
>> Nokia Ace chạy WP 7, màn hình 4,3 inch
Theo các tờ quảng cáo này được lấy từ trang tin Pocketnow, chiếc điện thoại có hình dáng khá giống với Nokia N9 sẽ có một máy ảnh 8-megapixel.

>> Nokia Ace chạy WP 7, màn hình 4,3 inch
Theo các tờ quảng cáo này được lấy từ trang tin Pocketnow, chiếc điện thoại có hình dáng khá giống với Nokia N9 sẽ có một máy ảnh 8-megapixel.
Michael Phelps và gia đình của mình.
Cậu bé Michael Phelps và hội chứng ADHD
Michael Phelps sinh ngày 30/6/1985, là em út trong một gia đình có hai chị gái, Hilary và Whitney, ở ngoại ô Baltimore (bang Maryland). Ông Fred, bố của Michael, là một quân nhân. Còn mẹ anh, bà Debbie, là giáo viên trung học cơ sở. Tuy nhiên, đến năm 1993, cha mẹ Phelps ly thân. Một năm sau, họ chính thức ly dị khi cậu bé Phelps mới 9 tuổi. Bà Debbie Phelps đã phải một mình nuôi anh khôn lớn cùng các chị gái.
![]() |
Cậu bé Michael Phelps bị chuẩn đoán mắc chứng bệnh ADHD từ lúc 9 tuổi. |
Cũng trong khoảng thời gian đó, bên cạnh nỗi đau mất chồng, sự vất vả khi phải một mình nuôi 3 người con thì bà Debbie lại phát hiện ra cậu con trai của mình không thể tập trung vào bất cứ điều gì. Và 9 tuổi, cậu bé Phelps được các bác sĩ chuẩn đoán mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Lúc đó bà rất buồn vì Phelps bị mọi người nhìn bởi một con mắt khác, ngay cả các giáo viên của cậu bé cũng vậy.
Sự nỗ lực của một bà mẹ đơn thân và cách nuôi dạy con không phải ai cũng làm được
“Đó là một cú sốc đối với tôi. Nhưng tôi muốn chứng minh cho tất cả mọi người rằng họ đã sai. Tôi biết rằng, Michael có thể đạt được bất cứ điều gì nó muốn nếu nó đặt tâm trí của mình vào đó". Bà Debbie chia sẻ về cảm xúc của mình khi biết con trai bị mắc hội chứng ADHD.
Ngay lúc đó, bà Debbie, một người giáo viên trong hơn hai thập kỷ đã bắt đầu làm việc chặt chẽ với trường của Michael để giúp đỡ cậu bé. "Bất cứ khi nào một giáo viên nói, 'Michael không thể làm được điều này', tôi đã nói lại với họ rằng 'Vậy, em đã/ sẽ làm gì để giúp Michael?", bà Debbie nhớ lại.
![]() |
Những giọt nước mắt từ mẹ của một huyền thoại. |
Michael thích bơi lội ngay từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy, khi Michael rên rỉ về việc anh ghét đọc sách, thì mẹ anh đã thay đổi điều đó bằng cách đưa cho cậu bé những tờ báo thể thao hoặc những cuốn sách về thể thao. Còn khi nhận thấy rằng sự chú ý của Michael “đi lạc” trong toán học, bà đã thuê một gia sư và khuyến khích con sử dụng toán theo ngôn ngữ mà Michael thích như: "Bạn sẽ mất bao lâu để bơi hết 500 mét nếu bạn bơi ba mét mỗi giây?".
Cũng vì Michael thích bơi nên các bác sĩ đã khuyên nên để cậu bé tham gia bơi lội như một phần của cuộc điều trị. Bà Debbie đã cất công đưa anh tới hồ bơi 4-5 lần một tuần, tất nhiên khi đó không hề trông đợi rằng con bà rồi sẽ trở thành người bơi lội xuất sắc nhất hành tinh. Thực vậy, việc làm mẹ đơn thân giúp bà Debbie có được quyết tâm sắt đá cùng cậu con trai mọi lúc mọi nơi. Bà không phải tranh cãi về việc ai sẽ đưa Phelps tới bể bơi, ai sẽ trả tiền điều trị và tập luyện cũng như việc Phelps có trở thành vận động viên chuyên nghiệp hay không.
