Nữ 'tài xế' ... xe ngựaChị Kim Hiến, 39 tuổi nhà ở xã Quới Sơn (H. Châu Thành, Bến Tre) là một trong 3 xà ích nữ của bến xe ngựa trên cồn Thái Sơn (còn gọi là Cồn Lân - TP Mỹ Tho, Tiền Giang).
Chị ăn mặc giản dị, gương mặt hiền lành chân chất. Chị ngồi ở bên trái của xe, tay cầm dây cương thúc ngựa lao tới. Không nhìn thấy hình ảnh này đố ai biết chị là một 'tài xế' xe ngựa lành nghề.
Chị Kim Hiến có chồng và 2 con. Con trai lớn của chị năm nay tròn 17 tuổi cũng theo nghề của mẹ, cầm cương một chiếc xe ngựa khác. Chồng chị là tài xế xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng.
 |
Tết, chị Hiến vẫn phải cắt cỏ cho ngựa, chở khách đi thăm quan nên hầu như chị không có một cái Tết trọn vẹn. |
Chị là đời thứ 3 trong gia đình có nghề nuôi ngựa kéo xe. Thuở nhỏ, chị theo ông nội cắt cỏ chạy xe. Rồi đến đời cha, chị cũng tiếp tục sát cánh. Chị đã từng cắt những gánh cỏ vừa mềm vừa thơm để nuôi nhiều con ngựa. Chị cũng tập tành đánh xe. Cứ thế, theo năm tháng chị lành nghề lúc nào không hay.
Gia đình chị hiện không còn nuôi ngựa kéo xe. Chị nói, ông nội và bố đã bán ngựa và xe từ nhiều năm trước. Ba năm nay, chị xin vào làm ở khu du lịch cồn Thái Sơn, được nơi đây giao cho cả ngựa và xe để vừa chăm sóc vừa hành nghề.
'Hàng ngày con dậy rất sớm, từ 5 giờ sáng đi cắt cỏ đến hơn 7 giờ mới về đến nhà. Lo sơ chút việc nhà, chăm cho con gái ăn sáng đến trường xong con vội mang cỏ qua để kịp cho ngựa ăn...'.
Con ngựa này - chị chỉ cho tôi xem - 'Khi con nhận, nó ốm lắm, trơ cả xương. Con cố gắng vỗ béo nó để bây giờ mới đủ sức kéo hơn chục chuyến xe mỗi ngày'.
Càng cận Tết, khách du lịch càng vắng, chị vẫn phải có mặt. Mỗi ngày, chị chỉ có 4 -5 chuyến, được trả với giá 10.000đ/chuyến.
Xe chạy chậm để dừng lại. Chị Hiến trải lòng, 'Nghề xe ngựa không có Tết chú ơi. Ai cũng thế, đã là người Việt, Tết rất thiêng liêng nhưng hoàn cảnh con thì không thể. Ngày Tết vẫn phải cắt cỏ cho ngựa, vẫn đưa du khách vui chơi. Thôi thì, mình không ăn Tết nhưng mang niềm vui Tết đến cho mọi người trên chiếc xe ngựa thô sơ này cũng là một điều hay'.
'Thôi con cố gắng để vui Tết cùng gia đình nhé'. Chúng tôi nói với Hiến trước khi xuống xe tạm biệt người nữ xà ích của cồn Thới Sơn ...
 |
Những ngày Tết, khách du lịch đông, nhiều người làm nghề chèo chuyền ở cồn Thới Sơn vẫn mải miết với công việc. |
Người chèo xuồng trên sông
Hàng trăm chiếc xuồng gỗ chen chúc ở bến đò rạch Bà Ngoạn trên cồn Thới Sơn. Chiếc cũ, chiếc mới. Trên xuồng, 2 người chèo đang cầm mái đứng chờ ...
Chúng tôi xuống xuồng của chị Phan Thị Thu Thảo 40 tuổi. Chị và một người bạn ngồi ở 2 đầu xuồng. Mái chèo chuyển động. Chiếc xuồng lao tới phía trước.
