Đá quý trăm triệu được bán như mớ rauKhoảng 6 năm nay, cứ vào Chủ nhật hàng tuần, các tay buôn đá quý từ Yên Bái và các tỉnh thành lại tụ tập về địa chỉ số 456 Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) họp chợ. Đây là chợ phiên đá quý duy nhất, mở mỗi tuần 1 lần tại Hà Nội cho đến thời điểm này.
Chợ được giới kim hoàn và người sưu tầm đá quý gọi là ‘Khu chợ triệu đô’. Nhiều viên đá quý từng được bày bán ở đây có giá trị lên tới cả trăm triệu đồng.
 |
Chợ phiên đá quý ở Hà Nội. |
8 giờ sáng, người viết có mặt tại chợ. Qua quan sát, có hơn 20 sạp hàng ở chợ. Mỗi tiểu thương chỉ xách một chiếc túi du lịch nhỏ. Nếu gặp họ ngoài đường, chẳng ai nghĩ bên trong chiếc túi đó là cả một ‘gia tài’.
Họ bày biện những viên đá quý hình thù đa dạng, từ thô đến chế tác tinh xảo, đủ màu sắc có giá trị hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng lên chiếc bàn gỗ.
Từng tốp khách thăm quan khắp các sạp hàng, chăm chú dùng đèn pin mini soi đường vân đá, độ trong của ngọc.
 |
Những viên đá quý từ dạng thô đến chế tác tinh xảo có giá trị được bày bán la liệt. |
Bà Thiết (SN 1964, Yên Bái) - một dân buôn đá quý lâu năm cho hay: ‘Chợ họp mang tính chất kích cầu mua bán, giới thiệu hàng hóa, vừa là câu lạc bộ để gặp gỡ các đồng nghiệp trong nghề, trao đổi kinh nghiệm. Khách đến, dù mua hay không, cũng không bị chủ hàng khó chịu, kể cả vào ngày mùng Một. Người bán chủ yếu đến từ Yên Bái, Hà Nội và Nghệ An’.
Người phụ nữ này cho biết, giá của những viên đá quý tùy thuộc vào chất lượng, màu sắc và tuổi đời của đá.
Nhiều viên đá chỉ bé bằng đầu ngón tay cái nhưng có giá vài chục triệu đồng, trong khi nhiều viên to chỉ có giá vài trăm nghìn là chuyện bình thường. Để chứng minh, bà Thiết chỉ vào viên ngọc trên mặt bàn nói: ‘Viên đá thô này 16 triệu, chưa mài giũa’.
Theo lời người phụ nữ sinh năm 1964, những viên đá được giao dịch ở đây cao nhất chỉ dao động từ vài chục triệu đến trăm triệu. Viên đá có giá trị tiền tỷ thường được giao dịch miệng. Khách ưng, người bán mời đến nhà hoặc địa điểm an toàn nào đó giao dịch, vì sợ bị cướp.
'Tôi vừa bán hàng thô, vừa bán mặt hàng chế tác sẵn. Khách phần lớn là người Việt Nam, du khách nước ngoài cũng đến nhưng họ chủ yếu thăm quan, chụp ảnh là chính', bà Thiết nói.
Bà Thiết rỉ tai, khách đến đây, có nhiều ông chủ buôn giàu có nhưng trông lại rất tuềnh toàng. Đôi khi họ ăn mặc sơ sài, xách chiếc túi bình dân nhưng khi gặp được hàng đẹp, quý hiếm, họ sẵn sàng rút tiền đặt cọc, bất kể viên đá đó có mức giá ra sao.
Bà chia sẻ thêm, khách ưng thì giao tiền, lấy đá về. Mọi thủ tục nhanh gọn, mua bán như mớ rau, không cần phải giấy tờ.
