Với thế hệ 7X cách đây hơn chục năm, điện thoại di động đen trắng chỉ có chức năng nghe - gọi nhưng là tài sản vô cùng giá trị. Không những thế, tiền để “nuôi” chúng cũng tốn gần 1 chỉ vàng mỗi tháng.Ông Trần Đức Hà (sinh năm 1972, Nam Định), sử dụng điện thoại di động từ năm 1999-2000. Do đặc thù công việc thường xuyên phải di chuyển và giữ liên lạc với mọi người nên dù đắt tiền và không phổ biến, ông mạnh dạn đầu tư một chiếc điện thoại.
Ngày đó, để sở hữu chiếc điện thoại đen trắng to như… cục gạch, ông Hà phải chi 4 triệu đồng. Số tiền ấy bằng nửa năm sinh hoạt phí của cả gia đình. Không những thế, ngày đó để “nuôi” chiếc điện thoại này, ông cũng phải tốn vài trăm nghìn một tháng (bằng cả tháng lương dân công chức ngày ấy).

|
Chiếc điện thoại cục gạch thủa xưa
|
Ông kể lại: “Mỗi tháng tôi mua một chiếc thẻ nạp trị giá 300.000 đồng nhưng chỉ được 45 ngày sử dụng hai chiều nghe - gọi. Hết thời hạn là khóa chiều gọi, chỉ được nghe thêm 15 ngày.
Tính ra mỗi phút gọi điện thoại di động lúc bấy giờ bay luôn hơn 1 bát phở. Một tháng dùng điện thoại di động tốn gần chỉ vàng mà thực ra cũng chẳng gọi nhiều vì chỉ được có vài chục phút. Ngày ấy một chỉ vàng giá hơn 400.000 đồng.
Ông Hà nhớ lại: “Ngày đó cả cơ quan trăm người, chỉ có vỏn vẹn 6 người biết đến di động. Dù chưa có nhiều người dùng, nhưng đây đúng là vật dụng hữu ích. Mình đang ở đâu, mọi người cần gọi là có.
Do thường xuyên phải công tác xa nhà, nên chiếc điện thoại giúp tôi cập nhật thường xuyên tình hình của gia đình. Mọi người trong nhà cũng yên tâm hơn về tôi.
Biết là vừa tiện dụng vừa hữu ích, nhưng giá điện thoại thì cao và công thêm giá cước “trên trời”, nên người đi làm có tiền mới dám dùng, chứ tầng lớp bình dân, sinh viên ngày ấy, chẳng mấy người mơ tới”.
Thế mà chỉ vài năm sau, mọi việc đã thay đổi. Kể từ khi mạng di động mới với đầu số 098 ra đời, xe ôm, công nhân đều có thể sử dụng được chỉ với khoảng 50.000 đồng mỗi tháng. Giá điện thoại di động cũng giảm nên nhiều người có thể sở hữu chiếc “A lô” ngay bên mình và không còn là thứ xa xỉ chỉ người giàu mới có…
“Việt-Ten” là cách gọi quen thuộc của nhiều người khi nói về nhà mạng có đầu số 098 (mà sau này có thêm rất nhiều đầu số khác). Thương hiệu này đã trở thành một biểu tượng không thể xoá nhoà trong ký ức những người dùng di động lần đầu tiên vào những năm 2000 bởi nó biến giấc mơ di động xa xỉ thành hiện thực với cả những người nghèo, vùng sâu, vùng xa.

|
Một phút gọi gần bằng 2 bát phở đã là dĩ vãng
|
Còn bây giờ, điện thoại di động đã đến với mọi người, hàng ngày và với giá siêu rẻ. Nếu trước đây gọi một phút “bay” gần 2 bát phở thì nay với một bát phở (từ 20.000-30.000 đồng), người ta có thể buôn chuyện hàng chục phút thậm chí không giới hạn nếu đăng ký các gói khuyến mại hoặc dịch vụ gia tăng phù hợp.
Di động phổ biến không chỉ với người đi làm, học sinh, sinh viên mà còn tới cả người già, thậm chí các em nhỏ chưa đến tuổi đi học cũng đeo “toòng teng” chiếc điện thoại bên mình. Mạng di động với đầu số 098 trước kia đã phủ khắp mọi lứa tuổi, ngóc ngách để đảm bảo kết nối luôn thông suốt.
Quan trọng hơn, di động không chỉ còn là nghe gọi mà là phương tiện giải trí, giúp người dùng online khắp mọi nơi với 3G (kể cả vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo)…
Đặc biệt, sử dụng mạng Viettel, điện thoại di động còn là ngân hàng di động khi giúp người dùng chuyển tiền nhanh chóng, thanh toán online mọi lúc, mọi nơi miễn là có sóng di động. Đó chỉ là một tiện ích trong chiến lược IoT (Internet of Things) mà thương hiệu này đang triển khai.
