Tuần trước, báo cáo của Trung tâm An ninh mạng Quốc gia (NCSC) thuộc Bộ Quốc phòng Lithuania cáo buộc smartphone Mi 10T 5G của Xiaomi, đang bày bán rộng rãi tại châu Âu, trang bị tính năng phát hiện và kiểm duyệt một số cụm từ nhất định. Nếu vấn đề của thiết bị này chỉ gói gọn tại Lithuania – quốc gia khoảng 3 triệu dân, tác động sẽ rất nhỏ. Song, nếu các nước khác đưa ra kết luận tương tự, tầm ảnh hưởng sẽ lớn hơn đáng kể đối với Xiaomi và các smartphone Trung Quốc khác.
Theo hãng thông tấn Reuters, sau phát hiện của chính phủ Lithuania, cơ quan giám sát an ninh mạng Đức – BSI – cho biết, đã bắt đầu kiểm tra kỹ thuật smartphone của Xiaomi.
Xiaomi có thể tổn thất lớn trước cuộc điều tra của Lithuania và Đức. Công ty này đang muốn vượt qua Samsung Electronics trên thị trường smartphone trong vòng 3 năm.
Hãng điện thoại lớn thứ hai thế giới phủ nhận kiểm duyệt người dùng, khẳng định không bao giờ hạn chế hay cấm bất kỳ hành vi nào như tìm kiếm, gọi điện, duyệt web hay sử dụng phần mềm bên thứ ba.
Báo cáo của NCSC cũng phân tích Huawei P40 và OnePlus 8T 5G. Theo đó, danh sách các từ có thể bị các ứng dụng hệ thống trên smartphone Xiaomi kiểm duyệt gồm 449 cụm từ tiếng Trung và cập nhật liên tục.
Đầu tuần này, Xiaomi nói đã mời chuyên gia độc lập đánh giá các luận điểm trong báo cáo của chính phủ Lithuania về tính năng kiểm duyệt trên smartphone của mình. Theo nhà phân tích Linda Sui của hãng nghiên cứu Strategy Analytics, miễn là Mỹ không đưa Xiaomi và các thương hiệu Trung Quốc khác lên danh sách Entity List như đã làm với Huawei và ZTE, ảnh hưởng từ cuộc điều tra hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Mỹ bỏ ZTE khỏi danh sách đen thương mại từ tháng 3/2017, trong khi Huawei bị Mỹ cấm vận từ tháng 5/2019.
Các cuộc điều tra của Lithuania và Đức cũng cho thấy, các nước khác nhau sở hữu các yêu cầu tuân thủ khác nhau. Sẽ có những ý kiến trái chiều về các chức năng smartphone từ các nhóm người tại tất cả các nước, bao gồm cả Trung Quốc.
Đức là thị trường lớn thứ hai của Xiaomi tại Châu Âu, theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu Canalys. Nước này chiếm 10% thị phần Xiaomi trong khu vực với 9,2 triệu smartphone bán ra nửa đầu năm nay. Trong cùng kỳ, Xiaomi chiếm 45% thị phần smartphone Lithuania, song doanh số tại Lithuania chỉ đóng góp 0,4% đơn hàng cho công ty.
Nicole Peng, Phó Chủ tịch di động của Canalys, đánh giá, có định kiến cho rằng, các nhãn hàng Trung Quốc chưa làm hết sức trong vấn đề quyền riêng tư dữ liệu hay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Định kiến ấy không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Hầu hết các hãng smartphone lớn của Trung Quốc đều chưa có kinh nghiệm lâu dài như Samsung và Apple khi kinh doanh với những doanh nghiệp như ngân hàng.
Bà gợi ý các hãng nên dành nhiều nỗ lực hơn cho phân khúc doanh nghiệp, thường đồng nghĩa với phối hợp với chính phủ. Như vậy, họ sẽ hiểu được làm thế nào để hoạt động trong môi trường được quản lý nghiêm ngặt và xây dựng lòng tin.
Du Lam (Theo SCMP)
Một ngày sau khi Lithuania khuyến nghị không dùng smartphone Xiaomi vì tính năng kiểm duyệt người dùng, công ty Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận.
" alt=""/>Tranh cãi kiểm duyệt nội dung cản đường bành trướng của XiaomiTuy nhiên, tín hiệu sụp đổ của Evergrande đã khiến cổ phiếu của tập đoàn này trên sàn chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh, kéo theo lo ngại của các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào đây.
Khi các quỹ đầu tư tháo chạy khỏi Evergrande, một phản ứng dây chuyền đã được kích hoạt trên khắp thế giới. Các nhà đầu tư vì thế đã ngay lập tức rút tiền khỏi kênh đầu cơ mạo hiểm như tiền ảo để trốn tránh về những kênh đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ Mỹ.