Thú săn đồ của tay buôn đá quý
Ngồi nép trong góc chợ là sạp hàng của người đàn ông có nước da bánh mật, người gầy gò. Anh tên Triệu Khải (SN 1980, người Nam Định), từng làm rất nhiều công việc nhưng sẵn đam mê săn lùng đá quý nên anh ‘chung thủy’ với nghề này ngót nghét hơn chục năm.
 |
Anh Khải bày đá lên sạp. |
‘Làm nghề đá quý đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhìn đá, phân loại đá. Tôi thường lên Lục Yên (Yên Bái), sang Mianma, Srilanka… lùng đá quý. Thái Lan tôi cũng hay sang nhưng đất nước này hiện không có mỏ, chỉ là nơi trung chuyển hàng sang các nước Campuchia, Lào, Việt Nam.
Ở đâu người ta mách có nguồn hàng đẹp là tôi xách balô lên đường. Tôi đã đi gần hết các nước châu Á’, anh Khải khẳng định.
Đặc biệt, anh Khải giao tiếp bằng tiếng Anh khá tốt. Anh cho biết, lăn lộn sang các nước khác, nếu không có ngoại ngữ, sẽ gặp nhiều trở ngại.
Tay buôn đá tiết lộ, đá được bày bán trong chợ phiên này không phải loại nào cũng là đá thật mà còn có cả đá nhân tạo sản xuất ở Trung Quốc. Tất nhiên, giá thành của những loại đá nhân tạo rẻ, giá chỉ vài trăm nghìn đến vài triệu.
‘Nếu tôi muốn kiếm được nhiều tiền, giàu nhanh, tôi lấy hàng đó về bán, vừa lãi, giá thành rẻ, phù hợp túi tiền người mua. Khách không biết, chắc chắn sẽ chọn hàng rẻ, chẳng ai bỏ ra tiền triệu mua viên đá bé xíu về đeo. Đá quý thì không rẻ mà đá rẻ không phải đá quý’, người đàn ông quê Nam Định nhấn mạnh.
Anh chia sẻ, đá thật thường có tì vết, đá nhân tạo bóng và hoàn hảo từng đường nét.
‘Tôi ít buôn đá nhân tạo mà ‘say’ đá thật hơn. Số hàng tôi mang theo người là phần nhỏ, ở nhà trữ số lượng nhiều hơn.
Lúc thị trường bị chững, lượng hàng không lưu thông được, mất vài năm tôi mới bán hết số hàng tồn. Tuy nhiên, mặt hàng này để 10 năm, 20 năm, càng lâu càng có giá. Tiền lãi tích vào, tôi lại lên đường mua hàng mới nên đến giờ tôi vẫn chưa giàu được’, anh Khải mỉm cười nói.
Theo anh Khải, không phải ai buôn ngọc, đá cũng trở nên giàu có. ‘Việc mua đá phụ thuộc vào may rủi. Nhiều người đen đủi, có khi vỡ nợ do buôn đá quý.
Anh Khải tiết lộ, mua được viên đá to nhưng muốn biết giá trị hay không phải xẻ ra mới biết. 'Anh bạn tôi, vào tận rừng, mua được khối đá to, người ta định giá 3 tỷ, vội gom hết tiền lấy. Thực tế khối đá chỉ đáng giá vài chục triệu. Đến giờ anh bạn tôi vẫn cay đắng ôm khoản nợ lớn.
Chưa kể nhiều trường hợp, bị cướp hàng trong rừng, chuyến đó coi như mất trắng’, anh Khải nhớ lại.

Chiêm ngưỡng căn nhà có hơn 100 'báu vật' độc nhất ở miền Tây
Ngôi nhà của anh Nguyễn Đình Tuấn, 45 tuổi, huyện Lai Vung, Đồng Tháp, thuộc hàng hiếm ở miền Tây, bởi trong ngôi nhà này đang chứa hơn 100 'báu vật' cổ.
" alt=""/>Tiết lộ của tay buôn đá quý tại khu chợ triệu đô giữa lòng Hà Nội
Câu chuyện tình yêu của Anh Phạm Hữu Trung (SN 1988, Quảnh Ninh), công tác tại một bệnh viện tư ở Hà Nội và Hà Thị Vân (SN 1993) khiến nhiều người đọc xúc động khi được chia sẻ trên một diễn đàn mạng.Tình yêu thật bắt đầu từ mạng ảo
Cặp đôi quen nhau một cách rất tình cờ vào năm 2012. Sau khi kết thúc 4 năm du học ở Trung Quốc, anh Trung về Việt Nam và chuẩn bị xin việc làm. Thời gian này, anh có lập một tài khoản Facebook và tham gia vào một group của địa phương.
