Nhận định, soi kèo Geylang International vs DPMM, 18h45 ngày 29/4: Tâm lý hời hợt

 |
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên, Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn Nguyễn Khắc Lịch cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt trang web chuyển đổi số tỉnh. |
Nhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu mở ra nhiều cơ hội, tác động mạnh mẽ đến tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết đã xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả, tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Công văn chỉ đạo triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
“Việc ra mắt trang thông tin điện tử chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn là phù hợp với xu thế, yêu cầu cấp thiết của chuyển đổi số, phục vụ công tác quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền và để các cơ quan báo chí, người dân có công cụ dễ dàng tra cứu thông tin liên quan đến chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh”, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho hay.
 |
Giao diện trang thông tin điện tử chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn. |
Trang web chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn được thiết kế tăng cường lượng thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết, bản chất, nội dung, tầm quan trọng của chuyển đổi số; nội dung cơ bản về xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, cửa khẩu số, hạ tầng số… đến cán bộ, đảng viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong xã hội và hệ thống chính trị.
Đồng thời, đây cũng là kênh thông tin chính thống cung cấp thông tin về chuyển đổi số trên địa bàn cho các cơ quan báo chí, truyền thông trong cả nước.
Giao diện của trang được thiết kế với các mục, chuyên mục chuyển tải thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, đường lối chính sách của tỉnh; duy trì các thông tin được quy định tại Nghị định 43 ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Nội dung thông tin chủ đạo của trang thông tin điện tử này là tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số với 6 module chức năng: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số, Cửa khẩu số, Hạ tầng số, Phòng chống dịch Covid-19.
Song song đó, trang web chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn còn được tạo liên kết, bổ sung thêm một số mục, chuyên mục tiện ích như video về chuyển đổi số; tài liệu hướng dẫn, cẩm nang điện tử về chuyển đổi số; hướng dẫn cài đặt ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử; cập nhật tiến độ triển khai kinh tế số, cửa khẩu số.
Vân Anh

Phát triển kinh tế số tạo cơ hội lớn cho tỉnh miền núi Lạng Sơn vươn lên
Trong lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh này, ông Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh, phát triển kinh tế số trong thời điểm hiện nay là cơ hội to lớn để tỉnh phát triển.
" alt=""/>Ra mắt trang thông tin điện tử Chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn
Tokyo.Anna Fifield - Phóng viên tờ Washington Post thường trú ở Tokyo Nhật Bản so sánh khác biệt của hệ thống tàu điện ngầm giữa Mỹ và Nhật
Theo Anna Fifield, hệ thống dịch vụ tàu điện ngầm ở thủ đô Washington - Mỹ có một số vấn đề như chậm trễ, cắt chuyến hay thiếu an toàn... Và cô đã miêu tả lại một số trải nghiệm về hệ thống dịch vụ tàu điện ngầm tại Tokyo Nhật Bản để đem lại một góc nhìn khác cho độc giả Mỹ.
Hệ thống tàu điện ngầm Tokyo có thể phục vụ 8 triệu hành khách/1 ngày (tổng số dân thủ đô là 38 triệu người). Nhà ga Shinjuku đã được đưa vào kỷ lục Guinness có thể phục vụ 3.64 triệu khách/ 1 ngày với hơn 200 cổng ra/vào.
 |
Hành khách đứng chờ sau một vạch kẻ và sẽ chỉ bước lên tàu khi người cuối cùng trong tàu bước xuống. |
Hệ thống tàu điện ngầm này chắc chắn lớn và phức tạp hơn bất cứ hệ thống tàu điện nào ở Mỹ, nhưng với những ứng dụng hướng dẫn và thẻ thông minh, người Nhật đã sử dụng hệ thống này một cách dễ dàng và thuận tiện.
Dưới đây là một số sự khác biệt qua sự cảm nhận của nhà báo Anna Fifield:
1, Luôn luôn đúng giờ
Có thể quan sát rất nhiều người ngủ trên các chuyến tàu, nhưng đột nhiên, họ thức giấc và bước xuống đúng ga nơi đoàn tàu chuẩn bị dừng. Làm sao họ biết được điều này? Các chuyến tàu điện ngầm chạy theo một lịch trình nghiêm ngặt và hành khách có thể thiết lập những báo động trên điện thoại của họ. Sau đó nó đổ chuông trong tai nghe của họ và báo họ thức giấc, xuống đúng ga mình định xuống.
Nếu tàu chỉ đến chậm trong phút cuối, một nhân viên sẽ bắc loa và xin lỗi rối rít vì những bất tiện gây ra.
2, Cực kỳ trật tự
Ngay cả vào giờ cao điểm, khi các sân ga đang kẹt cứng người thì cũng không có sự hỗn loạn. Hành khách đứng chờ sau một vạch kẻ và sẽ chỉ bước lên tàu khi người cuối cùng trong tàu bước xuống. Các hệ thống thang cuốn lên xuống có chỉ dẫn rõ ràng và mọi người tuyệt đối tuân thủ.
3, Cực sạch sẽ
Luôn luôn có nhân viên hút bụi làm sạch tàu hoặc lau khử trùng tay vịn. Rất hiếm thấy thùng rác và mọi người luôn có ý thức giữ rác bên mình để vứt đúng nơi cần vứt. Trong sân ga, trên tàu những những âm thanh du dương như tiếng chim hót hoặc nhạc thiên nhiên phát qua hệ thống loa.
4, Cực an toàn
Có rất nhiều dòng kẻ được làm mới và in đậm để lưu ý người đi đứng đúng khoảng cách an toàn với tàu. Ở những nhà ga cũ, sẽ luôn có nhân viên đảm bảo mọi người đứng sau vạch vàng khi tàu đến và rời ga. Vào giờ cao điểm, sẽ có những hàng rào nhân viên đứng giang tay đễ giữ cho hành khách di chuyển hiệu quả và an toàn tối đa.
5, Phục vụ tận "răng"
Hầu hết các sân ga lớn, nhỏ đều có máy bán nước nóng, lạnh tự động, thậm chí cả máy bán khoai tây chiên, kem.. Nhưng không một hành khách nào ăn uống ở trên tàu.
 |
"Xin lỗi, tôi không thể nói chuyện, tôi đang trên tàu điện ngầm".
|
6, Không có ô nhiễm tiếng ồn
Hầu như bạn sẽ không nghe thấy một tiếng nói chuyện qua điện thoại di động (hoặc sẽ có hành khách nào đó thì thầm: "Xin lỗi, tôi không thể nói chuyện, tôi đang trên tàu điện ngầm".
7, Các tín hiệu cảnh báo ở khắp nơi
Có rất nhiều quy tắc và cảnh báo. Nhưng đó là những tín hiệu rất ý nghĩa, hãy cẩn thận khi bạn đang say rượu và đứng gần tàu; cẩn thận khi bạn đang đi bộ và nhắn tin...
8, Công nghệ hỗ trợ
Có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ cho việc đi lại của bạn. Nó dễ dàng sử dụng, có phiên bản tiếng Anh và wifi miễn phí.
9, Nhà vệ sinh sạch nhất thế giới
Các nhà vệ sinh luôn luôn sạch sẽ và được trang bị tốt. Giống như phòng tắm nhà bạn vậy.
Bảo Châu
Xem video về ưu điểm của hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo:
Play" alt=""/>9 sự thật về tàu điện ngầm Tokyo khiến dân Mỹ phát 'điên'