Tất nhiên, Evergrande không phải nguyên nhân duy nhất khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi tiền ảo. Nhưng dưới sự tác động không nhỏ của Evergrande lan ra toàn cầu, các nhà đầu tư tiền số đã bị dao động dẫn đến bán tháo ồ ạt, khớp lệnh cắt lỗ, sàn tự động kích hoạt lệnh thanh lý khiến Bitcoin giảm sâu chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Fed lên tiếng
Vào thời điểm khó khăn nhất, cuộc họp kéo dài hai ngày vừa kết thúc hôm 22/9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khiến tình hình sáng sủa hơn. Bitcoin ngay lập tức tăng nhẹ 4% sau tuyên bố giữ nguyên lãi suất cơ bản của Fed.
Chỉ một ngày sau, đến lượt Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bơm tiền giải cứu Evergrande. Cổ phiếu của tập đoàn này trên sàn giao dịch Hồng Kông đã có lúc bật tăng 32% kéo theo niềm tin trở lại của các nhà đầu tư ngoại.
![]() |
Sắc xanh đã trở lại thị trường tiền số nhưng niềm tin của các nhà đầu tư vẫn chưa vững vàng đủ để đột phá về vùng giá cũ trên 50.000 USD. |
Bitcoin hiện hồi phục chậm chạp lên vùng giá 44.000 USD với vốn hóa toàn thị trường đạt 1.977 tỷ USD. Song những tín hiệu cho thấy Bitcoin vẫn khó có khả năng trở lại mốc 50.000 USD trong ngắn hạn khi chưa tích lũy đủ mạnh để phá cản.
“Tiền của bạn là hằng số còn giá là biến x, trong đó giá có thể thay đổi còn tiền chỉ có hạn. Dù bạn có làm gì trong ngắn hạn thì một thế lực tạo lập thị trường sẽ làm ngược lại mong muốn của bạn. Nên cảm thấy vào được là vào đừng tìm logic trên đồ thị làm gì, hãy tìm logic diễn biến tâm lý thị trường thì hơn”, nhà đầu tư Kiên Nguyễn (Hà Nội) đánh giá về thị trường tiền ảo trong giai đoạn nhạy cảm với tin tốt và xấu.
Phương Nguyễn
Các cuộc khảo sát cho thấy chưa đến 5% người dân El Salvador hiểu Bitcoin thực sự là gì, trong khi 70% số người được hỏi phản đối kế hoạch trên của chính phủ.
" alt=""/>Vì sao giá Bitcoin biến động mạnh những ngày qua?![]() |
Các DN có thể dễ dàng đăng ký mới/gia hạn ngay tại nhà thông qua thiết bị di động của mình |
Trong tháng 8/2021, Viettel Telecom đã bổ sung thêm tab “dịch vụ doanh nghiệp” trên trang https://viettel.vn/sme, đồng thời kích hoạt 2 dịch vụ: chữ ký số (Viettel C.A) và hóa đơn điện tử (sInvoice) trên trang này. Theo đó, các khách hàng của Viettel hiện đã có thể cập nhật thông tin khuyến mại, tính năng gói cước, trải nghiệm dịch vụ và có thể đăng ký mới/ gia hạn online ngay trên trang web, từ đó Viettel sẽ cho nhân viên đến tận nơi để bàn giao dịch vụ.
Nhằm đồng hành cùng DN vượt bão Covid-19, Viettel cũng đã có chính sách hỗ trợ tất cả các khách hàng trong mùa dịch bệnh như: hỗ trợ giảm giá 15% cho DN sử dụng dịch vụ combo chữ ký số và hóa đơn điện tử. Trong đó riêng đối với dịch vụ hóa đơn điện tử, từ 18/9 - 18/11/2021, Viettel tặng thêm 20% số lượng hóa đơn trong các gói cước đồng thời khách hàng còn được sử dụng 6 tháng chữ ký số HSM dùng ký hóa đơn điện tử theo chính sách hòa mạng mới. Việc đăng ký mới/gia hạn các dịch vụ trực tuyến không những giúp DN tiết kiệm thời gian đi lại, hạn chế rủi ro tiếp xúc, an toàn khi thanh toán online mà còn được miễn phí giao hàng và hỗ trợ tận nhà.
![]() |
Viettel Telecom đã bổ sung thêm tab “Dịch vụ doanh nghiệp” trên trang viettel.vn |
Đại diện Viettel Telecom cho biết, dự kiến trong tháng 10/2021, công ty sẽ tiếp tục đưa ra các dịch vụ vBHXH và nhóm dịch vụ QR code (vGift, vCheck, vMenu) lên trên trang viettel.vn/sme để giúp các khách hàng có được những trải nghiệm tốt hơn cùng nhà mạng.
Với mục tiêu là doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số của Tập đoàn Viettel, Viettel Telecom khẳng định luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ số và trải nghiệm số tốt nhất. Việc chuyển dịch số trong hoạt động bán hàng cũng cho thấy lộ trình tích cực trong công cuộc thực hiện chuyển đổi số của Viettel Telecom.
Minh Ngọc
" alt=""/>Viettel gia tăng nhiều dịch vụ số cho khách hàng doanh nghiệp