Các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau lá... là lựa chọn tốt cho người bệnh đái tháo đường (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc gồm gạo, mì, ngô, khoai, sắn và các chế phẩm như bánh mỳ, phở, bún, miến, mì... Gạo là lương thực chính được tiêu thụ phổ biến nhất. Hạt ngũ cốc có 3 phần chính là cám, mầm và nội nhũ. Ngũ cốc nguyên hạt là loại ngũ cốc vẫn giữ được đủ 3 phần chính.
Cám là lớp bên ngoài giàu chất xơ, cung cấp vitamin B, sắt, đồng, kẽm, magie, chất chống oxy hóa và các hóa chất thực vật (phytochemical). Phytochemical là các hợp chất hóa học tự nhiên trong thực vật đã được nghiên cứu về vai trò của chúng trong việc phòng chống bệnh tật.
Mầm là lõi của hạt, giàu chất béo lành mạnh, vitamin E, vitamin B, chất phytochemical và chất chống oxy hóa. Nội nhũ là lớp bên trong chứa carbohydrate, protein và một lượng nhỏ vitamin B và khoáng chất. Những thành phần này mang nhiều lợi ích cho cơ thể.
Các yếu tố khác có trong bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, cũng có thể làm chậm quá trình hấp thụ thực phẩm và làm giảm GI.
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn tinh bột tốt cho người bệnh đái tháo đường vì đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ và ít các loại đường đơn giản. Yến mạch là một trong những lựa chọn tốt, nó không chỉ giúp giảm cholesterol mà còn làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
Gạo lứt cũng là một lựa chọn tốt hơn so với gạo trắng, vì hạt gạo lứt giữ lại lớp vỏ và mầm, cung cấp nhiều vitamin B và khoáng chất.
Tuy nhiên yến mạch và gạo lứt có giá thành cao hơn nên người bệnh đái tháo đường có thể dùng các loại gạo xát dối (mặc dù có chỉ số đường huyết ở mức cao là 72%) để thay thế cho gạo trắng.
Với bánh mỳ, bánh mỳ nguyên cám hay bánh mỳ từ yến mạch là một lựa chọn tốt hơn, có thể dùng trong bữa phụ tuy nhiên cần chú ý chọn loại không có thêm đường hoặc chất béo bão hòa để tránh tăng đường huyết.
Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại bún hoặc bánh canh được làm từ gạo lứt cũng là một lựa chọn tốt với người bệnh đái tháo đường.
Trong nhóm thực phẩm giàu tinh bột, một số thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo trắng (83%), bột dong (95%), gạo xát dối (72%). Các loại khoai như khoai lang (54%), sắn (50%), củ từ (51%) có chỉ số đường huyết thấp, khoai sọ có chỉ số đường huyết cao hơn, ở mức trung bình (58%).
Người bệnh đái tháo đường cần tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều đường tự do như các loại đồ uống có đường.
Các loại đậu
Các loại đậu không chỉ cung cấp tinh bột mà còn giàu protein và chất xơ, rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết. Các thực phẩm giàu đạm thực vật gồm các loại đậu, đỗ và chế phẩm (đậu phụ, sữa đậu nành, bột đậu...).
Ngoại trừ một acid amin là methionine (có trong ngũ cốc), các loại đậu chứa tất cả các acid amin, bao gồm cả lysine (acid amin hầu như không có trong ngũ cốc).
Các chất dinh dưỡng quan trọng khác có trong các loại đậu là vitamin (B1, B2, B3, B9, C, carotenes) và khoáng chất (canxi, magie, kẽm, kali, sắt). Chúng cũng chứa acid béo không bão hòa một nối đôi và nhiều nối đôi là chủ yếu.
Khuyến nghị về tiêu thụ đậu, đỗ trên thế giới được đề cập đến là nên tiêu thụ 4 phần ăn (28-40gr) mỗi ngày đối với nam dưới 70 tuổi và 2 phần ăn (14-20gr) mỗi ngày cho phụ nữ và nam giới trên 70 tuổi. Các loại đậu có chỉ số đường huyết thấp, ví dụ đậu tương có chỉ số đường huyết là 18%.
