Việc điều động,ổnhiệmhàngloạthiệutrưởngđầunămhọcmớiởbóng đá trực tiếp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhằm luân chuyển lãnh đạo các đơn vị thuộc Sở, thay thế cá nhân nghỉ hưu theo chế độ.
![]() |
Lê Huyền
Việc điều động,ổnhiệmhàngloạthiệutrưởngđầunămhọcmớiởbóng đá trực tiếp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhằm luân chuyển lãnh đạo các đơn vị thuộc Sở, thay thế cá nhân nghỉ hưu theo chế độ.
![]() |
Lê Huyền
![]() |
Hóa đơn điện tử sẽ kiểm soát minh bạch thị trường xăng dầu
Ngày 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành công điện về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên cả nước chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu; thực hiện nghiêm túc quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
Trước đó, ngày 18/3, Bộ Công Thương có loạt văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các sở Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán. Với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử, UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để chỉ đạo lực lượng chức năng xem xét, xử lý.
Bình luận về vấn đề này, đại diện Petrolimex cho hay tập đoàn này đã triển khai hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại 2.700 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc, sử dụng công nghệ tự động, không có sự can thiệp của con người, số liệu chính xác minh bạch.
Theo dữ liệu của Petrolimex, mỗi năm Petrolimex có hơn 1 tỷ hóa đơn. Từ 1/7/2023 đến thời điểm này, Petrolimex đã xuất hơn 700 triệu hóa đơn giá trị gia tăng theo từng lần bán hàng theo tinh thần Nghị định 123 của Chính phủ. Về phía Petrolimex, từ 1/9/2023, để tăng tính minh bạch, trên mỗi hóa đơn bán hàng, Petrolimex đều có biển số xe của các cá nhân đi ô tô vào cửa hàng xăng dầu Petrolimex.
Tuy vậy, việc phát hành hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng vẫn chủ yếu được thực hiện ở các khách hàng lớn, chiếm tỉ trọng khoảng 4-5%, còn lại là khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn, chiếm tỉ trọng 95-96%.
Một số khách hàng lớn như các đơn vị vận chuyển, Petrolimex kết nối trực tiếp với hệ thống kế toán để truyền dữ liệu hóa đơn trực tiếp sang đơn vị, giúp tài xế không phải mất công lấy từng hóa đơn lẻ. Với những khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn, các dữ liệu được ghi nhận đồng bộ để chuyển thẳng về cơ quan thuế.
“Khi áp dụng hóa đơn điện tử, Petrolimex không gặp vướng mắc gì bởi vì Petrolimex đã đầu tư hệ thống phần mềm giải pháp công nghệ từ trước, sẵn sàng triển khai. Tuy nhiên, với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu khác thì thực sự là có một số khó khăn vướng mắc. Nếu làm như Petrolimex là tự động hóa hoàn toàn, minh bạch và kết nối trực tiếp từ cột bơm đến hệ thống phát hành hóa đơn điện tử thì cần Bộ KHCN phê duyệt mẫu theo Luật Đo lường, việc này rất mất thời gian. Thứ hai, hệ thống xăng dầu ở vùng sâu vùng xa đang có các cột bơm cũ nên chi phí đầu tư cột bơm điện tử rất lớn nên các cây xăng như vậy sẽ khó triển khai chủ trương hóa đơn điện tử từng lần bán hàng. Bên cạnh đó các đơn vị cung cấp các giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đang có các đơn giá khác nhau nên ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần có quy định về định mức tối đa hoặc tối thiểu để các đơn vụ này cùng đồng hành hỗ trợ các đơn vị kinh doanh xăng dầu”, đại diện Petrolimex nói.
Chia sẻ với VietNamNet về vấn đề này một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu nói rằng họ bị đẩy thêm chi phí. Bên cạnh đó, quy định hiện nay khó có thể xuất hóa đơn theo thời gian thực… Thế nhưng, ở góc độ khác một cán bộ phụ trách công nghệ của một công ty xăng dầu lớn cho hay việc triển khai hóa đơn điện tử và ứng dụng kết nối quản lý có thể biết chính xác và kiểm soát lượng xăng dầu nhập vào bán ra của từng cây xăng theo thời gian thực. Điều này sẽ tránh được việc xăng dầu “ngoài luồng” tuồn vào thị trường hay cửa hàng bán lẻ treo biển “hết hàng nghỉ bán” khi vẫn còn hàng… Đây là vấn đề “nhạy cảm” để một số công ty bán lẻ xăng dầu chần chừ với hóa đơn điện tử.
Lãnh đạo một doanh nghiệp công nghệ lớn có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cũng khẳng định với VietNamNet, nếu Tổng Cục thuế, Bộ Công Thương nắm dữ liệu hóa đơn điện tử cơ bản sẽ nắm rõ đầu vào đầu ra của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu theo thời gian thực. Điều này rất tốt cho việc quản lý và điều tiết thị trường bởi xăng dầu là một loại vật tư chiến lược, đồng thời là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không chỉ đối với tiêu dùng mà đối với cả sản xuất.
Doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ hóa đơn điện tử cho bán lẻ xăng dầu
Chia sẻ với VietNamNet về triển khai hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, ông Lê Thanh Bắc, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ điện tử FPT IS cho hay, để lập hóa đơn theo từng lần bán hàng (mã bơm) được thuận tiện và đảm bảo minh bạch, các cửa hàng xăng dầu có thể thực hiện theo 2 phương án.
