Tiểu sử của Zuckerberg – anh chàng tỷ phú tự thân trẻ tuổi đã sớm ghi tên mình vào danh sách 10 người giàu nhất thế giới – chắc cũng không có gì lạ ngoài "công thức": tìm thấy đam mê – bỏ học khởi nghiệp – thành công đình đám thôi!
![]() |
Nhưng nếu chỉ có vậy thì Steven Levy đã không bỏ công nghiên cứu và viết hơn 600 trang sách. Chắc chắn phải có điều gì đặc biệt hơn. Tôi cho rằng điều đặc biệt đó ẩn chứa trong từ "inside" (bên trong) hay là "bí mật". Câu chuyện của Facebook đã được nội soi, lật mở từng lớp từ trong ra ngoài và mỗi đối tượng độc giả sẽ khám phá được một bí mật khác nhau.
Nếu là cư dân của "quốc gia" Facebook, có lẽ bạn sẽ thích thú (hoặc giật thót) khi biết được lý do ra đời của từng tính năng, những thuật toán âm thầm tác động đến cảm xúc của con người, hay quá trình "lột xác" ngoạn mục, đưa Facebook từ một cuốn sổ đăng ảnh nhàm chán trở thành một "quốc gia" đông đúc, nhộn nhịp như ngày nay. Trong đó, chi tiết làm tôi ấn tượng nhất là câu chuyện về đội ngũ kiểm duyệt nội dung trên bảng tin.
Trước đây, Facebook từng nhờ các công ty bên ngoài như Accenture và Cognizant tuyển dụng kiểm duyệt viên với mức lương rẻ mạt, chỉ 15USD/giờ. Nhiệm vụ của họ là xem một khối lượng nội dung khổng lồ với tốc độ nhanh chóng, sau đó quyết định giữ chúng lại hay gỡ đi, dựa trên những quy tắc phức tạp và dễ nhầm lẫn, Steven Levy đã ví các nhân viên kiểm duyệt này giống như những người lao công cần mẫn, lặng lẽ làm việc hằng đêm để dọn sạch bảng tin, trả lại bầu không khí giải trí trong lành cho cả tỷ người dùng. Phải nói rằng đây là công việc khắc nghiệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Thật may vì sau đó Facebook đã chuyển sang dùng thuật toán để xử lý nhiệm vụ này.
Câu chuyện khởi nghiệp đầy thăng trầm và kịch tính của Facebook sẽ mang đến cho doanh nhân nhiều bài học tâm đắc. Thẳng thắn mà nói, khi Zuckerberg gây dựng công ty ở tuổi ngoài đôi mươi, anh còn khá non trẻ và nông nổi. Thế mạnh và đam mê của anh là công nghệ, cụ thể là lập trình chứ không phải ngoại giao hay kinh doanh. Vậy nhờ đâu mà thế giới có được một đế chế Facebook hùng mạnh như ngày nay, ngoài việc Zuck nhận được sự trợ giúp của nhiều cánh tay đắc lực? Sau khi dõi theo ngòi bút của Steven Levy, tôi cho rằng có hai lý do chính:
Thứ nhất, anh luôn tin tưởng tuyệt đối vào sứ mệnh ban đầu của mình, thậm chí đến mức cực đoan. Do đó, nếu bạn tự tin với ý tưởng hoặc với doanh nghiệp của mình, tuyệt đối đừng trao nó cho người khác với bất kỳ giá nào.
Khi Yahoo! đề nghị mua lại Facebook với mức giá khủng, vị CEO trẻ này đã kiên quyết từ chối sau nhiều sự thuyết phục lẫn đắn đo. Vì anh tin rằng sứ mệnh kết nối thế giới mới thực sự là vô giá. Trong lúc đó, nhà sáng lập WhatsApp, Instagram sớm muộn đều phải rời bỏ đứa con tinh thần của mình sau khi đồng ý sáp nhập vào Facebook.
