 trở thành điểm nóng bởi thông tin mở bán tràn ngập.</p><p>Theo tìm hiểu, dự án căn hộ Carillon 7 có diện tích khoảng 8.600m2, đây là dự án mô hình căn hộ kết hợp thương mại, dịch vụ, shophouse. Dự án trên có 1 block gồm 2 tầng hầm, 2 tầng thương mại, 25 tầng căn hộ. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land). Dự án trên cũng đang được môi giới rao bán với giá từ 25 - 46 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí, diện tích. Tuy nhiên, khi tìm hiểu thực tế, phóng viên thấy có nhiều tin rao bán xung quanh dự án này theo kiểu rập khuôn khi nói về pháp lý.</p><p>Đơn cử, website http://diaocttc.com đăng thông tin cho rằng dự án căn hộ Carillon 7 có “pháp lý đầy đủ”. Để minh chứng điều này, trích dẫn phát biểu của đại diện đơn vị phát triển dự án khẳng định: )
 |
Phối cảnh dự án căn hộ Carillon 7 của TTC Land |
Để xác thực quảng cáo “pháp lý đầy đủ” của môi giới, phóng viên đã vào vai khách hàng cần mua căn hộ. Khi được yêu cầu cung cấp thông tin pháp lý, môi giới gửi Giấy phép xây dựng, Quyết định giao đất (không qua đấu giá) do ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ký, và một số văn bản khác, cấp cho Công ty CP Thương mại Xây dựng Dịch vụ Phúc Bảo Minh.
Khi được hỏi về văn bản của Sở Xây dựng xác nhận dự án đủ điều kiện huy động vốn, hay văn bản xác nhận dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, thì môi giới không cung cấp được. Đến đây, “khoảng trống” pháp lý đã dần lộ diện.
Theo luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn luật sư TP.HCM, một dự án chung cư khi mở bán được gọi là đầy đủ pháp lý khi được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện, theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản. Bên cạnh đó, dự án phải được ngân hàng thương mại đủ năng lực đứng ra bảo lãnh. Nếu bên bán không chứng minh được điều này mà vẫn cho rằng “pháp lý đầy đủ” thì khách hàng cần hết sức cảnh giác, vì đây có thể là cái bẫy lừa giăng sẵn.
Cảnh báo có nhà nhưng “treo” sổ đỏ
Câu chuyện này tưởng chừng nghịch lý, nhưng đã và đang xảy ra ở hàng chục chung cư ở TP.HCM. Những dự án này được cấp phép xây dựng và bàn giao nhà cho cư dân vào ở nhiều năm, nhưng có trường hợp khách hàng chưa được ký hợp đồng mua bán, có trường hợp đã ký hợp đồng mua bán nhưng không biết bao giờ mới làm được giấy chủ quyền.
 |
Dự án căn hộ Carillon 7 của TTC Land đang đi vào hoàn thiện |
Luật sư Nguyễn Văn Trương, Đoàn luật sư TP.HCM, lý giải, các dự án bị “treo” sổ đỏ nhiều năm đa phần là do chưa hoàn thành nghĩa vụ tiền sử dụng đất. Trong đó, có những trường hợp còn chưa được định giá đất, có trường hợp định giá đất rồi nhưng doanh nghiệp chưa nộp, cũng có trường hợp mới chỉ nộp tiền sử dụng đất “tạm tính”…
Luật sư này cũng cho rằng theo Nghị định 53/2017/NĐ-CP, có 12 loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng. Dự án chưa nộp tiền sử dụng đất nhưng có Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì vẫn được cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, nếu khách hàng không tìm hiểu kỹ những dự án kiểu này thì sẽ gặp vấn đề khi làm giấy chủ quyền căn hộ.
Các chuyên gia cho rằng, việc môi giới lập lờ pháp lý để lừa gạt những khách hàng thiếu thông tin là câu chuyện khá phổ biến trên thị trường. Điều này cũng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp cũng như uy tín của người môi giới. Do vậy, khách hàng cần tìm hiểu kỹ thông tin từ chủ đầu tư về điều kiện pháp lý để được mở bán căn hộ.
Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu xem những căn hộ được rao bán có nằm trong danh sách nhà ở xã hội hay không. Bởi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, thì các dự án thương mại cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Điều này sẽ loại trừ rủi ro không đáng có khi mua nhầm sản phẩm.
Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) có địa chỉ tại số 253 Hoàng Văn Thụ, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM. TTC Land là thương hiệu mới của Công ty này thay thế cho thương hiệu Sacomreal chính thức từ ngày 30/09/2017. Hiện nay, TTC Land là nhà phát triển bất động sản với nhiều dự án như Jamona Golden Silk, Jamona Home Resrot, Jamona City, Charmington La Pointe, chuỗi dự án Carillon Apartment…
Theo Reatimes

Khởi tố vụ lừa đảo một căn hộ bán cho nhiều người
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM (PC03) đã chính thức khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” để điều tra việc một căn hộ bán cho nhiều người tại chung cư La Bonita (quận Bình Thạnh).