Anh đăng những bức ảnh do mình chụp lên và được chị Vân vào bình luận.
 |
Anh Trung và chị Vân |
‘Ấn tượng đầu tiên của tôi khi nhìn thấy ảnh đại diện cô ấy trên Facebook là nụ cười tươi, tự nhiên. Tôi cũng bị thu hút bởi cách nói chuyện thật thà, có phần hơi tồ tồ của bạn gái’, anh nhớ lại.
Biết nhà gần nhưng chưa có cơ hội gặp mặt, hai người bắt đầu làm quen. Sự chia sẻ đã giúp họ đến gần nhau hơn. Khoảng 5 tháng sau, cặp đôi chính thức nói lời yêu.
Năm 2013, anh Trung lên Hà Nội công tác tại một bệnh viện trong khi chị Vân vẫn học đại học tại Mạo Khê, Quảng Ninh.
‘Sau mỗi ca trực đêm, tôi được nghỉ vào buổi sáng là tranh thủ đi xe máy về thăm cô ấy. Không kể mưa nắng, mùa đông hay mùa hè, tôi cứ đi lại giữa 2 nơi như thế chỉ để được gặp nhau, ăn một bữa cơm do cô ấy nấu’, anh nói.
Tình cảm cứ thế lớn dần đến năm 2015, chị Vân tốt nghiệp Đại học và lên Hà Nội cùng anh Trung. Nhưng tình yêu của họ không được gia đình anh Trung chấp thuận và tìm đủ mọi cách ngăn cản.
‘Tôi cũng cố gắng về quê thuyết phục người thân nhưng không hiệu quả. Ngược lại, gia đình cũng tìm nhiều cách tác động đến con trai nên tôi trốn không muốn về nhà, để tránh bị tác động’.
Thời điểm này, chị Vân đang mang thai. Khi bị gia đình bạn trai phản đối quá gay gắt, chị đã suy nghĩ rất nhiều.
Sợ làm khổ anh Trung, chị có ý định bỏ thai và xin việc ở một nơi khác. Nhưng anh Trung phát hiện được bí mật ấy nên đã ngăn cản.
‘Công tác trong trong ngành y, tôi biết hậu quả của việc phá thai như thế nào. Tôi động viên và hỏi: ‘Em có chịu khổ, đi cùng anh không?’. Cô ấy gật đầu’.
‘Thời điểm đó, có những lần tôi định đưa cô ấy đến một nơi khác để lập nghiệp bởi không muốn vợ chịu áp lực, stress ảnh hưởng đến thai nhi’, anh nói thêm.
Biết bố mẹ không đồng ý, cả hai không làm đám cưới, chỉ tiết kiệm tiền lên Tam Đảo chụp bộ ảnh cưới làm kỷ niệm.
 |
Năm 2016, họ đón con gái đầu lòng. |
Họ gặp khó khăn trong việc đăng ký kết hôn vì không có sổ hộ khẩu của nhà trai. Việc này làm anh Trung phải suy nghĩ rất nhiều.
‘Tôi sợ con ra đời không được khai sinh theo họ bố. Tôi thương vợ vì đã không được mặc áo cưới lại không có danh phận về pháp luật vì vậy tôi quyết định về nhà gặp bố mình.
Tôi nói: ‘Con biết bố mẹ giận, không đồng ý nhưng chúng con đã có em bé. Con chỉ có nguyện vọng xin bố cho con được đăng ký kết hôn để cháu ra đời được mang họ của nhà mình’.
Nhận được cái gật đầu của bố, anh Trung và chị Vân đăng ký kết hôn và về ở cùng nhau chờ ngày con gái ra đời.
Chào con gái!
‘Hai vợ chồng bắt đầu với 2 bàn tay trắng’, anh Trung nói. Anh thuê phòng trọ nhỏ (1,5 triệu/tháng) để họ ở tạm, dành tiền sinh con.
Chị Vân cũng tranh thủ đi làm thêm ở cửa hàng nội thất, chuẩn bị kinh phí đón con ra đời.