Rạch Bà Ngoạn hẹp chỉ đủ cho hai xuồng qua lại. Hai bên rạch, suốt chiều dài nhiều cây số, hàng dừa nước tỏa bóng mát che khuất ánh mặt trời nóng rát của ngày cuối năm.
Mái chèo vẫn đều đặn, chiếc xuồng nhẹ nhàng đi tới. Chị Thảo cho biết, tại bến có tất cả 300 chiếc xuồng với 600 tay chèo phục vụ du khách. Đa số người chèo là phụ nữ.
 |
Những ngày Tết, khách đông, chị Thảo tranh thủ làm thêm để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống. |
Xuồng mình tự sắm, chị Thảo nói. Những người chèo xuồng ở đây đa số không có đất canh tác, không nghề nghiệp ổn định nên được chính quyền xã cho vay trả góp mỗi tháng. Nhờ vậy họ có phương tiện mưu sinh. Mỗi chuyến đi dài 2km được khu du lịch trả công 15.000đ. Ngày đông khách, họ đi được hơn chục chuyến nhưng ngày ế chỉ 3 - 4 chuyến. Số tiền thu được lại chia 2 vì cả 2 người cùng làm.
'Cuộc sống ở cồn rất bấp bênh. Không chèo đò thì đi làm cỏ mướn hoặc các ngành nghề tay chân khác mới có ăn', chị Thảo bày tỏ. 'Nhưng với thu nhập ít ỏi như thế làm sao đủ ăn Tết?', chúng tôi hỏi. Thảo mỉm cười, 'Ở thôn quê, làm được nhiêu ăn bấy nhiêu, không như thành phố phải bon chen. Ở đây chủ yếu là có hũ gạo với nước mắm nước tương qua bữa là được rồi'.
 |
Bà Hương năm nay đã 80 tuổi. Những ngày Tết bà vẫn miệt mài chèo thuyền đưa khách đi thăm quan phong cảnh ở cồn Thới Sơn. |
Một chiếc xuồng vừa qua mặt. Người chèo là một bà cụ. Nét mặt bà tươi như hoa. Bà nở nụ cười chào mọi người. Chiếc xuồng của bà lướt nhanh trên mặt nước.
Được biết bà là Nguyễn Thị Ngọc Hương 80 tuổi. Bà hiện nay phải nuôi cháu nội đang học lớp 8.
Bà nói: 'Cha đứa bé mất vì tai nạn, mẹ nó cũng làm nhưng chẳng đủ tiêu. Nó đã lớn cũng tham gia vào phụ mẹ phụ bà mưu sinh.
Chẳng biết Tết này có gì cho cả nhà ăn Tết hay không?', bà Hương cố gượng cười nói với chúng tôi.

Người Hà Lan nướng xúc xích ở Sài Gòn: Thích Tết Việt vì được lì xì
Khách đứng bên ngoài chờ khá đông. Bên trong quán, 4 người đang rộn ràng với công việc. Chỉ riêng anh, vẫn bình thản đứng nướng từng cây xúc xích ...
" alt=""/>Những phận người nặng gánh mưu sinh ngày cận Tết
Diễn ra từ ngày 15/12-20/1, Lễ hội mùa đông với chủ để “Tuyết rơi xứ rồng” tại Sun World Halong Complex là câu chuyện về Miền Đất Rồng lãng mạn, diệu kỳ trong những ngày Giáng sinh giá lạnh. Ở đó, du khách sẽ được dẫn dắt vào một hành trình khám phá xứ Rồng thiêng theo một cách thật sự khác lạ, mới mẻ. Đây là Lễ hội mùa đông lần đầu tiên được Sun World Halong Complex tổ chức, và có lẽ cũng là lần đầu tiên, một “mùa tuyết trắng xứ Rồng” độc đáo như thế được mang tới Hạ Long. |
|
Bước chân tới Ga đi cáp treo Nữ hoàng là đã thấy một miền Giáng sinh mở ra. Người Tuyết hóm hỉnh, đàn tuần lộc đáng yêu, chú rồng con tươi cười đón chào du khách. Hạ Long với sương mờ nhân ảnh quen thuộc dường như đã hóa thành miền tuyết trắng, trong mùa lễ hội, với sự hiện diện của một cây thông tuyết khổng lồ có chiều cao tới 18,88m. Điểm nhấn ấn tượng này không khỏi khiến du khách tới Sun World Halong Complex mùa này trầm trồ, thích thú. Và đây cũng là khu vực khiến du khách tốn nhiều dung lượng bộ nhớ trong máy ảnh và điện thoại nhất.