Tuy nhiên, ngay khi tôi đang viết những dòng giới thiệu này thì Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và Bộ trưởng Tư pháp của 48 tiểu bang đã khởi xướng một vụ kiện lớn, cáo buộc Facebook độc quyền và hành vi chống cạnh tranh của họ làm tổn hại đến lợi ích của người Mỹ, cụ thể yêu cầu chia tách Facebook, buộc công ty phải rút lại thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp…
Thứ hai, tinh thần tiến nhanh và phá vỡ mọi thứ chính là nền tảng để Facebook trụ vững trong thế giới công nghệ cạnh tranh khốc liệt. Thay vì kiểm duyệt một tính năng nhiều lần, đội ngũ nhân viên Facebook tập trung sáng tạo và đẩy ra thị trường ngay lập tức. Họ chấp nhận mạo hiểm, lắng nghe phản hồi của người dùng rồi sửa chữa sau đó.
Tuy nhiên, sự táo bạo này cũng là con dao hai lưỡi. Steven Levy đã kể ra nhiều sự cố mà đáng lẽ Facebook có thể tránh được ngay từ đầu, những vết xe đổ bị giẫm lại nhiều lần. Chính sự sai phạm và xin lỗi triền miên này khiến Facebook đánh mất lòng tin của người dùng. Tôi tin rằng các doanh nhân sẽ học hỏi được nhiều từ thành công lẫn thất bại, tinh thần sáng tạo nhưng còn nhiều nông nổi của Mark Zuckerberg.
Viết tiểu sử về một con người đã khó, viết tiểu sử về một công ty gắn với rất nhiều con người lại càng khó hơn. Có rất nhiều đối tượng đã dự phần vào hành trình thai nghén và nuôi nấng Facebook, từ những bậc "công thần" đầu tiên như D’Angelo, Sheryl Sandberg, những ông lớn công nghệ, những công nhân kiểm duyệt vô danh đến hàng tỷ người trên thế giới đã "nhập tịch" quốc gia Facebook.
Steven Levy – cây bút phóng sự công nghệ bậc thầy – đã khéo léo đưa tất cả tiếng nói đó vào cuốn tiểu sử này. Ông khắc họa một tượng đài mạng xã hội lý tưởng nhưng cũng đầy mờ ám, bóc lột người dùng và ngày càng bị xem thường (Publishers Weekly). Tôi thích cái cách Steven Levy giữ một khoảng cách rất chừng mực với đối tượng mà ông đang tường thuật, (làm tôi nhớ ngay đến tác giả danh tiếng Walter Isaacson khi viết tiểu sử Steve Jobs) đủ để linh hoạt hóa thân trong nhiều vai trò – người kể chuyện trung dung, nhà bình luận sắc sảo hay người bạn tâm tình.
Giờ đây, Facebook đã có hơn 2,7 tỷ người dùng, nếu đo về số dân đã lớn gấp đôi Trung Quốc. Do nghề nghiệp đặc thù đào tạo và huấn luyện kinh doanh online bán hàng trên Facebook, tôi cũng thường đọc các báo cáo tài chính theo quý của công ty quảng cáo niêm yết lớn nhất thế giới này, và trong năm năm liên tục, tôi không khỏi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng vì đồ thị tăng trưởng lên dốc thẳng tắp của họ, không một quý nào giảm mà chỉ có tăng và tăng. Kết quả kinh doanh thần kỳ đó cũng phần nào lý giải được lý do cả thế giới đã bị nghiện và phụ thuộc vào Facebook như thế nào. Tất nhiên, lịch sử cũng ghi nhận một án phạt lớn kỷ lục chưa từng có với một công ty công nghệ: 5 tỷ USD cho vụ Cambridge Analytica. "Công ty công nghệ" không ai khác ngoài Facebook.
