tay hơn nửa thế kỷ. Không chỉ thế, dư luận địa phươngnày còn cho rằng đây là một vụ án tranh chấp hy hữu hiếm thấy từ trước đến nay.
Cụ ông hơn 80 tuổi bỗng nhiên được nhận khoản tiền từ trên trời rơi xuống saumấy chục năm không còn chung sống với người vợ đầu tiên của mình. Và ắt hẳn, câuchuyện tranh chấp tài sản trong gia đình nữ doanh nhân miền Tây này có thể sẽcòn tiếp diễn trong thời gian tới. Cũng như câu chuyện về tình thân giữa cha vànhững người con sẽ không có hồi kết tốt đẹp.
(Theo Hôn Nhân & Pháp Luật)
Hồ Lệ Thu thận trọng với bạn trai mới sau 3 cuộc hôn nhân đổ vỡ
Hồng Nhung nhập viện sau khi chồng cũ lên tiếng lý do ly hôn
Ba lần hủy hôn và hơn 20 cuộc tình của 'nữ thừa kế hư hỏng'
![]() |
Khu vực tôn vinh áo dài của Bảo tàng Áo dài đã trở thành điểm dừng chân nổi bật bởi không gian vừa đậm màu sắc văn hóa dân tộc mà vẫn sáng tạo, cuốn hút tại Triển lãm Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam 2018. |
![]() |
Diễn ra trong 3 ngày từ 23 đến 25/11/2018 tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam (Số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Triển lãm Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam là sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm tôn vinh và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc trên các vùng miền đất nước. |
![]() |
Bảo tàng Áo dài góp mặt tại triển lãm để giới thiệu đến công chúng thủ đô và du khách thập phương về câu chuyện của tà áo đã gắn liền với lịch sử dân tộc trong suốt quá trình phát triển, hội nhập. |
![]() |
Trong không gian văn hóa phương Đông với sắc đỏ chủ đạo, điểm xuyết những đóa cúc họa mi chớm nở đặc trưng cho tiết thu Hà Nội, hình ảnh áo dài dân tộc qua các thời kỳ lôi cuốn người xem bởi mỗi đường nét, họa tiết, vóc dáng và chất liệu đều biểu thị vẻ đẹp cho nếp sống người Việt. |
![]() |
Khách tham quan sẽ được thưởng lãm hơn 40 hiện vật áo dài quý giá phản ánh 5 chủ đề đa dạng như: Áo dài lịch sử, Áo dài của các nhân vật nổi tiếng, Áo dài di sản, Áo dài trẻ em, Áo dài hội nhập và điểm nhấn Áo dài hoa sen – quốc hoa Việt Nam. |
![]() |
Đặc biệt bộ sưu tập “Áo dài di sản” giúp người xem cảm nhận sâu sắc về hình ảnh áo dài như một hiện thân không thể tách rời với biểu tượng văn hóa quan trọng của quốc gia. Theo bà Huỳnh Ngọc Vân, cố vấn quản lý Bảo tàng Áo dài, khách thăm quan chắc hẳn sẽ thấy thú vị với trang phục đã bước vào 7 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. “Để có bộ sưu tập áo dài này, chúng tôi đã tìm đến nhà các nghệ nhân như NNƯT Nguyễn Thị Lịch (hát xoan), NNƯT Nguyễn Phú Hiệp (quan họ), NNƯT Nguyễn Phú Đẹ (ca trù), NNƯT Phan Đức Huệ (đờn ca tài tử)... được nghe những câu chuyện xúc động xung quanh chiếc áo dài đó", bà Ngọc Vân chia sẻ. |
![]() |
Bà Ngọc Vân cho biết: "Khi chúng tôi đến nhà cụ Nguyễn Phú Đẹ, gia đình cụ phải hội ý 3 thế hệ mới đồng ý tặng Bảo tàng chiếc áo dài cụ đã mặc suốt một đời biểu diễn. Hay NNƯT Phan Đức Huệ không tặng áo dài của mình, mà tặng áo dài của cụ thân sinh Phan Văn Trạch, người đã dạy ông đờn ca tài tử. Chiếc áo được gìn giữ bao năm trên ban thờ, nay được ông gửi gắm cho bảo tàng... Có thể thấy, đằng sau những tấm áo dài di sản không chỉ hàm chứa câu chuyện của di sản văn hóa, mà còn là câu chuyện về những con người đã dành cả đời gìn giữ, trao truyền di sản văn hóa thế giới”. |
![]() |
Bà Huỳnh Ngọc Vân kỳ vọng lần triển lãm này, người dân Thủ đô sẽ biết tới Bảo tàng áo dài, đến câu chuyện của áo dài. Du khách tới triển lãm cũng có thể hiểu hơn về áo dài Việt Nam. Nhưng theo bà Vân, để hiểu tường tận về lịch sử của áo dài, có lẽ những người yêu mến nó phải tới tận Bảo tàng áo dài để tìm hiểu. "Qua hành trình hơn 5 năm, Bảo tàng không chỉ trưng bày những tác phẩm từ nhiều loại hình nghệ thuật mang cảm hứng sáng tạo xoay quanh Áo dài, mà còn tích cực quảng bá áo dài như một trang phục truyền thống chứa đựng giá trị tinh thần dân tộc, cần được chính thức công nhận xứng tầm Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại nhiều sự kiện mang tính quy mô quốc gia và quốc tế", bà Vân chia sẻ. |
![]() |
Khu vực triển lãm của Bảo tàng cũng đồng thời mang đến trải nghiệm sinh động dành cho khách tham quan như lưu lại khoảng khắc vận thử những thiết kế áo dài đương đại hay hoạt động trải nghiệm dành cho các em thiếu nhi trực tiếp tham gia vẽ trên giấy những mẫu áo dài cùng các nghệ nhân. Đây là nội dung tương tác quan trọng, khuyến khích giới trẻ tìm hiểu về di sản theo tinh thần “Thiếu nhi và tuổi trẻ với di sản văn hóa Việt Nam” được chú trọng tại sự kiện năm nay. |
![]() |
Sở hữu quần thể không gian thiên nhiên rộng mở gần 20.000 m2 phảng phất màu sắc thiền tịnh, mang dấu ấn kiến trúc truyền thống đặc trưng vùng miền Tây sông nước, Bảo tàng Áo dài không chỉ bảo tồn, phát huy các giá trị cốt lõi của dân tộc trong nhịp sống thời đại mà còn thúc đẩy hành trình hội nhập cùng các nền văn hóa thế giới. Bảo tàng Áo dài thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm chuyên môn, hệ thống các nghiên cứu chuyên sâu toàn diện về áo dài dưới nhiều góc độ từ lịch sử, khoa học, văn hóa, xã hội, kỹ thuật cắt may cho đến ghi nhận thực tế đời sống các thế hệ nghệ nhân trên khắp vùng miền đất nước, đó là nỗ lực không ngừng nghỉ trong bước tiến đến mục tiêu được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. |
Tình Lê
Những vấn đề nóng nhất xã hội như làm giàu bằng chổi đót, xây nhà hát nghìn tỷ, dân chơi 4.0... đều được đưa vào triển lãm tranh biếm hoạ.
" alt=""/>Xem áo dài và ngắm cúc họa mi