![]() |
Niềm vui khi nhìn thấy con chiến thắng của một người mẹ. |
Tại bể bơi, bà Debbie đã giúp Michael giảm “tăng động” bằng cách nhắc nhở cậu bé phải xem xét đến những hậu quả mà hành vi của mình có thể gây nên. Bà Debbie cho biết khi Michael 10 tuổi, trong một lần thi bơi, Michael đứng thứ hai và cậu bé đã rất thất vọng. Biểu hiện lúc đó của cậu bé là giằng chiếc kính của mình và ném chúng thật mạnh lên mặt sàn của hồ bơi.
Lúc đó, bà Debbie không hề tỏ ra trách móc hay có bất kỳ lời nói không vui nào với Michael. Khi họ lái xe về nhà, trên xe, thay vì nói Michael phải kiềm chế hay nói rằng con sẽ chiến thắng lần sau, Debbie lại nói với Michael về “tính thể thao” nhiều hơn về “những chiến thắng”. Bà Debbie và Michael đã tự tạo ra những tín hiệu riêng cho họ, để giúp Michael luôn bình tĩnh. Đó chính là dấu hiệu tay hình chữ “C”. Theo bà Debbie, bất kỳ khi nào đứng trên khán đài, thấy Michael thất vọng, chữ “C” đó lại được hiện lên trên tay bà. Nó là biểu tượng cho từ “compose yourself – hãy bình tĩnh lại”.
![]() |
Huyền thoại Michael Phelps. |
Có thể nói, bà Debbie sử dụng rất nhiều chiến lược khác nhau để giữ cho Michael luôn bình tĩnh và đi theo một kỷ luật. Theo thời gian, tình yêu với bơi lội của Michael ngày càng lớn và bà Debbie vui mừng vì sự tự giác của Michael trong việc này. “Michael rất ít khi từ bỏ những buổi tập luyện, ngay cả vào Giáng sinh thì hồ bơi vẫn là nơi đầu tiên chúng tôi đến và thằng bé hạnh phúc khi được ở đó".
Debbie cũng chia sẻ rằng bà luôn lắng nghe con trai của mình. Khi Michael học lớp 6, cậu bé nói rằng cậu muốn ngưng dùng thuốc. Mặc dù có mối nghi ngại nghiêm trọng rằng liệu mọi chuyện đó có ổn không khi cậu bé không uống thuốc nữa, nhưng bà vẫn đồng ý để cho cậu bé dừng lại. Michael đã không làm mẹ mình thất vọng. Cậu bé đã không còn dùng thuốc cho những người mắc tăng động giảm chú ý từ lớp 6 cho tới tận bây giờ.
![]() |
Michael Phelps luôn dành niềm vui chiến thắng đầu tiên cho mẹ của mình. |
Những việc làm của mẹ Michael Phelps đã khiến cả thế giới phải nể phục. Chuyên gia vật lý trị liệu Gilda Carle, tác giả cuốn Don’t Bet on the Prince! How yo Have the Man You Want by Betting on Yourself (tạm dịch: Đừng làm hoàng tử! Làm sao để trở thành người bạn muốn bằng cách là chính mình) đã từng thốt lên rằng: “Mẹ của Michael Phelps xứng đáng được trao giải Bà mẹ của năm”.