Một là trang bị tủ điều khiển để thu thập dữ liệu bán hàng. Thông tin được gửi tới giải pháp hóa đơn điện tử FPT.PetroInvoice, hệ thống sẽ khởi tạo hóa đơn gửi cơ quan Thuế và người mua.
Phương án 2 là lắp đặt camera thông minh (FPT.PetroInvoice AI) để tự động đọc và trích xuất số liệu hiển thị trên màn hình trụ bơm và thực hiện xuất hóa đơn theo đúng quy định của cơ quan thuế. Cửa hàng xăng dầu có thể chuyển đổi công nghệ với chi phí chỉ từ 5 triệu đồng/cửa hàng; chi phí sử dụng chỉ từ 30 đồng/hóa đơn điện tử; thời gian tối thiểu 1 ngày/cây xăng. Hiện FPT IS đã triển khai cho hàng trăm cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc như: Saigon Petro; Công ty CP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex (PECO)...
Trả lời VietNamNet về vấn đề triển khai hóa đơn điện tử, đại diện Misa cho hay đã hỗ trợ tốt các doanh nghiệp nhưng cũng đối mặt với một số thách thức. Thứ nhất, mỗi cửa hàng xăng dầu có cơ sở hạ tầng khác nhau, từ kết nối Internet đến hệ thống quản lý hiện tại. Điều này đòi hỏi MISA phải thực hiện các buổi khảo sát kỹ lưỡng tại từng địa điểm để hiểu rõ nhu cầu cụ thể và hạn chế của từng doanh nghiệp. Sau đó, MISA cần phát triển và tư vấn các giải pháp cá nhân hóa, đảm bảo rằng hệ thống hóa đơn điện tử được tích hợp mượt mà và hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu kinh doanh cụ thể.
Thứ hai, trong quá khứ, các doanh nghiệp chỉ cần xuất một hóa đơn tổng cuối ngày cho tất cả các giao dịch bán lẻ. Tuy nhiên, với yêu cầu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi giao dịch, doanh nghiệp cảm thấy phát sinh tăng chi phí và quản lý. MISA cần phải làm việc chặt chẽ với khách hàng để cải thiện hiểu biết về lợi ích lâu dài của hóa đơn điện tử và đồng thời tìm cách điều chỉnh mức giá dịch vụ, đảm bảo rằng doanh nghiệp không cảm thấy lo lắng về mặt tài chính.
Thứ ba, nhiều nhân viên tại các trạm xăng dầu có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hạn chế, điều này tạo ra rào cản trong việc áp dụng hóa đơn điện tử. Đối diện với những khó khăn, MISA đã liên tục thay đổi và linh hoạt đồng hành cùng các doanh nghiệp xăng dầu. MISA có thể giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu chuyển đổi suôn sẻ sang mô hình hóa đơn điện tử, tăng cường hiệu quả và minh bạch trong hoạt động kinh doanh của họ.
Đại diện VNPT cũng khẳng định họ đã đem giải pháp hóa đơn điện tử để hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu. Các đơn vị này có thể mua giải pháp theo từng gói tùy thuộc vào mức độ sử dụng của mình với mức chi phí hợp lý.
" alt=""/>Sử dụng hóa đơn điện tử tiến đến một thị trường xăng dầu minh bạchTheo báo cáo trên chuyên trang An toàn thông tin (ATTT) của Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu Tài nguyên & Môi trường (Bộ TN&MT), trong tháng 12 vừa qua, Bộ TN&MT đã ghi nhận 155.620 lượt dò tìm mật khẩu từ nước ngoài vào hệ thống mail nội bộ, tăng 4,7% so với tháng 11.
Trong đó, các dịch vụ mail bị tấn công nhiều nhất là SMTP (chiếm 79,9%), theo sau là IMAP (18,4%) và OWA (1,8%).
Đặc biệt, trong tháng 12, ghi nhận từ hệ thống giám sát có hai tài khoản bên ngoài thực hiện gửi thư lừa đảo tới người dùng thư điện tử của Bộ TN&MT.
Không có báo cáo về tổng số cuộc tấn công mạng được ghi nhận và ngăn chặn, nhưng dữ liệu từ Cục CNTT và Dữ liệu TN&MT cho thấy số lượng thiết bị nhiễm mã độc đã được xử lý và ngăn chặn trong tháng 12 là 285 thiết bị, tăng 33,1% so với tháng 11.
Trước tình hình này, Cục CNTT và Dữ liệu TN&MT tiếp tục khuyến nghị các đơn vị tăng cường triển khai quy định pháp luật về an toàn thông tin, trong đó hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch hồ sơ đề xuất cấp độ cho các hệ thống thông tin đang vận hành, rà soát tổng thể hệ thống thông tin đang vận hành, xây dựng kế hoạch và triển khai đánh giá an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, cử người tham gia đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin của Bộ TN&MT.
Đặc biệt với loại hình thư điện tử, Cục đề nghị người sử dụng thư điện tử khi nhận được thư dấu hiệu bất thường cần kiểm tra lại thông tin người gửi (tuyệt đối không nhấn và mở các file đính kèm, các liên kết, cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu,…). Người sử dụng nên đổi mật khẩu thường xuyên và đảm bảo độ khó của mật khẩu theo quy định.
Phương Nguyễn
Thống kê của Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu Tài nguyên Môi trường cho thấy tháng 11 ghi nhận 378.088 cuộc tấn công mạng vào Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), tăng 7,8% so với tháng 10.
" alt=""/>Số cuộc tấn công mạng vào Bộ TNMT tiếp tục tăng trong tháng 12