 |
Nhân viên Bưu điện Thành phố Biên Hòa phát gạo miễn phí cho người nghèo đang bị kẹt tại thành phố do Covid-19 |
Trong những ngày thành phố Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai áp dụng chỉ thị 16 của Chính phủ, Bưu điện tỉnh cũng đã kích hoạt 86 điểm bán hàng hóa thiết yếu tại các Bưu cục để phục vụ người dân. Bưu điện cũng tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên, người lao động của đơn vị, từ đó tạo cơ sở đề xuất luồng xanh cho xe vận chuyển chuyên dụng, cấp mã đội ngũ bưu tá giúp kết nối chuỗi cung ứng, đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân đang thực hiện giãn cách xã hội.
 |
Chương trình “Hạt vàng Bưu điện” chung tay vì cộng đồng tại Đồng Nai |
Bà Dương Thị Việt Hương, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh cho biết, đơn vị đã cùng các cơ quan chức năng của tỉnh xác minh, phát phiếu cho người nhận, phân luồng đảm bảo giãn cách, an toàn chống dịch.
Đối với những khu vực bị cách ly hoàn toàn, những người già neo đơn, người khuyết tật thì phối hợp với tổ dân phố, chính quyền tại phường, xã để phát tại nhà cho người dân.
 |
Người dân nhận gạo tại điểm phát gạo của Bưu điện |
Có mặt tại điểm phát gạo của Bưu điện, anh Quang, người bán vé số ở thành phố Biên Hòa cho biết, anh trước đây làm nghề bán vé số, vợ làm công nhân trong khu công nghiệp. Nhưng do dịch bệnh, nhà máy tạm đóng cửa, thành phố thực hiện giãn cách, anh cũng không thể đi bán vé số được.
Hai vợ chồng có hai con nhỏ đang tuổi đi học, mẹ già yếu nên tiền lương, thu nhập của hai vợ chồng chỉ đủ trả tiền sinh hoạt phí và đóng học cho con. Dù được hưởng các chính sách an sinh xã hội vì là hộ nghèo song ở thời điểm hiện tại, anh gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Một chút thôi nhưng sẽ giúp chúng tôi bớt lo toan, số gạo này bằng một ngày bình thường tôi bán vé số. Giờ không bán vé số được nữa, cũng không ai mướn làm gì nên khó khăn lắm, tôi mong dịch bệnh qua mau để cuộc sống trở lại bình thường, tiếp tục được đi làm, có thu nhập trang trải, nuôi con”, anh Quang chia sẻ.
Bên cạnh các hoạt động đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, Bưu điện Đồng Nai cũng đang tích cực làm việc với Sở Nông nghiệp triển khai và xây dựng kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart nhằm thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn.
Hải Phong

Vietnam Post tặng gạo cho hơn 233.000 người dân 6 tỉnh, thành phía Nam
Từ ngày 5/8 đến ngày 15/8, Vietnam Post triển khai đồng loạt chương trình “Hạt vàng Bưu điện” tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Khoảng 700 tấn gạo ngon sẽ được tặng cho hơn 233.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn.
" alt=""/>'Hạt vàng Bưu điện' đến với người dân Đồng Nai