Ông còn nói thêm rằng: “Bà ấy đã một tay nuôi dạy ba đứa con, và cho Michael điều mà không đứa trẻ nào có: tập trung hết sức lực cho bơi lội. Michael Phelps thực sự là một ví dụ điển hình cho việc con người đã vượt lên số phận mạnh mẽ như thế nào. Nó cũng phá vỡ những định kiến về việc trẻ nhỏ sẽ trở nên hư hỏng ở những gia đình đổ vỡ. Điều quan trọng là chất lượng giáo dục và sự hướng dẫn cho con cái, dù cho môi trường tức thời xung quanh nó có ra sao. Mỗi cá nhân đều có những kỹ năng có thể được nuôi dưỡng và phát triển”.
Cho dù người mẹ này không kỳ vọng con mình có thể trở thành một chàng hoàng tử, nhưng bà đã nhận lại cả một HUYỀN THOẠI.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Mẹ kình ngư Michael Phelps đã 'biến' một đứa trẻ tăng động thành huyền thoạiCatriona Gray cho biết rất hạnh phúc khi lần thứ 3 đến Việt Nam và trở thành giám khảo của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Hoa hậu người Philippines đánh giá cao dàn thí sinh năm nay về nhan sắc, sự đa dạng và câu chuyện họ mang đến để truyền cảm hứng. Người đẹp hy vọng tân hoa hậu đăng quang năm nay sẽ nhận được sự ủng hộ lớn từ nước nhà để tỏa sáng tại đấu trường quốc tế.
Cùng cảm xúc với Catriona, Natalie Glebova rất vui khi được theo dõi hành trình của các thí sinh từ những vòng trước đến chặng cuối. "Tôi đánh giá cao khâu tổ chức của cuộc thi năm nay: chỉn chu, mang tầm cỡ thế giới. Tham dự và chấm điểm tại bán kết, tôi đánh giá cao những người đứng sau màn trình diễn của Top 41 thí sinh", Hoa hậu Hoàn vũ 2005 chia sẻ.
Lần đầu đến Việt Nam và lần thứ 2 làm giám khảo tại một cuộc thi nhan sắc quốc gia, Harnaaz Sandhu cho biết phấn khích khi gặp các thí sinh vào tối qua, ấn tượng trước câu chuyện của họ. "Dù là công việc khó khăn nhưng tôi rất vinh hạnh khi được giao trọng trách này. Việt Nam cũng là một trong những nơi tôi muốn đến trong hành trình của mình. Tôi được mặc áo dài vào sáng nay, khiến tôi nhớ đến văn hóa Ấn Độ và muốn trải nghiệm nhiều hơn về văn hóa truyền thống Việt Nam", cô tâm sự.
Chia sẻ về buổi phỏng vấn kín vào tối 23/6 với Top 41, Catriona Gray thấy ngưỡng mộ trước nguồn năng lượng và sức ảnh hưởng của các thí sinh tạo đến cộng đồng. Theo cảm nhận của cô, nhiều thí sinh từ lo lắng trở nên tự tin hơn. "Điều quan trọng không phải vấn đề ngoại ngữ hay tiếng Anh, các cô gái cần thể hiện được bản thân mình một cách chân thật nhất", hoa hậu sinh năm 1994 bộc bạch.
Với giám khảo Natalie Glebova, cô thấy có những thí sinh mang đến sự hài hước và nguồn năng lượng tươi vui nhưng cũng có những câu chuyện xúc động khiến cô bật khóc nhiều lần. Hoa hậu 41 tuổi cũng chia sẻ một vài kinh nghiệm tới các ứng viên trong khi trả lời ứng xử. Cô hy vọng các thí sinh luôn tự tin, tập luyện để ghi nhớ những điều muốn truyền tải tới giám khảo mà không thiếu sót, luôn giữ tích cực trong mọi tình huống.
Hoa hậu Harnaaz Sandhu tâm sự: "Là người từng trải qua quá trình giống các cô gái, cũng từng nhút nhát, tôi muốn truyền tải tới các thí sinh thông điệp hãy là chính mình. Người chiến thắng là người phải đại diện được quốc gia của mình một cách tốt nhất có thể".
