2025-05-05 07:22:15 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thế giới View:553lượt xem
Pogba muốn rời MU
Mirror đưa tin,bảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng anh hôm nay Paul Pogba đang quyết rời MU trong những ngày còn lại của thị trường chuyển nhượng châu Âu (kéo dài đến 2/9).
Pogba một mực đòi rời MU
Giấc mơ của Pogba là đến Real Madrid. Đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha đang liên tục đánh tiếng với anh những ngày gần đây.
Thông tin từ Pháp cũng cho biết, Mino Raiola - người đại diện của Pogba, vừa có cuộc gặp trực tiếp với Ed Woodward ở Monte Carlo.
Cuộc thảo luận giữa hai người kéo dài khá lâu, và tất nhiên không ngoài nội dung về tương lai Pogba.
Mino Raiola gây áp lực để MU phải bán tiền vệ người Pháp cho Real Madrid. Thương vụ này diễn ra sẽ giúp ông bỏ túi không dưới 20 triệu euro.
MU không hài lòng với thái độ của Pogba. Mặc dù vậy, do thị trường chuyển nhượng Premier League sớm kết thúc, nên Quỷ đỏ không muốn bán cầu thủ 26 tuổi này.
Barca từ bỏ Neymar
Theo Mundo Deportivo, Barca đang cân nhắc rút lui khỏi thương vụ Neymar, sau cuộc đàm phán gần một tuần lễ với PSG.
Trong cuộc tiếp xúc với các thành viên hội đồng quản trị, Chủ tịch Josep Maria Bartomeu xác nhận cuộc đàm phán không tiến triển như mong đợi.
Barca có thể phải từ bỏ mục tiêu Neymar
Barca đưa Rakitic và Ousmane Dembele vào điều khoản đi kèm, cùng với khoản tiền nhất định (khoảng 75 triệu euro).
Chỉ có điều, Dembele không muốn gia nhập PSG. Giải pháp bổ sung Semedo và Todibo không được nhà vô địch Ligue 1 đồng ý.
Mới đây, trong lễ bốc thăm vòng bảng Champions League, Chủ tịch Bartomeu cũng trực tiếp thảo luận với Al Khelaifi - chủ tịch PSG - để tìm cách tháo gỡ các vấn đề.
Tuy nhiên, PSG cho rằng mức giá mà Barca đưa ra là không tương xứng. Đội bóng thành Paris yêu cầu tổng giá trị chuyển nhượng 215 triệu euro.
Chủ tịch Bartomeu cho rằng khoản tiền trên là quá cao, dù doanh thu của Barca số 1 thế giới, nên xem xét chờ đến mùa Hè năm sau để tái đàm phán.
MC Thanh Thảo chia sẻ về sức khỏe mắt của bản thân trong tọa đàm trực tuyến “Căn bệnh Glôcôm - Kẻ cắp thị lực thầm lặng”
Khi tìm hiểu kỹ hơn cô lại càng bất ngờ khi 94% người dân không hiểu rõ hoặc còn mơ hồ về bệnh, trong khi Glôcôm là bệnh diễn biến trong lặng lẽ mà không hề có triệu chứng rõ ràng. Kết quả sẽ khiến bệnh nhân bị mù lòa vĩnh viễn.
Trước giờ, MC Thanh Thảo nghĩ bệnh cườm nước chỉ xuất hiện ở người lớn, trên 60 tuổi thôi, nhưng thực chất căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện ở nhóm tuổi 35 - 40 như chính cô vậy.
Ths. BS. Nguyễn Trần Quốc Hoàng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn cho biết, bệnh Glôcôm thường được phân thành 2 loại là Glôcôm góc mở và Glôcôm góc đóng. Trong đó Glôcôm góc mở là dạng phổ biến nhất chiếm hơn 90% tổng số ca.
Ở Glôcôm mở, thủy dịch vẫn đến được hệ thống thoát dịch, nhưng không thoát được do đường thoát bị nghẽn. Hậu quả là nhãn áp tăng cao và gây tổn thương thị lực.
Đối với Glôcôm góc đóng, thủy dịch không thể đến hệ thống thoát dịch, nên bị ứ đọng, khiến nhãn áp tăng rất cao và gây tổn thương trong thời gian ngắn. Các dấu hiệu thường đột ngột xuất hiện với các biểu hiện rầm rộ như đau nhức mắt dữ dội, giảm thị lực trầm trọng, buồn nôn,... và cần phải được cấp cứu.
