Trong báo cáo về Tình hình triển khai xây dựng Chính phủ điện tử năm 2018 được Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 25/12/2018, các kết quả đạt được và hạn chế đều được đưa ra. Báo cáo nêu rõ, việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử trong năm vừa qua đã đạt được một số kết quả tích cực, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, tạo lập cơ sở pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chính phủ điện tử còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, hệ thống nền tảng kết nối, liên thông, tích hợp chia sẻ dữ liệu (NGSP) triển khai chậm, các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu điện tử (LGSP) tại các bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành. Một số cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử như: Dân cư, đất đai, tài chính còn chậm triển khai dẫn đến việc chia sẻ, dùng chung các hệ thống thông tin chưa được thực hiện, làm ảnh hưởng đến triển khai Chính phủ điện tử. Việc xử lý, trao đổi, gửi nhận văn bản điện tử trong nội bộ và giữa các cơ quan nhà nước còn chưa phát huy được hiệu quả; hệ thống quản lý văn bản và điều hành của một số bộ, ngành, địa phương khác nhau.
Dịch vụ công trực tuyến được thiết kế riêng lẻ, rời rạc, chưa thân thiện, chưa lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Mặc dù số lượng dịch vụ công mức 3, mức 4 triển khai tại các bộ, ngành, địa phương ngày càng tăng, tuy nhiên số lượng hồ sơ trực tuyến theo từng dịch vụ rất thấp, thậm chí nhiều dịch vụ không phát sinh hồ sơ trực tuyến. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính chưa bảo đảm tính khoa học, gây gánh nặng cho cán bộ công chức.
Ngân sách đầu tư cho ứng dụng CNTT, xây dựng hệ thống thông tin gắn với cải cách hành chính vẫn còn hạn chế, cơ chế đầu tư tài chính chậm sửa đổi nên chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nền hành chính, chưa đủ để tạo ra đòn bẩy nâng cao hiệu quả điều hành của Chính phủ, cũng như tăng chất lượng dịch vụ công.
Có những tồn tại như trên là do nhiều nguyên nhân. Về thể chế, còn thiếu các quy định pháp lý về kết nối, chia sẻ dữ liệu; xác thực và định danh cá nhân, tổ chức cho các giao dịch trên môi trường mạng; bảo vệ dữ liệu cá nhân; văn thư, lưu trữ điện tử; quy trình chuẩn trong giải quyết công việc trên môi trường mạng tại các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ công. Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đang tích cực xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng các Nghị định quan trọng về kết nối, chia sẻ dữ liệu, về xác thực và định danh cá nhân, tổ chức, về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhưng tiến độ đang chậm so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
" alt=""/>Xây dựng Chính phủ điện tử 2018 hướng về hệ thống, dịch vụ công và ngân sách đầu tư ứng dụng CNTTHưởng ứng sức nóng ngày càng gia tăng từ Stranger Things mùa thứ hai của Netflix, Sony vừa công bố một tựa game VR “sắp xuất hiện” lấy cảm hứng từ series phim truyền hình kinh dị “ăn khách” – có tên Stranger Things: The VR Experience dành riêng cho hệ máy PlayStation 4.
Thông tin được công bố thông qua một đoạn trailer ngắn vừa được giới thiệu tại sự kiện Paris Games Week 2017.
Thông tin chi tiết về dự án này vẫn còn đang rất khan hiếm, ngay cả thời điểm ra mắt cũng vẫn còn đang là một dấu hỏi lớn. Nhưng qua những gì chúng ta được chứng kiến qua đoạn trailer phía trên, thì hoàn toàn có thể tin tưởng rằng tựa game lấy bối cảnh và nội dung từ mùa đầu tiên của Stranger Things.
Triển vọng để dự án Stranger Things: The VR Experience trở thành một tựa game thú vị là có. Khi đề cập tới yếu tố “Experience” (tạm hiểu là Trải nghiệm) thì có thể hiểu Sony muốn đặt người chơi vào thế giới ma quái, đầy bí hiểm tại The Upside Down, Hawkins, Indiana, Mỹ những năm 80 của thế ký trước.
Công nghệ thực tế ảo tỏ ra đặc biệt phù hợp với dạng trải nghiệm này, vì thế, ngoài những fan của series Stranger Things, thì những người yêu game khác cũng có thể dành sự theo dõi cho dự án mới của Sony.
Dòng mô tả của đoạn trailer đề cập rằng, người chơi sẽ “cảm thấy sự kinh hoàng của The Upside Down” – nghe rất kích thích phải không nào?!
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Sony triển khai dự án game thực tế ảo ‘ăn theo’ Stranger ThingsCảm biến 250 MP này đã được Canon nghiên cứu sản xuất từ đầu năm 2015. Trước đây, cảm biến này có thể quay video nhưng chỉ ở tốc độ 5 khung hình/giây, chậm hơn nhiều so với tốc độ cần thiết cho một bộ phim. Tuy nhiên các video mà cảm biến này ghi được nét hơn gấp 125 lần so với chuẩn HD và khoảng 30 lần video 4K.
" alt=""/>Canon sắp ra mắt cảm biến máy ảnh 250 MP ở VN