Cuối cùng, trong lúc đọc cuốn sách này, tôi không khỏi trăn trở rằng: Thật ra chúng ta đang làm chủ công nghệ, hay công nghệ làm chủ chúng ta?Liệu ta có đang dễ dãi khi để cho tư duy, quan niệm sống, sở thích của mình bị tâm lý đám đông chi phối và một số ít công ty công nghệ lẫn mạng xã hội nắm trong tay sức mạnh đáng sợ của thời đại số? Tất cả những lời tự vấn đó, tôi nghĩ khá nhiều bạn đọc sẽ đồng cảm với tôi. Và mỗi người nên tự tìm ra câu trả lời cho chính mình sau khi đọc cuốnFacebook: Bí mật về "quốc gia" lớn nhất thế giớiđể hiểu rõ hơn sự biến chuyển chóng mặt của xã hội mà chúng ta đang sống.
Nguyễn Mạnh Linh
"Tháo gỡ phép màu" là hồi ký về cuộc đời phi thường của nữ luật sư khiếm thị bẩm sinh Julie Yip-Williams (1976 - 2018).
" alt=""/>Bí mật ẩn sau của FacebookTrên thực tế, vạch kẻ đường cho người đi bộ thì không có gì là mới. Người ta tô màu cho nó để nhiều người nhìn thấy hơn, muốn có sự nhận biết tốt hơn. Nhiều anh chị "con trời", "cháu chú nhanh", chạy xe qua các vạch này chớ hề giảm tốc độ; thấy người ta qua đường cũng cứ phăm phăm phang tới.
Tô thêm màu cho vạch kẻ đường, để hy vọng đánh thức được một phần ý thức của quý vị đó ạ.
Bạn hãy cứ thử một lần, khi đang chạy xe, thấy người qua đường trên vạch kẻ đường, bạn dừng lại và hầu hết trường hợp, bạn sẽ nhận được cái cúi đầu cảm ơn của họ.
Người ta vui, người ta thấy an toàn và tôi cũng thấy nhẹ lòng. Thành phố, nơi triệu người không quen, đôi khi ấm áp bởi những điều như vậy.
Tôi thấy màu này đẹp dù xét về mặt màu sắc thì hình như chưa phải là tương phản tốt nhất - vào ban đêm.
Độc giả Nam Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh)
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trong một chương, Tun Phạm đề cập đến phụ nữ với chủ đề: "Phụ nữ thành công, họ làm gì?". Ở đoạn mở đầu, nam MC bị chỉ trích vì quan điểm: "Phụ nữ là món quà vô cùng tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho đàn ông".
Cộng đồng mạng cho rằng Tun Phạm đang hạ thấp giá trị phụ nữ, ám chỉ phái nữ là "vật phẩm" của đàn ông. Nhiều người phản đối cách tác giả áp đặt ý kiến chủ quan, truyền đạt những tư tưởng thiếu cởi mở, có phần "nam tính độc hại" đến người đọc.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân đưa ra quan điểm: "Khi so sánh phụ nữ với một món quà, nếu suy nghĩ sâu xa, sẽ thấy Tun Phạm nhìn phụ nữ bằng cái nhìn rất bề trên, kẻ cả. Vì nếu là món quà thì chúng ta sẽ liên tưởng đến chuyện mua, tặng, cho, bán, vứt bỏ… và so sánh như vậy thì rất xúc phạm".
Nhà văn Hoài Hương - Hội viên Hội nhà văn TPHCM - cũng phản đối nội dung mà Tun Phạm truyền đạt.
Bà chia sẻ: "Thời hiện đại nhưng vẫn có người cho rằng phụ nữ là món quà mà tạo hóa ban tặng đàn ông? Vấn đề ở đây không chỉ nằm ở chữ "món quà" mà còn là chữ "tặng đàn ông".
Lâu nay chúng ta vẫn luôn tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ, đấu tranh cho sự bình đẳng giới, vẫn nói rằng "phụ nữ là một nửa thế giới". Còn tác giả muốn trở về thời phong kiến hay sao?".
Nhiều khán giả chỉ ra rằng Tun Phạm là một nhà sáng tạo nội dung được nhiều người biết đến với hơn 3 triệu lượt theo dõi trên TikTok, việc viết sách có nội dung lệch lạc sẽ dễ tạo ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ.