BS. Nguyễn Trần Quốc Hoàng (trái) phân loại các nhóm bệnh Glôcôm tọa đàm trực tuyến “Căn bệnh Glôcôm - Kẻ cắp thị lực thầm lặng”
Nguyên nhân bị cườm nước (Glôcôm) góc mở
Theo BS. Nguyễn Trần Quốc Hoàng, Glôcôm góc mở là dạng cườm nước phổ biến nhất, chiếm đến 90% trường hợp. Góc tiền phòng tạo bởi giác mạc và mống mắt, gồm các cấu trúc chính là ống Schlemm nằm bên trong vùng lưới bè. Một phần nguyên nhân tăng nhãn áp đối với bệnh Glôcôm góc mở là do:
Xơ hóa vùng bè:chất ngoại bào trong lớp bè bị xơ hóa sẽ lắng đọng và gây hẹp, dính các khoang bè lại, từ đó cản trở thủy dịch thoát lưu ra ngoài.
Chênh lệch áp lực tiền phòng - ống Schlemm:có thể khiến ống Schlemm bị xẹp, làm giảm lượng thủy dịch có thể thoát ra ngoài nhãn cầu.
Những vấn đề này thường không hoàn toàn ngăn chặn thủy dịch thoát lưu nên áp lực nội nhãn sẽ không đột ngột tăng lên và âm thầm làm tổn thương thần kinh thị giác. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân chưa được làm rõ và Glôcôm góc mở có khi nhãn áp không cao nên dễ bị bỏ sót trong cộng đồng.
Nguyên nhân bị cườm nước (Glôcôm) góc đóng
Cũng theo BS. Nguyễn Trần Quốc Hoàng, Glôcôm góc đóng là nhóm bệnh Glôcôm có góc tiền phòng bị đóng ngay từ đầu gọi là nguyên phát, góc tiền phòng bị đóng sau chấn thương, phản ứng viêm,…thì gọi là thứ phát. Chúng ta hay gặp các nguyên nhân phổ biến như:
Nghẽn đồng tử:Là một tình trạng viêm làm dính bờ đồng tử lên mặt trước thủy tinh thể, chặn dòng thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phòng. Khi đó, áp lực ở hậu phòng sẽ tăng lên và đẩy chân mống mắt áp sát vào vùng bè, trực tiếp làm đóng góc tiền phòng và gây tăng nhãn áp.
Nghẽn góc tiền phòng:Đây là dạng nghiêm trọng của Glôcôm. Mặc dù góc tiền phòng đóng do giãn nở đồng tử chỉ là đóng cơ năng nhưng nếu kéo dài sẽ chặn dòng thủy dịch thoát lưu qua vùng bè gây tăng nhãn áp. Tình trạng này cũng có thể bị thúc đẩy bởi các phản ứng viêm gây dính bít góc tiền phòng hoàn toàn (đóng thực thể) và không thể mở lại dù được can thiệp bằng thuốc, laser hay phẫu thuật.
Hội chứng mống mắt phẳng:Đây là tình trạng kích thước vùng nếp thể mi của người bệnh lớn hơn bình thường, khiến chân mống mắt xê dịch về phía trước và gây bít vùng lưới bè khi đồng tử giãn, từ đó làm tăng nhãn áp.
Glôcôm bẩm sinh:Dị tật góc tiền phòng là nguyên nhân bị cườm nước bẩm sinh. Góc tiền phòng bị khiếm khuyết bẩm sinh cấu trúc vùng lưới bè hoặc gây đóng góc sẽ làm chặn đường thoát của thủy dịch một phần hoặc hoàn toàn, làm cho nhãn áp tăng và gây hậu quả là giác mạc phình dãn to hơn bình thường, gọi là dấu hiệu “mắt trâu”. Tình trạng này chủ yếu là do di truyền và tiên lượng nặng….
Hầu hết dấu hiệu bệnh không rõ ràng
Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Viết Giáp - Giám đốc bệnh viện mắt tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hầu hết trường hợp mắt bị Glôcôm thường không có dấu hiệu cảnh báo sớm. Trong khi nếu không được chữa trị kịp thời, thị lực sẽ mất dần theo thời gian và cuối cùng dẫn đến mù vĩnh viễn.
