Đây cũng là cách mà các nhà đầu tư sành sỏi muốn sinh lời bền vững và an toàn cho tài sản của họ, bởi bất động sản ở vị trí các quảng trường luôn được thị trường săn đón và có giá trị riêng không gì có thể thay thế.
Khẩu vị của các nhà đầu tư “cá mập”
Thu hút hơn 42 triệu du khách đi bộ qua quảng trường mỗi năm, giá căn hộ chung cư nằm trong khu vực quảng trường Thời đại - Times Square New York luôn ở trong top cao nhất thế giới, tương đương khoảng gần một tỷ đồng/m2, trong khi các cửa hàng tại mặt tiền của con phố trục chính được mệnh danh là “giao lộ của thế giới” cũng rất đắt đỏ, với giá thuê tương đương hàng trăm triệu đồng/m2/tháng. Giới kinh doanh địa ốc nói đùa rằng, mỗi biển quảng cáo được gắn trên các tòa nhà ở Times Square cũng đem lại lợi nhuận cho chủ nhà đủ sống và đi du lịch khắp thế giới mỗi năm.
Đắt giá như vậy nhưng người ta hiếm thấy khu vực này có giao dịch bởi chủ nhân của các căn hộ chung cư cũng như nhà phố tại khu vực này đều là những người rất giàu có, họ giữ bất động sản ở khu vực này vì cho rằng, bất động sản này không ngừng tạo ra dòng tiền cũng như sẽ khó có thể xuống giá.
Tại quảng trường Trafalgar và Leicester của Vương quốc Anh, lượng khách du lịch đổ về mua sắm trên các con phố khu vực West End cũng đông đúc và nhộn nhịp không kém, kéo theo sự tăng giá không ngừng của bất động sản khu vực này. Các nhà môi giới bất động sản địa phương cho biết, có những vị trí hầu như không có giao dịch mua bán trong suốt nhiều năm qua, chỉ có tiền thuê mặt bằng là liên tục “leo thang”.
Tại châu Á, dù không sở hữu những quảng trường văn hóa, nghệ thuật nổi tiếng, lâu đời, thu hút khách du lịch tới tham quan, chiêm ngưỡng, nhưng “làn sóng” đầu tư vào các quảng trường như “trái tim” của đô thị hiện đại cũng khá sôi nổi. Đi liền với đó là các nhà đầu tư “cá mập” - những người luôn nhanh chóng sở hữu các vị trí đẹp trên các tuyến phố thương mại bên quảng trường.
Ở Hà Nội, TP.HCM hay các đô thị lớn, không khó để “gọi tên” những đại gia ngầm đang là chủ của các tòa nhà, các diện tích cho thuê nằm ở khu vực quảng trường thành phố. Và cũng như Times Square, hiếm khi thấy các thông tin bán bất động sản khu vực quảng trường. Chủ nhân của các bất động sản vị trí vàng biết rõ họ có trong tay những “con gà đẻ trứng vàng”, từng mét vuông đều dễ dàng đem tới lợi nhuận cao, nên họ không dễ gì sang nhượng khi luôn có dòng tiền ổn định.
Nhà phố quảng trường - cơ hội cho những người mua thông thái
Nắm bắt được sức hút và nhu cầu của thị trường, nhà sáng lập Ecopark vừa giới thiệu ra thị trường phân khu nhà phố quảng trường Central Plaza, nằm trong đại công viên xanh Eco Central Park (rộng gần 200ha, TP Vinh, Nghệ An).
Được xây dựng trên diện tích gần 8ha, Central Plaza mang tới cho nhà đầu tư những tuyến phố thương mại sầm uất, đem lại tiềm năng sinh lời từ cho thuê hay gia chủ tự doanh với nhà phố nhà phố townhouse, shophouse, shop villas diện tích từ 88m2 tới gần 260m2. Tất cả những sản phẩm này đều nằm ở vị trí đắc địa trong khu vực quảng trường Central Plaza - nơi kết nối cộng đồng cư dân trong khu đô thị này cũng như người dân, du khách tới thành phố Vinh.
Đặc biệt, các căn nhà phố townhouse, shophouse, shop villas được thiết kế theo phong cách “nhà giữa phố, phố giữa quảng trường”, hài hòa giữa thiên nhiên sinh thái 50ha diện tích cây xanh, mặt nước, hứa hẹn là sản phẩm bất động sản mở ra tiềm năng kinh doanh lớn cho chủ sở hữu.
