![]() |
Kỹ sư trưởng của Intel Murthy Renduchintala. Ảnh: Intel. |
Ông Renduchintala gia nhập Intel hơn 4 năm trước ở vị trí lãnh đạo mảng thiết kế chip. Thời điểm đó, ông được nhận xét là người có nhiều kinh nghiệm trong ngành bán dẫn, và sẽ có đóng góp tích cực tới quy trình thiết kế chip của Intel.
Một thời gian sau khi gia nhập Intel, ông Renduchintala mới được thăng chức lên vị trí kỹ sư trưởng, chịu trách nhiệm cả khâu sản xuất, vốn là phần quan trọng không kém thiết kế để đảm bảo hiệu năng của chip.
Tuần trước, Intel cho biết họ đã bị trễ hẹn với các quy trình sản xuất mới 1 năm. Ban đầu được đặt lịch vào năm 2017, đến nay dòng chip 10 nm của Intel mới chỉ sản xuất được số lượng nhỏ, và dự kiến sẽ bán đại trà năm 2021. Thế hệ chip 7 nm thì bị trì hoãn tới năm 2022.
Trước tình hình này, CEO Bob Swan của Intel thừa nhận có thể phải cân nhắc thuê công ty gia công thay vì tự sản xuất hoàn toàn CPU của mình. Đây được coi như dấu chấm hết cho một kỷ nguyên mà Mỹ luôn dẫn đầu về công nghệ bán dẫn.
"Chúng tôi thấy việc không đạt được mục tiêu sản phẩm là một thất bại to lớn của một công ty từng được biết đến với khả năng sản xuất gần như không lỗi. Đây cũng có thể là dấu chấm hết cho sự thống trị của Intel", Chris Caso, nhà phân tích tại Raymond James nhận định.
![]() |
Công nghệ chậm thay đổi khiến cho Intel liên tục phải sử dụng tiến trình sản xuất cũ, với rất ít cải tiến trong nhiều năm liền. Ảnh: Intel. |
Trong khi Intel vẫn loay hoay với tiến trình 10 nm, công ty gia công chip lớn nhất thế giới là TSMC đã bắt đầu sản xuất chip ở tiến trình 5 nm cho khách hàng. Tới cuối năm 2022, TSMC dự kiến sẽ sản xuất chip Apple A16 trên tiến trình 3 nm cho Apple.
"Với khẳng định mới nhất từ Intel, chúng tôi tin rằng công ty này gần như không còn cơ hội bắt kịp hoặc vượt qua TSMC trong ít nhất 5 năm nữa, nếu không muốn nói là còn lâu hơn", nhà phân tích Chris Rolland của Susquehanna nhận định.
Sau các phát ngôn của CEO Bob Swan, cổ phiếu Intel đã giảm 16% trong ngày 24/7, và giảm tiếp 2% trong ngày 27/7.
Theo Zing
Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới vừa quyết định sẽ thuê gia công, đặt dấu chấm hết cho một kỷ nguyên dẫn đầu về chip bán dẫn của Mỹ.
" alt=""/>Liên tục thất bại, Intel sa thải kỹ sư trưởngThống kê mới nhất của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cũng cho hay, tính đến ngày 2/8, đã có 837.300 tờ khai y tế bắt buộc đối với khách nhập cảnh qua trang tokhaiyte.vn và ứng dụng “Vietnam Health Declaration”.
Hai ứng dụng khai báo y tế NCOVI dành cho người dân Việt Nam và “Vietnam Health Declaration” dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam, được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 9/3/2020 để hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19.
Hai Bộ khuyến nghị người dân sử dụng các ứng dụng NCOVI và Vietnam Health Declaration” để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động. Dựa trên dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.
Ngoài ra, cũng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, như ICTnews đã đưa tin, ngày 1/8/2020, Bộ TT&TT đã chính thức đề nghị UBND 63 tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ đạo Sở TT&TT phối hợp cùng các sở, ban, ngành trực thuộc triển khai đồng loạt 10 biện pháp để đẩy mạnh tuyên truyền cài đặt ứng dụng Bluezone.
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, trong ngày 2/8, Cục đã khẩn trương phối hợp với Sở TT&TT 63 tỉnh thành phố để triển khai tuyên truyền, vận động người dân tại các địa phương cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone hỗ trợ phát hiện tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
“Ngoài các tỉnh, thành phố đã triển khai trước đó như Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, trong hôm nay đã có thêm một số địa phương bắt đầu thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn cài đặt ứng dụng Bluezone”, đại diện Cục Tin học hóa cho hay.
Được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 18/4/2020, ứng dụng Bluezone là giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp. Các smartphone được cài đặt ứng dụng này có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2m, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao lâu, từ đó phục vụ việc truy vết ca nhiễm và các ca nghi nhiễm có tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19. Đây được đánh giá là một bước tiến mới, có tính đột phá trong việc sử dụng công nghệ để phòng chống dịch.
Nguyên tắc hoạt động của Bluezone là bảo mật, ẩn danh và minh bạch: Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên điện thoại của người dùng, không chuyển lên hệ thống cũng như không thu thập vị trí của người dùng; Mọi người tham gia cộng đồng Bluezone đều ẩn danh với những người khác; Chỉ cơ quan y tế có thẩm quyền mới biết những người nhiễm và người nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
Người dùng có thể tìm hiểu thêm thông tin và hướng dẫn cài đặt, sử dụng Bluezone - phần mềm hỗ trợ phát hiện tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 trên website https://www.bluezone.gov.vn.
Vân Anh
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone - phần mềm hỗ trợ phát hiện tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
" alt=""/>Đã có gần 7,5 triệu lượt cài app NCOVI, hơn 17,6 triệu bản khai y tế tự nguyện