Người đẹp đến từ Ấn Độ cho rằng nhiều người vẫn giữ định kiến cuộc thi hoa hậu chỉ để phô diễn vẻ đẹp hình thể. Khi được hỏi về việc tăng cân và bị miệt thị ngoại hình, cô thổ lộ: "Khi nghe những lời đó, dù không vui nhưng tôi vẫn luôn yêu thương bản thân và thấy may mắn khi có những nền tảng như Hoa hậu Hoàn vũ để cất lên tiếng nói của bản thân, để đại diện cho mỗi nhóm người, bản sắc riêng. Mỗi người đều nên là sứ giả trong câu chuyện của chính mình và quốc gia của họ. Làm một con người là trách nhiệm; dù bạn chiến thắng Hoa hậu Hoàn vũ hay không, không quan trọng bằng việc bạn trở thành một con người", hoa hậu 21 tuổi trải lòng.
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 có sự tham dự của nhiều ứng viên 27, 28 tuổi. Trả lời VietNamNet, giám khảo Natalie cho biết độ tuổi không phải vấn đề quá quan trọng tại Miss Universe, quan trọng là cách các thí sinh thể hiện bản thân ra sao tại cuộc thi.
"Trở thành một người phụ nữ không phải chỉ ở vấn đề sinh học, quan trọng hơn là trái tim, điều họ cảm nhận về bản thân. Các cô gái ở mọi độ tuổi đều có thể trở nên tuyệt vời, trở thành nguồn cảm hứng và hình mẫu cho người khác. Hãy nhìn Harnaaz, cô ấy chỉ 21 tuổi nhưng rất thông minh và tôi yêu những phát biểu từ tâm trí của cô ấy", nhan sắc gốc Canada bộc bạch.
Bên cạnh đó, Natalie cũng bày tỏ quan điểm về kỹ năng tiếng Anh còn hạn chế ở nhiều thí sinh với VietNamNet. Cô cho rằng tiếng Anh không phải tiêu chí chính để chọn người chiến thắng. "Chúng tôi đã nhiều lần nói chuyện với tổ chức Miss Universe, với bà Paula Shugart. Bà ấy cho rằng chọn hoa hậu không phải dựa vào ngoại ngữ, trình độ tiếng Anh mà ở sự thu hút giám khảo, kết nối và khả năng cam kết hành động. Đó là một trình độ sâu hơn. Tôi nghĩ không có tiếng Anh, các ứng viên vẫn có thể hoàn toàn làm điều đó. Việt Nam có H'hen Niê với niềm đam mê, năng lượng đem đến Miss Universe đã làm được điều này", giám khảo quốc tế tâm sự.
Hoa hậu bày tỏ thêm, điều cô hy vọng thấy ở các thí sinh không phải là nói tốt tiếng Anh mà là sự kết nối trong ánh mắt. Trong mỗi cuộc phỏng vấn, cô đều biết thí sinh nào đang lo lắng; ai đang tự tin, thoải mái và mong họ có thể vượt qua giới hạn của bản thân.
Nữ giám khảo cũng chia sẻ về tiêu chí Authenticity (chân thực) trong việc tìm kiếm người chiến thắng. "Một Hoa hậu Hoàn vũ phải nói từ trái tim mình, toát ra một nguồn năng lượng chân thật và truyền cảm hứng tích cực tới mọi người. Chẳng hạn, bạn có thể cảm nhận ở Catriona, Harnaaz, họ nói những gì diễn tả chính xác cảm xúc lúc đó và tôi yêu những khoảnh khắc như vậy. Đây là điều tôi muốn dạy các cô gái: đừng nói về những gì bạn sẽ làm cho tôi, những điều quá lớn lao; hãy nói về ý nghĩ vừa bật lên trong tâm trí bạn một cách tự nhiên nhất", cô tâm sự.
Đức Thắng
Ảnh: Minh Nghĩa