Thời gian qua, dự án đại đô thị xanh Eco Central Park đã tạo dấu ấn lớn trên thị trường địa ốc miền Trung với những sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện tại khu vực, kích hoạt nhu cầu sở hữu bất động sản xanh, đẳng cấp, nhiều giá trị vượt trội của người mua trong khu vực cũng như các nhà đầu tư có tầm nhìn.
Sản phẩm nhà phố quảng trường vừa được chủ đầu tư giới thiệu ra thị trường được giới đầu tư đánh giá tiếp tục kích hoạt nhu cầu này. Sức hấp dẫn của phân khúc này thậm chí đã thay đổi khẩu vị của nhiều nhà đầu tư cá mập địa phương vốn quen với mô thức đem tiền đầu tư đi “đánh bắt xa bờ”, tìm kiếm lợi nhuận ở các thị trường đang có đông sự tích tụ về hàng cũng như dòng tiền.
Theo các chuyên gia bất động sản, đây là “một diễn biến lành mạnh của thị trường”, những sản phẩm giá trị thực được người mua nhìn thấy giá trị và sở hữu, vận hành sản phẩm đó để tạo ra dòng tiền cũng như lợi nhuận ổn định và tiềm năng tăng giá bền vững trong tương lai.
Hà An
" alt=""/>Sức hấp dẫn của bất động sản liền kề quảng trường2. Con Ong nhà tôi từ khi sinh ra đã có những vết bớt đỏ ở cổ tay, trông như vết máu bầm. Có những ngày vết đó chỉ mờ mờ thôi, nhưng có những ngày nó hiện lên mồn một.
Một hôm, cô giáo ở nhà trẻ giơ tay con Ong ra hỏi tôi, sao tôi thường xuyên thấy vết này ở tay cháu? Ở nhà có ai làm cháu đau không?
Ối tôi phải giải thích với cô rằng từ cha sinh mẹ đẻ ra nó đã thế, các chị nó toàn những đứa hiền lành nên ko ai đánh nó đâu. Cô gật đầu nhưng tôi nghĩ cô cũng ngầm ngầm theo dõi thêm một thời gian. Nếu chẳng may có vết bầm chỗ khác thì cô bốc máy gọi cơ quan bảo trợ xã hội ngay trong vòng một nốt nhạc. Muốn trình bày thì lên phường, nhá.
Bạn tôi ở Na-uy cũng gặp chuyện tương tự. Con bạn có vết bớt thâm ở mông, cái mà bọn Tây hình như chả bao giờ có. Cô giáo chả đợi phụ huynh giải thích, gọi luôn cho cơ quan bảo trợ xã hội. May sau rồi cũng giải quyết ổn thoả chứ không tự dưng mất toi đứa con.
3. Bạn tôi, cũng là hàng xóm, kể rằng tối nọ tao nghe dưới nhà tao, 2h sáng mà vợ chồng họ còn cãi cọ ầm ĩ, bát đĩa loảng xoảng. Tao phải ra ban công hét lên, ông mà không im mồm đi tôi gọi cảnh sát bây giờ! Có thế chúng nó mới im. Nhưng tao thật ra không ngủ đâu, tao nghe ngóng xem con vợ có la hét gì không để còn gọi cảnh sát. Hôm sau còn xuống kiểm tra tình hình xem thế nào.
4. Lại một câu chuyện nghe được ở Bắc Âu. Mẹ cấm con chơi điện thoại. Con cãi láo. Mẹ tịch thu điện thoại chắc tiện tay oánh nó một phát, mắng thêm vài câu. Con lu loa gọi cảnh sát. Thế là bà mẹ bị doạ tước quyền nuôi con. Mấy đứa con kiểu này phải cho nó đến foster home để biết là ở với bố mẹ còn sướng chán. Nhưng kiểu của Tây là thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót, anh em người Việt bảo nhau là có “dạy” con thì nhớ kéo rèm và be bé cái mồm thôi. Nói vậy chứ dạy vừa chứ dạy quá tay thì còn nhà trường, còn hàng xóm không qua mắt được.