Chiếc điện thoại “cục gạch” ngày xưa giờ đã thành một phương tiện hoàn toàn khác, với đa chức năng chứ không chỉ nghe gọi và chi phí sử dụng thì thấp hơn ngày xưa rất nhiều. Những thế hệ sau này chắc sẽ không thể tưởng tượng được vì sao trước đây điện thoại di động lại có thể đắt đỏ và bị coi là xa xỉ.
Hẳn là những kỷ niệm về nháy máy (gọi không quá 2 giây để không bị tính tiền) sẽ khó quên với thế hệ 7x nhưng sẽ khó hiểu với những bạn trẻ sau này./.
Hà Nam
" alt=""/>Ký ức di động: Gọi 1 phút ‘bay’ gần 2 bát phở
 của Nokia, thì bạn đã nhầm to.</strong></p><table class=)
 |
Nokia bắt đầu phát hành game Snake cho các điện thoại "cục gạch" của hãng vào năm 1997 |
Game cho di động hiện là một trong những mảng chiếm thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp giải trí. Tuy nhiên, con đường đi tới thành công của lĩnh vực kinh doanh này không phải lúc nào cũng trải hoa hồng. Trong thực tế, hiện tượng game di động chỉ đạt bước tăng trưởng nhảy vọt trong 5 - 6 năm trở lại đây, khi các "đại gia" như EA, Gameloft và một số công ty lớn khác để mắt tới thị trường trò chơi dành cho thiết bị di động.
Tuy nhiên, bạn có biết ngành game di động bắt đầu bằng sản phẩm nào? Bất chấp việc nhiều người coi game Rắn săn mồi (Snake) của Nokia là game di động đầu tiên trên thế giới, các nghiên cứu mới đây phát hiện trước nó vài năm đã có một số game khác được cài đặt trên điện thoại di động.
Theo các chuyên gia, Nokia bắt đầu phát hành game Snake cho các điện thoại "cục gạch" của hãng vào năm 1997. Game này ngay lập tức tạo nên cơn sốt vì nó được cài đặt sẵn trên mọi điện thoại mang thương hiệu Nokia được tung ra thị trường.
 |
Điện thoại Hagenuk MT-2000 (trái) và IBM Simon. |
Tuy nhiên, chẳng mấy người biết rằng, trước đó 3 năm, một phiên bản tùy biến của game Xếp hình (Tetris) đã được cài đặt sẵn trên một chiếc điện thoại gọi là Hagenuk MT-2000. Mẫu điện thoại này do một công ty Đan Mạch sản xuất và cho trình làng năm 1994. Đây cũng là một trong những thiết bị di động đầu tiên được trang bị các "phím mềm", vô cùng hữu dụng cho việc chơi game.
Một thông tin thú vị khác bạn có thể không biết là, Hagenuk MT-2000 là điện thoại di động đầu tiên trên thế giới sở hữu ăng-ten tích hợp bên trong máy.
Song, phiên bản Tetris trong điện thoại Hagenuk MT-2000 năm 1994 không phải là game di động đầu tiên ra mắt thị trường. Rất lâu trước khi Apple có thể trình làng chiếc điện thoại iPhone đầu tiên của hãng và đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp thông tin liên lạc, IBM và BellSouth đã bắt tay phát triển một dự án mới, dẫn tới sư chiếc smartphone đầu tiên mang tên "Thiết bị liên lạc cá nhân Simon".
Mẫu di động trên được chính thức giới thiệu vào cuối năm 1993, nhưng mãi tới tháng 8/1994 mới được tung ra thị trường. Trong số nhiều tính năng mà smartphone này sở hữu, kể cả khả năng hoạt động như máy fax, IBM cũng bổ sung một game có tên Scramble, một dạng game xếp hình đòi hỏi người chơi phải di chuyển các khối vuông để tạo thành một bức tranh.
Đâ số các chuyên gia công nghệ đều nhất trí rằng, Scramble là game di động đầu tiên trên thế giới, trình làng sớm hơn một chút so với phiên bản game Tetris cài đặt sẵn trên Hagenuk MT-2000. Điều này đồng nghĩa, game Snake của Nokia có lẽ chỉ là game di động thứ ba từng ra mắt thị trường.
Tuấn Anh(theo Phonearena)
" alt=""/>Bạn có biết đâu là game di động đầu tiên trên thế giới?