Cả 3 màn hình của Valerie mỗi màn đều có kích thước 17,3 inch độ phân giải 4K tấm nền IGZO. 2 màn hình phụ 2 bên có thể gập vào giữa khi không dùng tới.
![]() |
Dùng PC với nhiều màn hình cùng lúc là sở thích rất phổ biến đối với những người dùng máy tính để bàn "chuyên nghiệp" cũng như với các game thủ. Nó cho phép bạn dễ dàng đa nhiệm hay chơi game với góc nhìn rộng. Chiếc laptop chơi game Blade Pro của Razer - với card đồ hoạ Nvidia GeForce GTX 1080, bàn phím cơ - về cơ bản chính là laptop thay thế PC, tuy nhiên, nếu muốn dùng nhiều màn hình bạn phải dùng cáp kết nối tới màn hình ngoài. Project Valerie giúp bạn không phải làm điều này, tuy nhiên, đổi lại thì độ dày và trọng lượng của nó bị đội lên đáng kể. Trong khi Blade Pro nặng 3,5 kg và dày 2,23 cm, thì Valerie nặng tới 5,4 kg và dày 3,8 cm. Cả 2 laptop này đều được thiết kế cho trải nghiệm thực tế ảo VR, thừa đủ để trải nghiệm các kính thực tế ảo chuyên nghiệp như Oculus Rift hay HTC Vive.
Project Valerie dùng card đồ hoạ và bàn phím giống Blade Pro, tuy nhiên, hiện chúng ta chưa thể biết cấu hình chính xác của nó - khi mà đây mới chỉ là concept và chưa rõ có được Razer phát triển thành sản phẩm thương mại hay không.
" alt=""/>Laptop siêu 'dị' với 3 màn hình của RazerHôm nay, 8/11/2017, tại Hà Nội, Ban Điều hành triển khai Quyết định 898 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020 (Ban Điều hành 898) tổ chức Hội nghị về sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng nội địa và đánh giá tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam.
Ban điều hành 898 được thành lập tháng 6/2017 do Bộ TT&TT chủ trì với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Công an, Bộ Quốc phòng nhằm mục đích đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn công tác bảo đảm ATTT mạng.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Trưởng Ban điều hành 898 cho biết, theo tinh thần Quyết định 898 của Thủ tướng Chính phủ, một nội dung quan trọng là làm thế nào để có giải pháp hỗ trợ các sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa.
Thứ trưởng nhấn mạnh, tình hình mất ATTT gia tăng do xu thế tấn công mạng ngày càng quyết liệt, với hình thức, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phạm vi cũng rộng hơn. Theo chia sẻ của Thứ trưởng: tại hội nghị tổ chức ở Singapore vừa qua ông có tham dự cùng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về An ninh không gian mạng lần thứ hai và Tuần lễ không gian mạng quốc tế Singapore 2017 diễn ra hồi trung tuần tháng 9/2017 - PV), các đại biểu, chuyên gia đã đề cập nhiều đến các nguy cơ mất ATTT mạng, đặc biệt theo các chuyên gia thì hình thức tấn công mạng theo kiểu chiến tranh mạng đã bắt đầu phổ biến.
Đồng thời, Thứ trưởng chỉ rõ, tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Qua thống kê của Cục ATTT trong 3 năm từ 2014 - 2016, tỷ lệ lây nhiễm mã độc trên máy tính cá nhân tại Việt Nam đều trên 63%. “Tôi mong muốn hội nghị sẽ bàn cách làm thế nào để khuyến khích được các doanh nghiệp, đơn vị làm về ATTT tham gia đánh giá, bóc gỡ mã độc; nhưng mặt khác cũng làm thế nào để thời gian tới chúng ta tạo lập được một thị trường trong đó các sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa có vị trí, vai trò. Thực tế hiện nay, qua đánh giá, hầu hết các sản phẩm, dịch vụ ATTT đa phần đều của nước ngoài… Nếu chúng ta có các sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa thì chắc chắn sự tin tưởng sẽ cao hơn”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho hay, một số người cho rằng chúng ta có tâm lý sính ngoại, thích mua các sản phẩm nước ngoài. Đó cũng là thực tiễn bởi các sản phẩm, dịch vụ nước ngoài tốt, kiểm chứng hơn, trong khi các sản phẩm, dịch vụ ATTT trong nước ít về số lượng và chất lượng còn hạn chế. "Tuy nhiên, nếu chúng ta không có biện pháp để khuyến khích, thúc đẩy thì không bao giờ có được các sản phẩm, dịch vụ được người dùng tin tưởng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta có chính sách hữu hiệu khuyến khích thúc đẩy, tạo dựng được hệ sinh thái mà trong đó các doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập các sản phẩm, dịch vụ ATTT”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
" alt=""/>Hỗ trợ doanh nghiệp nội tạo ra các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tinFoxconn đã tuyển dụng trái phép học sinh để làm việc ngoài giờ trong nhà máy sản xuất iPhone X, theo Financial Times. 6 học sinh cấp 3 nói với trang này rằng họ thường xuyên làm việc 11 tiếng mỗi ngày để lắp ráp iPhone X. Đây là điều trái với quy định dành cho học sinh thực tập tại Trung Quốc.
![]() |
Nhu cầu sản xuất iPhone X tăng cao rõ ràng gây khó khăn cho Foxconn. |
Những học sinh tuổi từ 17 đến 19 này nói họ được yêu cầu làm việc tại nhà máy trong vòng 3 tháng như một điều kiện để tốt nghiệp. Một trong số này nói với FT rằng họ bị ép buộc, và công việc này chẳng có liên quan gì đến việc học. Nhóm sinh viên khẳng định họ phải lắp ráp 1.200 camera của chiếc iPhone X mỗi ngày.
Theo FT, Apple và Foxconn đã biết về vấn đề học sinh thực tập làm việc ngoài giờ và đang tiến hành điều chỉnh. Tuy nhiên, cả 2 khẳng định nhóm sinh viên không bị “ép” làm việc. “Chúng tôi xác nhận nhóm học sinh này làm việc một cách tự nguyện, được đền đáp và trả công”, Apple nói. “Tuy nhiên, họ không được phép làm thêm giờ”.
Tương tự, Foxconn nói họ đã phối hợp với chính quyền địa phương và trường học để tổ chức các chương trình thực tập và biết rằng làm việc ngoài giờ là vi phạm chính sách bởi học sinh, sinh viên không được làm việc quá 40 giờ/tuần.
Ít nhất, có 300.000 người lắp ráp iPhone tại Foxconn với 3.000 trong số đó là học sinh từ các trường lân cận được gửi đến để tăng cường sản xuất iPhone X.
Nhóm người trưởng thành tại Mỹ khẳng định thích được tặng Galaxy S8 thay vì iPhone X cho mùa Giáng sinh năm nay. Trái ngược lại, nhóm thanh thiếu niên dưới 20 tuổi vẫn bảo lưu quan điểm yêu thích iPhone X hơn.
" alt=""/>Học sinh làm thêm trái phép để sản xuất iPhone X tại Foxconn