" alt=""/>Cảnh báo môi giới lừa đảo tại dự án căn hộ Carillon 7 của TTC Land
 cho thấy, việc tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới 2021-2022 gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.</p><p>Nhiều nơi tổ chức dạy học trực tuyến chưa hiệu quả do hệ thống đường truyền Internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập...</p><p>Theo thống kê sơ bộ, TPHCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến; nhiều tỉnh vùng khó khăn có từ 50% đến 70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có mạng Internet…</p><p>Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.</p><p>Trong 48 tỉnh, thành phố tổ chức khai giảng năm học mới 2021-2022, đã có 14.010 trường tổ chức học trực tiếp, 11.419 trường tổ chức học trực tuyến, 8.719 trường chưa tổ chức dạy học.</p><p>Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn năm học mới, trong đó có việc tổ chức dạy học qua Internet, dạy học trên truyền hình; bổ sung bài giảng, học liệu phục vụ học trực tuyến, học trên truyền hình.</p><table class=)
 |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Đài truyền hình dành thời lượng phát sóng cho các bài giảng. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình là phương thức bổ trợ quan trọng nhất. Bộ cũng đã xây dựng video bài giảng cho các môn học ở nhiều khối lớp và lên phương án xã hội hóa việc sản xuất bài giảng.
Ở những nơi khó khăn về dạy học trực tuyến, trên truyền hình, các nhà trường sẽ thực hiện phát phiếu học tập đến học sinh để đảm bảo việc học không bị gián đoạn. Đối với bậc học mầm non, Bộ GD&ĐT tổ chức xây dựng ngân hàng video clip để phụ huynh hướng dẫn, giáo dục trẻ ở nhà.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, việc bảo đảm chất lượng giáo dục là yêu cầu rất quan trọng, nhất là học sinh các lớp đầu cấp và bậc tiểu học. Vì vậy, các học liệu phục vụ dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải rất chuẩn mực, chất lượng.
Trong điều kiện hiện nay, cùng với việc bảo đảm an toàn ở những nơi có điều kiện dạy học trực tiếp, Bộ GD&ĐT phải đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số, trong đó có giáo dục trực tuyến. Tuy nhiên, có một bộ phận học sinh không đủ điều kiện, khả năng tiếp cận học trực tuyến tốt thì phương thức hỗ trợ tốt nhất là dạy học trên truyền hình.
Những nơi học sinh không thể học trực tuyến, trên truyền hình, lại đang bị dịch bệnh thì ngành giáo dục áp dụng các biện pháp vẫn thực hiện như chuyển, gửi tài liệu học tập, bài kiểm tra…
Đưa các bài giảng tốt nhất đến học sinh ở mọi nơi, mọi lúc
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, bên cạnh phương thức dạy học trực tuyến, cần quan tâm tới phương thức dạy trên truyền hình dù tương tác kém hơn học trực tuyến, nhưng khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với những gia đình nghèo. Với các học sinh còn nhỏ thì học trên truyền hình là giải pháp thậm chí tốt hơn học trên điện thoại di động.
 |
Nhiều ý kiến đóng góp tại cuộc họp |
Theo đó, phải có nhiều kênh phát sóng theo các khung giờ để phủ hết các khối lớp, môn học phải có nhiều kênh phát sóng theo các khung giờ.
Ngoài ra, một số ý kiến đề xuất thêm các phương thức khác nhau để đưa nội dung giảng dạy đến học sinh qua USB, sóng phát thanh, trên các nền tảng số… Mục tiêu cuối cùng là đưa các bài giảng đến học sinh với chất lượng tốt nhất, ở mọi nơi, mọi lúc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT làm việc trực tiếp với các đài truyền hình, kênh truyền hình của Trung ương để rà soát lại độ bao phủ, khả năng dành thời lượng phát sóng các bài giảng truyền hình, các đài địa phương có phương án tiếp sóng để có diện bao phủ tốt nhất, đến nhiều học sinh nhất, kể cả những em có điều kiện học trực tuyến. “Tinh thần là một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày, nhất là bậc tiểu học”, Phó Thủ tướng nói.
Bộ GD&ĐT cần tiếp tục chú trọng giảm tải khi thiết kế các chương trình học trực tuyến, học trên truyền hình, nhất là ở bậc tiểu học theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”; có hướng dẫn chi tiết việc tổ chức giờ giảng trực tuyến tránh hình thức, hời hợt hoặc quá căng thẳng; lồng ghép, tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng cho các phụ huynh, đặc biệt là các kiến thức cơ bản về phòng chống dịch trong môi trường giáo dục và trong xã hội.
“Việc áp dụng phương thức dạy học trực tuyến hoặc trên truyền hình phải gắn với đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, đặc biệt là trong thi cử, nhất là các kỳ thi phục vụ cho việc chọn trường ở các lớp đầu cấp, để bảo đảm quyền lợi cho học sinh”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Duy Vũ

Chật vật mua laptop cho con học online
Giao hàng khó khăn, nguồn cung hạn chế, ngân sách hạn hẹp là các lực cản khiến nhiều phụ huynh gian nan mua laptop cho con em trong giai đoạn này.
" alt=""/>Tận dụng mọi phương thức, nền tảng số để duy trì dạy học cho học sinh