Nhưng đó chưa phải là điều thú vị bậc nhất trong hành trình khám phá xứ tuyết trên đất rồng.
Lướt cáp treo Nữ hoàng hai kỷ lục trên vịnh biển mùa đông đẹp ảo diệu trong tấm toan sương mờ buông hờ hững trên mặt nước vịnh, khi ẩn khi hiện những ngọn núi trầm mặc, mới thấy vịnh Hạ Long mùa đông đẹp hơn những gì ta vẫn nghĩ.
Khi tâm trí vẫn còn đang trôi theo cái sự lãng đãng của mùa đông nơi vịnh biển, thì những bước chân đầu tiên tới khu đồi huyền bí trên đỉnh Ba Đèo, một tòa lâu đài pha lê bất ngờ xuất hiện, đưa bước chân lạc vào miền băng giá. Ở cuối khu đồi là một con đường tuyết trắng với những bông tuyết rơi đầy lãng mạn. Thả bước trên những cung đường ảo diệu ấy, văng vẳng bên tai là giai điệu Giáng sinh ngọt ngào, bắt gặp hình ảnh ông già Noel cùng cỗ xe chở đầy quà tặng, chẳng phải ta đang ở giữa mùa đông cổ tích diệu vợi đấy sao?
Không chỉ lôi cuốn bằng khung cảnh đẹp như cổ tích ấy, lễ hội mùa đông Sun World Halong Complex còn mang đến cho du khách, đặc biệt là các bé, những niềm vui vỡ òa khi được tận thấy chú rồng tuyết dễ thương phun tuyết trắng xóa. Du khách nhí chắc chắn sẽ cực kỳ phấn khích khi được rồng tuyết tặng quà Giáng sinh.
Noel không bao giờ thiếu đi những màn trình diễn nghệ thuật độc đáo. Và ở Lễ hội mùa đông, các chương trình biểu diễn nghệ thuật do các nghệ sỹ châu Âu trình diễn sẽ là một “đặc sản” mà nếu không phải là ở Sun World Halong Complex, sẽ chẳng có điểm vui chơi nào ở Hạ Long có thể thết đãi bạn. Các chương trình biểu diễn này sẽ diễn ra từ ngày 15-24/12 trong thời gian lễ hội.
Chiêm ngưỡng “Tuyết rơi xứ Rồng”, để phiêu du trong một Giáng sinh lung linh tuyết trắng, đó mới chỉ là một nửa trải nghiệm khi đến Sun World Halong Complex. Nửa còn lại của kỳ nghỉ cuối tuần tại Hạ Long sẽ được làm tròn đầy với rất nhiều trò chơi thú vị trong công viên chủ đề Dragon Theme Park, hoặc những khoảnh khắc giải trí đã đời ở khu vui chơi trong nhà Kido Land trên đỉnh Ba Đèo.
Dù đến Lễ hội mùa đông Sun World Halong Complex từ những ngày đầu tiên khai hội, thì bạn vẫn cần phải tới nơi này, khi Giáng sinh năm mới tới gần, bởi điều hấp dẫn bùng nổ nhất của Lễ hội sẽ diễn ra vào tối 22/12. Giáng sinh xứ Rồng khi đó sẽ được thắp lửa cuồng nhiệt đam mê, trong đêm nhạc hội EDM - Dragond Land Christmas, với sự góp mặt của những ca sỹ trẻ đình đám như Hoàng Thùy Linh, Anh Quân Idol, Lộn xộn band, DJ Alexa… cùng nhiều cái tên được giới trẻ yêu thích hiện nay.
Nhớ nhé, một mùa đông cực kỳ hấp dẫn đang diễn ra ở đất rồng Hạ Long. Một Sun World Halong Complex đầy lôi cuốn trong Giáng sinh tuyết trắng, với những trải nghiệm lần đầu tiên có tại Hạ Long đang chờ đón, trong mùa lễ hội cuối năm.