5. Người quen của mẹ tôi đi làm trông trẻ (chui) ở Anh. Đang yên đang lành tháng đút túi cả ngàn bảng thì bị cảnh sát hốt cả nhà lên đồn. Hoá ra con bé lớn nhà đấy bị bố mẹ mắng, nó tức, nó cào mặt rồi đến bảo với thầy giáo là bị mẹ đánh. Kết quả là người quen của mẹ tôi bị áp tải ra máy bay trả về nước vì cư trú quá thời hạn. Còn quan hệ mẹ con nhà kia thế nào thì tôi cũng ko quan tâm lắm. Đây, nuôi dạy con bên Tây nó cũng rách việc lắm cơ.
6. Cũng đứa lớn nhà tôi. Bữa nọ làm bài kiểm tra toán vừa làm vừa khóc (tôi đã kể ở bài trước). Khi nó nộp bài, cô giáo hỏi, con khóc vì sợ điểm kém à? Nó gật. Điểm kém thì bố mẹ mắng à? Nó gật. Xong cô cho nó ra về.
Nhưng sau lưng nó, cô gọi bạn nó (một cháu Việt Nam cùng lớp) lại hỏi, theo em, áp lực của bạn V. là do tự bạn tạo cho mình hay do bố mẹ bạn? Cháu kia, theo truyền thống hiếu học của người Việt, đáp luôn, chắc bố mẹ muốn bạn học giỏi.
Câu chuyện chỉ dừng ở đó chứ nếu cháu nó mà nói kiểu, mỗi lần không được điểm A thì bạn V. bị mẹ vác roi quất vào mông thì thôi tôi xác định được mời lên phường. May mà vợ chồng tôi không ai quất mông nó thật. Mắng thì có nhưng chưa bị tính vào mục bạo hành bằng lời nói.
7. Hết người thì đến chó nhé mọi người. Chả là nhà tôi có nuôi 1 con chó cũng to to. Năm đó về quê chơi 1 tháng mà không đăng ký được gửi nó nơi đâu, đành nhờ hàng xóm trông hộ. Con chó ở bên nhà tôi, ngày ngày hàng xóm sang cho ăn và dắt đi dạo.
Ấy thế mà có 1 cụ bà, thấy như thế là vô cùng nhẫn tâm, bèn gọi báo cảnh sát. Mọi người đoán xem tiếp theo sẽ như nào?
Tạm thời hết chuyện, bao giờ nghĩ ra kể tiếp.
Nguyên Kan(từ Pháp)
Con gái tôi vừa gấp quần áo vừa lấy tay quệt nước mắt. Tôi hốt hoảng hỏi con, có phải ở trường đã xảy ra chuyện gì hay không. Tôi càng hoảng hơn khi con gật nhẹ đầu thay cho câu trả lời.
Những ngày qua vụ việc "dì ghẻ" bạo hành bé gái 8 tuổi gây tử vong đang gây xôn xao. Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Võ Nguyễn Quỳnh Trang để làm rõ các tình tiết.
" alt=""/>Mẹ Việt kể chuyện người Pháp phản ứng khi nhìn thấy vết bầm ở trẻNăm nào cũng tất bật xúng xính quần áo dịp nghỉ dài rồi lại nghĩ đến việc, phải mua những gì về biếu bố mẹ. Cả năm mới có hai dịp nghỉ dài là ngày Tết và ngày lễ 30-4 này. Thế nên, phận làm con gái lúc nào cũng chỉ mong được về sum họp với gia đình, được gặp gỡ đi chơi với bạn bè. Chỉ cần xác balo lên và đi, cuộc sống như vậy có phải là sung sướng không. Chẳng ràng buộc, chẳng phụ thuộc vào ai, chẳng cần ai quản thúc, tự do đi lại, về quê với bố mẹ, được tỉ tê tâm sự với mẹ, thích làm gì thì làm, còn gì hơn.
Nhưng… năm nay đã khác. Năm nay đã không được về quê với mẹ, đã phải thực hiện trách nhiệm làm dâu với một người chồng cực kì gia trưởng và nhà chồng khó tính. Nghĩ lại cảm thấy phận mình sao hẩm hiu, sao đàn bà con gái lại phải đi lấy chồng. Ngày trước, tôi vốn sợ lấy chồng, sợ cuộc sống như bây giờ, sợ phải cung phụng nhà chồng, sợ bố mẹ chồng phật ý, rồi sống cứ phải nhìn trước ngó sau. Tôi lo lắng vợ chồng sẽ không hòa thuận, rồi sống không được thảnh thơi tự do.