Các bác sĩ trong bệnh viện nơi anh công tác biết hoàn cảnh hai vợ chồng nên rất thương và tư vấn, giới thiệu cho họ những chỗ khám thai sản chi phí thấp.
Ngày 26/4/2016, khi 2 vợ chồng đang khám thai ở một phòng khám tư, bác sĩ thông báo ‘sắp sinh rồi’ nên anh vội vàng bắt taxi đưa vợ vào Bệnh viện Bạch Mai.
Mẹ vợ đau ốm và ở xa nên lúc chị Vân sinh, chỉ có 2 vợ chồng ở trong viện.
 |
Gia đình nhỏ của anh Trung, chị Vân. |
‘Vợ đau ngồi một chỗ, tôi chạy đi chạy lại mua nước, giấy vệ sinh, sữa… Lúc con ra đời, bế con - chút máu mủ trong tay mình, cảm giác xúc động lắm.
Thời điểm tôi không nghe sự sắp xếp của cha mẹ, quyết tâm bảo vệ vợ con cũng có nhiều ý kiến trái chiều.
Tôi là con trai một, trước giờ chỉ biết học, hầu như chưa cãi lời bố mẹ bao giờ. Khi xảy ra mâu thuẫn, người ta cho rằng, tôi bất hiếu nhưng tôi không nghĩ nhiều, chỉ nghĩ đến con.
Đứa trẻ không có tội tình gì và mình phải có trách nhiệm với nó. Con gái ra đời đã đem niềm hi vọng cho 2 vợ chồng, an ủi chúng tôi sau quãng đường quá dài và gian nan’.
Khi hai mẹ con được chuyển về phòng hậu sinh, anh Trung có hơn 2 năm kinh nghiệm về hồi sức sơ sinh nên tự tay vệ sinh, chăm sóc vết rạch phụ khoa cho vợ. Ông bố này cũng cho con ăn sữa, thay bỉm, tắm cho con… khiến các ông bà đi chăm con đẻ ở viện phải ngạc nhiên.
‘Dù không nói ra nhưng tôi biết, vợ tủi thân khi ‘đàn bà vượt cạn’ mà không có ai bên cạnh. Tôi chỉ biết động viên: ‘Em cứ yên tâm, việc này anh có kỹ năng. Anh lo cho em và con được’.
Thời gian vợ mang thai, anh Trung không dám nghỉ phép. Khi vợ sinh xong, anh dồn ngày nghỉ để chăm sóc vợ con.
‘Lãnh đạo bệnh viện cũng hiểu và thông cảm nên tạo điều kiện cho 2 vợ chồng.
Sau khi vợ hồi sức, tôi hướng dẫn vợ cách chăm sóc, tắm cho con… Hai vợ chồng cố gắng rồi mọi chuyện cũng dần suôn sẻ và tôi đi làm trở lại’.
Sau đó, cặp đôi được gia đình nhà ngoại lên hỗ trợ, chăm sóc. Khi con gái đi học mầm non, chị Vân đi làm trở lại ở một công ty du lịch.
Giờ đây, cuộc sống của họ bớt áp lực hơn. Nhờ tiết kiệm, họ đã mua được một căn chung cư nhỏ ở Hà Nội đang chờ ngày bàn giao.
‘Hiện, tôi chỉ mong muốn ổn định kinh tế để có thể lo cho vợ con. 8 năm rồi chưa được đoàn tụ gia đình, tôi cũng thương bố mẹ vì bố mẹ tuổi càng cao. Chỉ mong 2 bên xóa được rào cản để có ngày sum họp’. anh nói.

Chuyện tình chàng Việt kiều Mỹ và cô hàng xóm phải nhờ bà ngoại ‘làm mai’
Mến cô hàng xóm dễ thương nhưng anh Quốc Việt chưa một lần dám bắt chuyện. Chỉ đến khi sang Mỹ, nhờ bà ngoại mai mối, anh mới dám bày tỏ tình cảm của mình.
" alt=""/>Bị gia đình ‘từ mặt’, chàng trai vẫn quyết xây tổ ấm với cô gái quen qua mạng