Rau quả
Rau củ là nhóm thực phẩm rất quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường. Hầu hết các loại rau không chứa tinh bột (các loại rau lá) đều có chỉ số đường huyết rất thấp. Các loại rau củ có nhiều tinh bột thường có chỉ số đường huyết cao hơn, nhưng cũng ở mức độ thấp.
Bên cạnh các loại rau lá, các loại rau củ có tinh bột như củ cải, cà rốt cũng có chỉ số đường huyết thấp.
Các loại trái cây cũng là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường.
Quả mọng như dâu tây, việt quất… không chỉ cung cấp vitamin C mà còn chứa nhiều chất xơ và ít đường, giúp ổn định mức đường huyết. Táo và lê là những lựa chọn tuyệt vời khác, chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường.
Khi ăn trái cây, người bệnh nên ưu tiên những loại có chỉ số đường huyết thấp và tránh các loại trái cây khô hoặc có đường bổ sung để đảm bảo duy trì mức đường huyết ổn định. Một số loại trái cây ngọt có chỉ số đường huyết rất thấp và thấp như mận (24), nho (25-43), táo (34).
Cách chế biến và thời gian chế biến thực phẩm
Cách chế biến và thời gian chế biến thực phẩm cũng có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Ví dụ với khoai lang thông thường, chưa chế biến có chỉ số đường huyết là 54 trong khi khoai lang nướng bỏ lò có chỉ số đường huyết cao gấp 2,5 lần.
Một số nghiên cứu cũng đưa ra kết quả gần tương tự. Khoai lang luộc có giá trị GI từ thấp đến trung bình, với thời gian luộc lâu hơn sẽ làm giảm GI, khi luộc trong 30 phút, khoai lang có giá trị GI thấp khoảng 46%, nhưng khi luộc chỉ trong 8 phút, chúng có giá trị GI trung bình là 61%.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý, dù là thực phẩm tốt, nhưng việc ăn quá nhiều vẫn có thể làm tăng đường huyết. Việc thiết kế thực đơn phù hợp cần có sự tham gia của các chuyên gia dinh dưỡng.
Người bệnh nên tái khám định kỳ và khám, tư vấn dinh dưỡng, hoạt động thể lực phù hợp để kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu điều trị.
Thạc sĩ - Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương
Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế
" alt=""/>Chọn gạo trắng, gạo lứt hay yến mạch để đường huyết không tăng vọt sau ăn?Trước đó, bệnh viện này tiếp nhận bệnh nhi 3 tuổi (trú huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) trong tình trạng đau bụng quanh rốn âm ỉ kèm bụng chướng, cơ thể bé gầy gò, xanh xao.
Trong ruột của bệnh nhi có nhiều búi tóc lớn nhỏ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa (Ảnh: Uy Nguyễn).
Người nhà cho biết bệnh nhi có thói quen tự bứt tóc của mình để ăn được khoảng 3 tháng nay và rất biếng ăn. Gia đình có đưa cháu đi khám ở một số cơ sở nhưng tình trạng không cải thiện.
Tiếp nhận bệnh nhi, bác sĩ thực hiện cận lâm sàng chẩn đoán lồng ruột non, tắc ruột và có dị vật đường tiêu hóa nghi do búi tóc.
Quá trình phẫu thuật bác sĩ đã lấy được một búi tóc dài 15x10cm chiếm gần toàn bộ dạ dày, tá tràng và lấy thêm 3 búi tóc nhỏ kích thước 2x3cm.
Cháu bé đã tự bứt tóc của mình để ăn (Ảnh: Uy Nguyễn).
Sau phẫu thuật, bệnh nhi ổn định được điều trị, theo dõi sát. Khi tình trạng ổn, bệnh nhi đã được cho xuất viện.