BS. chuyên khoa II Nguyễn Viết Giáp - Giám đốc bệnh viện mắt tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tại tọa đàm trực tuyến “Căn bệnh Glôcôm - Kẻ cắp thị lực thầm lặng”
Vì vậy, cách duy nhất để bảo vệ chính mình và người thân trước nguy cơ này là khám mắt định kỳ đầy đủ. Trong mỗi lần khám mắt, bác sĩ sẽ đo nhãn áp và kiểm tra xem dây thần kinh thị giác có bị tổn thương không, từ đó có thể phát hiện sớm để điều trị và phòng ngừa mất thị lực.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến khích người từ 40 tuổi trở lên nên đi khám mắt mỗi năm 1 lần. Nếu có người thân bị Glôcôm, tần suất khám mắt định kỳ nên là 6 tháng/lần. Với những trường hợp dưới 40 tuổi và không có vấn đề về mắt, thời gian khám mắt định kỳ thường là mỗi 1-2 năm.
Độc giả có thể xem lại buổi tọa đàm tại: https://www.facebook.com/hellobacsi/videos/1099830624204506/
Món mỳ được dọn ra với màu sắc bắt mắt (Ảnh: Internet).
Bánh sau khi được tráng sẽ được thái với kích cỡ mỏng. Cũng tùy từng quán có những sợi mỳ khác nhau, màu nâu đỏ, màu vàng đậm hay màu trắng. Ở Hà Nội, những sợi mỳ thường là màu trắng, sau đó bày biện các nguyên liệu khác lên nền trắng, trông rất nổi bật.
Các thành phần khác của bát mỳ bao gồm: thịt gà, tôm, thịt lợn, trứng, lạc và rau sống. Thịt gà phải là gà nuôi tự nhiên, thịt chắc và dai. Thịt được lóc riêng, xắt miếng nhỏ vừa ăn; tôm bóc tách giữ đầu, làm sạch để nguyên con ướp cùng với gia vị...
Linh hồn của món mỳ Quảng chính là nước dùng, thứ nước ngọt đậm, ngầy ngậy dùng để chan vào bát nguyên liệu đã được trình bày đẹp mắt. Nấu nước dùng cũng rất kỳ công mới ra được vị, vì vậy nó không lẫn với bất cứ thức nước dùng nào khác. Chính vì vậy món ăn này khiến thực khách khó lòng quên nếu được thưởng thức.
Nếu ăn ở miền Nam, bạn sẽ cảm nhận vị chua chua ngọt ngọt thì mỳ Quảng ở Hà Nội lại ngậy, ngọt đậm, thơm, và nước được rưới lên chứ không chan xâm xấp mặt bát. Ngoài ra, bánh đa vừng giòn chấm cùng nước dùng béo ngọt làm nên cảm giác ngon miệng mà không hề ngấy cũng thứ làm nên sự đặc biệt của món ăn này. Mỳ Quảng sẽ không tròn vị nếu không ăn kèm rau sống như rau húng, xà lách và hoa chuối thái nhỏ.
Rau sống và bánh đa ăn kèm trong tô mì Quảng (Ảnh: miquang).
Khi tô mỳ Quảng được bày ra, bạn sẽ bị thu hút bởi trông như một bức tranh đa sắc với màu xanh của rau xà lách, vàng của trứng luộc, đỏ au của tôm, nâu đất của những miếng gà...
Thưởng thức món ăn này cũng cần phải nhẩn nha để cảm nhận được trọn vị. Trộn đều các thành phần trong bát, vắt thêm chút chanh và vài lát ớt nhỏ (hoặc ớt trưng), mùi thơm của các nguyên liệu quyện với nước dùng và rau thơm sẽ khiến thực khách ăn rồi chỉ muốn ăn thêm nữa.
Bạn có thể tìm quán mỳ Quảng ngon ở Hà Nội như trên phố Quang Trung, Nguyên Hồng, Ngọc Khánh, Duy Tân... đây những nơi được nhiều thực khách đánh giá là chuẩn vị nhất.
(Theo Dân Việt) " alt=""/>Những quán mỳ Quảng ở Hà Nội chuẩn vị, ngon và rẻ