"Đây là câu chữ đã in ra trong sách, đã được phát hành. Đó không phải là một câu nói chốn riêng tư giữa hai người. Và Tun Phạm là một hot TikToker, quan điểm cá nhân của tác giả sẽ ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, khiến cho họ cũng có cái nhìn lệch lạc theo.
Tôi luôn cho rằng điều quan trọng không phải nói cái gì, mà quan trọng nhất ở chỗ người nói là ai, ở vị trí nào và nói ở đâu!", nhà văn Hà Thanh Vân cho hay.
Về vấn đề này, nhà văn Hoài Hương nhận định các ấn phẩm chưa chuẩn mực về nội dung, thậm chí có thể gọi là "độc hại", sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến người đọc. Tuy nhiên, nhà văn tin tưởng thế hệ trẻ ngày nay rất thông minh, đủ nhận thức để phân biệt đúng sai.
"Đừng nghĩ đơn giản rằng các KOL (người có sức ảnh hưởng - PV) ra sách nhảm nhí là nghiễm nhiên có độc giả ủng hộ. Khán giả bây giờ đủ tư duy, kiến thức để phân biệt những tư tưởng nào tốt, những tư tưởng nào lệch lạc", bà Hương nói.
Mạng xã hội làm rẻ rúng văn chương?
Bên cạnh tranh cãi về thông điệp, nội dung trong sách, tác phẩm của Tun Phạm cũng bị đặt dấu hỏi về cách diễn đạt, hành văn. Dù đã được xuất bản thành sách, Vì cậu là bạn nhỏ của tớvẫn có nhiều nội dung sáo rỗng, ngô nghê.
Một số ý kiến chỉ ra nội dung trong sách được "xào nấu" từ nhiều nguồn, không thực sự có tư duy của tác giả. Phải chăng khi một người nổi tiếng, có hàng triệu người theo dõi trên mạng xã hội thì dễ dàng viết sách, xuất bản sách và nghiễm nhiên mang mác "tác giả", "nhà văn"?
"Thời đại mạng xã hội làm rẻ rúng văn chương, in sách của những KOL không có kiến thức, văn tài, biến các nhà xuất bản trở nên tầm thường, thương mại", một ý kiến thẳng thắn của khán giả L.Viet.
Nhà văn Hà Thanh Vân đưa ra quan điểm: "Đây là một cuốn sách mang tham vọng… dạy đời của một người chưa từng trải, không đủ vốn sống, không sâu sắc.
Tôi không nói đến tuổi tác của bạn ấy vì không thể dùng lý do trẻ tuổi ở đây. Thực tế là có nhiều bạn trẻ rất tài giỏi, sâu sắc và cũng đã có những kinh nghiệm sống thú vị, viết văn hay.
Bạn Tun Phạm viết một cuốn được gọi là sách này với chất lượng kém cỏi không phải vì lỗi do tuổi trẻ, mà là do trình độ và nhận thức của bạn ấy nông cạn".
Tiến sĩ Hà Thanh Vân cũng chỉ ra rằng ngày nay, nhiều Facebooker, TikToker cóp nhặt văn chương, viết một vài bài theo thuật ngữ "văn học mạng". Điều nguy hiểm là khi những người này được cộng đồng mạng tung hô, họ sẽ bị ảo tưởng, ra sách và nghĩ bản thân là nhà văn.
"Văn chương đích thực cần tài năng, cần kiến thức, cần sự cần cù, chăm chỉ, chứ không phải là những câu nói dạy đời, nói đạo lý sáo rỗng và nhảm nhí, thậm chí còn sai cả cấu trúc câu và ngữ pháp!
Độc giả có trình độ, am hiểu văn chương sẽ biết để tự tránh xa, nhưng nhiều độc giả lóa mắt, không am hiểu sẽ đề cao những người viết như Tun Phạm. Tôi cho rằng rất cần những sự lên tiếng rộng rãi cho công chúng biết để tránh tình trạng "mạng xã hội làm rẻ rúng văn chương"", tiến sĩ Hà Thanh Vân cho hay.
Kiểm duyệt sách vì sao lỏng lẻo?