Vậy đấy, bao nhiêu năm có bao nhiêu người đàn ông theo đuổi, tôi chẳng gật đầu lấy ai. Đến khi 29 tuổi, tôi mới chấp nhận lấy chồng và lấy một người không phải quá yêu. Vì căn bản, cuộc sống lúc đó không đơn giản nữa, phải lấy chồng cho có tấm chồng ,không thiên hạ nhìn vào họ lại cười vào mặt, họ lại nghĩ mình ế, không lấy được chồng.
![]() |
Vậy đấy, bao nhiêu năm có bao nhiêu người đàn ông theo đuổi, tôi chẳng gật đầu lấy ai. Đến khi 29 tuổi, tôi mới chấp nhận lấy chồng và lấy một người không phải quá yêu. (Ảnh minh họa) |
Năm nay, thấy bạn bè hô hào nhau về quê, rồi ‘up’ lên Facebook những bức ảnh đi chơi, đi du lịch, còn mình phải thực hiện chuyến đi dài ngày về nhà chồng, chuẩn bị làm dâu đảm mà thấy buồn trong lòng. Bằng lòng là nhà chồng cũng không đến nỗi nào, cũng không đến mức phải quá ức chế khi sống cùng nhưng vẫn cảm thấy nhớ bố mẹ tha thiết.
Năm ngoái thôi, mình còn tự do, còn muốn ăn gì thì ăn, làm nũng mẹ, ở nhà bạn hô cái là đi chơi. Năm ngoái thôi, mình còn ăn to nói lớn, bây giờ phải giữ ý, đến ăn uống cũng phải nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng. Không được hành động thô lỗ, cãi cũng không dám cãi dù bố mẹ chồng có sai đi chăng nữa. Vậy đó, cuộc sống là vậy, phụ nữ thật khổ với hai chữ ‘làm dâu’.
Mẹ đẻ gọi điện lên hỏi thăm con gái, con gái vì nhớ mẹ mà khóc thút tha thút thít, nghĩ sầu sự đời, cảm thấy cuộc sống thật tẻ nhạt và vô nghĩa. Con gái từng không muốn lấy chồng vì nghĩ đến bố mẹ, nghĩ đến tháng ngày tự do và bây giờ, nỗi đau ấy lại khơi dậy.
Chồng thì suốt ngày chỉ biết nghe lời bố mẹ. Nói đi chơi, đi du lịch, chồng lại bảo tôi chỉ biết ham vui, làm dâu rồi mà không có trách nhiệm với nhà chồng. Hai tiếng trách nhiệm khiến tôi cảm thấy chán nản, mệt mỏi vô cùng.
![]() |
Ngồi nhà chồng rồi lại nấu những bữa cơm mệt lử cả người, nghĩ đến cảnh cách đây 1 năm, được bố mẹ lo lắng cho, đi chơi với bạn bè hoặc nấu nướng cho bố mẹ mà xót xa trong lòng. (Ảnh minh họa) |
Thương bố mẹ già, bao ngày mong con cái sum vầy nhưng cuối cùng, chỉ vì con gái đi lấy chồng xa mà giờ có mong cũng không được. Khổ tâm lắm, nghĩ đến cảnh bố mẹ ngồi mong con, đêm ngày buồn khổ vì không thấy con gái đâu, lại lo lắng không biết con sống hạnh phúc không mà buồn hết cõi lòng.
Ngồi nhà chồng rồi lại nấu những bữa cơm mệt lử cả người, nghĩ đến cảnh cách đây 1 năm, được bố mẹ lo lắng cho, đi chơi với bạn bè hoặc nấu nướng cho bố mẹ mà xót xa trong lòng. Sao cứ phải lấy chồng, sao cứ phải về nhà chồng. Dù biết đó là quy luật, đó là lẽ tất yếu nhưng vẫn không thấy thông, không thấy hạnh phúc. Chỉ muốn sống lại những tháng ngày trước đây, nhiều lúc nghĩ dại, thật muốn bỏ chồng. Phải làm sao đây, phải sống thế nào thì mới vui vẻ, mới hòa thuận được và mới thôi nghĩ về những tháng ngày tự do? Nhiều lúc tôi nghĩ, hay là mình không hợp việc lấy chồng? Cứ trách nhiệm, cứ ràng buộc, cứ bị chỉ đạo cấm đoán thế này, bảo sao con gái chẳng muốn lấy chồng, thích sống độc thân.
Nhớ mẹ quá, nhớ vô cùng!
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Chồng gia trưởng, nghỉ dài không được về nhà mẹ đẻ