Bác sĩ khuyến cáo người thân khi chăm sóc trẻ cần quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ nếu phát hiện các bất thường như giật tóc, ăn tóc cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời phát hiện, có hướng điều trị phù hợp.
Hội chứng Rapunzel hay còn gọi là hội chứng "công chúa tóc mây" khi người bệnh có thói quen tự giật và ăn tóc.
Tình trạng này có thể dẫn đến hình thành một búi tóc trong dạ dày hoặc ruột gây ra các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
" alt=""/>Bé gái 3 tuổi tắc ruột do ăn cả búi tóc dài 15cmTheo thống kê, cứ trong 100.000 phụ nữ sẽ có 24,5 người được chẩn đoán mắc ung thư vú. Mỗi năm, căn bệnh này gây ra hơn 10.000 ca tử vong, chiếm 8,3% tổng số ca tử vong do ung thư tại Việt Nam. Tuy nhiên nhận thức về căn bệnh này trong cộng đồng vẫn còn hạn chế.
TS.BS Lê Thu Hà, Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết, ung thư vú đứng hàng đầu về tỉ lệ mắc mới tại Việt Nam, có xu hướng trẻ hóa, tỉ lệ phát hiện muộn còn cao.
Các chuyên gia tham dự buổi tọa đàm (Ảnh: N.N).
Xu hướng mắc ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam bắt đầu tăng từ độ tuổi 30-34 tuổi và tăng nhanh, đỉnh cao ở 55-59 tuổi với tỷ lệ là 135/100.000 dân.
TS Hà cho biết, ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn sớm tỉ lệ chữa khỏi đến 95%. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán giai đoạn 3, 4 còn cao. Vì thế, dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng tỷ lệ sống trên 5 năm ở những bệnh nhân di căn chỉ khoảng 30%, và bệnh nhân tái phát chỉ 17%.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, với sự phát triển của khoa học công nghệ và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực y khoa, ngày càng nhiều giải pháp điều trị bệnh ung thư vú được phát minh, đem lại chất lượng điều trị tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ tái phát cho người bệnh.
Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đánh gias, thực tế vẫn còn nhiều trường hợp chị em phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn; tìm cách điều trị theo các phương pháp không chính thống, truyền miệng...
Tại buổi tọa đàm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Novartis ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình "Nâng cao nhận thức và tăng cường hỗ trợ phụ nữ trong công tác phòng, chống mắc ung thư vú tại Việt Nam".
Chương trình được kí kết nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về ung thư vú (Ảnh: P.N).
Chương trình được thực hiện từ tháng 10/ 2024 -12/2026 với mục tiêu đẩy mạnh truyền thông và nâng cao kiến thức về ung thư vú trong cộng đồng và giảm kỳ thị liên quan đến các bệnh về sức khỏe sinh sản.
Đồng thời, các hình thức truyền thông đa dạng trên các nền tảng mạng xã hội và kỹ thuật số sẽ được triển khai nhằm giúp phụ nữ tiếp cận kiến thức chăm sóc sức khỏe dễ dàng, thuận tiện hơn, từ đó hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ và tự khám vú nhằm phát hiện bệnh sớm.
Chương trình còn cung cấp những thông tin hữu ích giúp phụ nữ mắc ung thư vú tuân thủ điều trị, mang lại cho họ chất lượng sống tốt hơn và phòng ngừa nguy cơ tái phát.
Để phòng bệnh ung thư vú, chuyên gia khuyến cáo mọi chị em phụ nữ cần tự khám vú mỗi tháng, bắt đầu đến viện khám sàng lọc khi từ 40 tuổi trở lên, cần sớm hơn ở những đối tượng nguy cơ cao.
Ngoài thăm khám bệnh định kỳ, người bệnh cũng nên thực hiện một lối sống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
" alt=""/>Phụ nữ Việt nên sàng lọc ung thư vú ở lứa tuổi nào?