Mở rộng vấn đề từ tranh cãi của Tun Phạm, khán giả đặt dấu hỏi về việc kiểm duyệt sách. Vì sao những ấn phẩm lắm "sạn", biên soạn cẩu thả, kiến thức và ngôn từ lệch lạc vẫn được cấp phép xuất bản? Phải chăng các nhà xuất bản (NXB) đang buông lỏng khâu quản lý?
Giới chuyên gia trong ngành cho biết tình trạng sách nhiều "sạn" vẫn dễ dàng "lọt lưới", xuất phát từ quy trình "liên kết xuất bản".
Theo đó, đây là quá trình hợp tác giữa tác giả, NXB, cơ sở in ấn, đơn vị truyền thông... Khi sách được xuất bản dưới hình thức liên kết, khâu biên tập lỏng lẻo hơn nên dễ mắc lỗi kiến thức, văn chương.
Tại hội thảo Đổi mới, nâng cao hiệu quả của liên kết xuất bản tổ chức tháng 9/2023, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành từng chỉ hạn chế của mô hình liên kết xuất bản là một số NXB thiếu chủ động, không thực hiện nghiêm quy trình biên tập, đưa ra thị trường những cuốn sách kém chất lượng gây bức xúc dư luận…
Giải thích thêm với phóng viên Dân trí, nhà văn Hoài Hương cho hay: "Sách liên kết nói nôm na là đi mua giấy phép của các NXB rồi in và phát hành. Thông thường, những cuốn sách không vi phạm quy định pháp luật, sách "vô thưởng vô phạt" thì khâu cấp giấy phép của NXB rất nhanh gọn.
Ngoài ra, mọi người cũng cần phân biệt rõ, sách của Tun Phạm là sách kỹ năng sống, không phải sách truyện văn chương. Do đó, khâu biên tập có thể dễ dãi, buông lỏng hơn. Theo tôi, các bạn biên tập sách hiện nay trình độ cũng rất kém cỏi. Các bạn không nắm được cuốn sách đạo nhái hay không, câu cú có phù hợp hay không".
Theo nhà văn Hoài Hương, ngày nay nhiều NXB tư nhân chịu áp lực doanh thu, qua đó dễ dẫn đến tình trạng xuất bản tràn lan nhiều đầu sách kém chất lượng, gây "loạn" văn hóa đọc cho độc giả.
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, Tiến sĩ Hà Thanh Vân cũng cho biết bà nhiều lần lên tiếng đề nghị bổ sung điều luật quy định về việc xuất bản tác phẩm kém chất lượng.
"Tôi cho rằng việc phân biệt, chỉ ra các tác phẩm kém chất lượng nên theo phản ánh của dư luận xã hội và theo thẩm định của những hội đồng chuyên môn của các cơ quan có thẩm quyền.
Khi có kết luận là sách kém chất lượng, nội dung gây ảnh hưởng tiêu cực đến độc giả, nhưng chưa đến mức vi phạm pháp luật thì NXB, công ty sách… xuất bản tác phẩm đó phải nộp phạt bằng tiền. Có như vậy thì chất lượng sách in ấn mới được chú trọng hơn", bà Vân nói.
Quay trở lại sự việc của Tun Phạm, Tiến sĩ Hà Thanh Vân đưa ra quan điểm không chỉ tác giả chịu trách nhiệm về cuốn sách kém chất lượng mà đội ngũ biên tập, cấp phép in ấn cũng phải có phần chịu trách nhiệm.
Liên quan vấn đề này, phóng viên Dân tríđã liên hệ phía Cục Xuất bản, In và Phát hành, song chưa có phản hồi.
Tun Phạm tên thật là Phạm Đức Huy, 27 tuổi, là MC, nhà sáng tạo nội dung quen thuộc với giới trẻ. Các trang mạng xã hội của Tun Phạm có từ 500.000 đến 3,4 triệu người theo dõi, gây chú ý bởi loạt video tình huống hài hước. |
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>TikToker Tun Phạm viết sách tranh cãi: Mạng xã hội làm rẻ rúng văn chương?