Doãn Phong
" alt=""/>Hạ Long có Lễ hội mùa đông lớn bậc nhất miền Bắc

 |
Chiếc xe máy cũ, rách yên của Giàng A Sử. Ảnh: Vũ Trung Hiếu. |
Chờ mãi không thấy người mất ví quay lại, Sử mang chiếc ví về phòng trọ ở quận Hà Đông, Hà Nội, tìm cách liên lạc với chủ nhân chiếc ví. ‘Trong ví có đầy đủ giấy tờ, thẻ ATM mang tên Vũ Trung Hiếu và hơn 10 triệu đồng. Em lên mạng tìm tên Vũ Trung Hiếu mà nó ra nhiều kết quả lắm. Em không biết ai là người mất nên quyết định gọi cho ngân hàng và đăng tin mình nhặt được ví, hi vọng người mất đọc được’, Sử kể với VietNamNet.
Người mất chiếc ví là anh Vũ Trung Hiếu, 24 tuổi, ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Sử gọi cho người mất xác minh rồi chạy chiếc xe máy cũ, rách yên giữa trời mưa lạnh sang quận Tây Hồ trả lại.
‘Số tiền trong ví bằng hai tháng lương đi làm của em. Nhưng em nghĩ, ai mất của cũng tiếc lắm, nhất là trong chiếc ví có rất nhiều giấy tờ’, Sử nói về lý do trả lại đồ nhặt được.
 |
Sử cho biết, khi trả lại ví, Sử được anh Hiếu gửi tiền cảm ơn nhưng em không nhận. Em nói: 'Số tiền đó không phải do em làm ra'. Ảnh: Vũ Trung Hiếu. |
Anh Hiếu cho biết, khi đánh rơi chiếc ví, anh nghĩ là sẽ mất luôn, dù anh đã đăng thông tin tìm kiếm. Nhận lại chiếc ví từ Sử, anh hạnh phúc, cảm thấy nghẹn lòng khi nghĩ về chàng trai người dân tộc Mông. Sau đó, Hiếu đăng câu chuyện mình được trả ví lên mạng xã hội.
Anh viết: ‘Em trả lại mình ví và toàn bộ tài sản giấy tờ, mình có gửi em chút quà nhưng em từ chối. Em nói: ‘Em có lấy 50 ngàn đồng đổ xăng, vì xe em hết xăng, còn lại, em không lấy gì đâu. Anh kiểm tra lại xem có đầy đủ giấy tờ không nhé. Nếu thiếu gì, anh gọi cho em nhé’. Mình chỉ biết lặng im rồi nói ba chữ: ‘Cảm ơn em’.
Mình thấy em ăn mặc rất phong phanh, ngồi run vì lạnh nên hỏi thì biết, em chưa ăn gì. Mình mời em đi ăn phở. Em nói: ‘Phở ăn thì được anh ạ, chứ tiền em không lấy’.
 |
‘Đâu đó ngoài xã hội vẫn còn những người họ tuy nghèo về vật chất nhưng giàu có ở tấm lòng. Xin cảm ơn em. Hạnh phúc là nhận được lòng tốt của người khác. Cho yêu thương để nhận lại yêu thương’, anh Hiếu nói. |
Còn A Sử lại thấy vui khi mình làm được một việc tốt. Cậu cho biết, khi trả lại chiếc ví, được anh Hiếu cảm ơn bằng tiền, nhưng em không nhận. ‘Đó không phải là tiền em làm ra. Ngày cuối năm, em không muốn người khác lại buồn vì mất hết giấy tờ’, Sử nói.

Cầm 200 đô sang Hàn, mẹ đơn thân vừa học tiến sĩ vừa nuôi con
Là nghiên cứu sinh, làm mẹ đơn thân, lại vừa được bầu chọn là ‘Công dân danh dự của thành phố Seoul’, Minh Phương cùng lúc thực hiện nhiều vai trò khác nhau.
" alt=""/>Chàng trai người H'Mông đứng dưới mưa đợi trả ví cho người mất