Đây là một trong những khó khăn được Bộ Xây dựng chỉ ra tại nhiều dự án nhà ở hiện nay tại báo cáo trước thềm Hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, bền vững dự kiến sẽ diễn ra thứ 6 tuần này.
Bộ Xây dựng cho biết, hiện có rất nhiều dự án nhà ở, khu đô thị đang triển khai gặp khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, TP.HCM có hơn 80% dự án gặp vướng mắc trên tổng số 180 dự án nhà ở, khu đô thị. TP Hà Nội có 50% trên số lượng 170 dự án; TP.Đà Nẵng có 60% trong tổng sô 75 dự án; TP.Hải Phòng có 30% trên số lượng 65 dự án; TP.Cần Thơ có 40% dự án trên số lượng 79 dự án nhà ở, khu đô thị.
Theo Bộ Xây dựng có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là nguyên nhân liên quan đến pháp luật về đất đai. Những khó khăn, vướng mắc trong tính tiền sử dụng đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất... đặc biệt, việc xác định đâu là giá đất "thị trường" chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án.
"Cơ quan chức năng e ngại, sợ trách nhiệm gây thất thoát nếu định giá thấp hơn thị trường. Nhiều trường hợp định giá cao hơn giá giao dịch thực tế gây khó cho doanh nghiệp thực hiện", Bộ Xây dựng nêu.
Ngoài ra, còn có vướng mắc liên quan pháp luật về quy hoạch. Có thể kể đến như: Quy hoạch chi tiết 1/500 không phù hợp với quy hoạch cấp trên; thẩm quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung; điều kiện, thời điểm rà soát, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch đảm bảo đồng bộ quy hoạch xây dựng…; Đối với các dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang triển khai thực hiện nhưng căn cứ, cơ sở pháp lý đã hết hiệu lực.
Bên cạnh đó, liên quan đến pháp luật đầu tư cũng có những vướng mắc, khó khăn. Theo Bộ Xây dựng, có vướng mắc trong việc phải thực hiện thẩm định, điều chỉnh chủ trương đầu tư khi điều chỉnh tiến độ dự án vì nguyên nhân khách quan, chủ quan…; điều chỉnh dự án khi vi phạm chậm đưa đất vào sử dụng...
Tâm lý sợ trách nhiệm đẩy hồ sơ lòng vòng
Về tổ chức thực thi pháp luật của các địa phương, Bộ Xây dựng cho biết, tổ chức, người thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến đẩy hồ sơ lòng vòng, giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định.
Các địa phương chưa kịp thời ban hành các quy định cụ thể theo thẩm quyền để triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở và các quy định pháp luật khác có liên quan như: Điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ được tách diện tích đất trong dự án bất động sản thành dự án độc lập đối với các diện tích đất công nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại.
Không ít địa phương chưa chủ động tiếp xúc, làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư để lắng nghe các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp, dự án bất động sản đang gặp phải để kịp thời tháo gỡ.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa tập trung, chú trọng lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở…
Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, cũng có nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường. Theo đó, nhiều thông tin xã hội không chính xác, không chính thống về tài chính, tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu, xử lý vi phạm tại một số doanh nghiệp đã gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư dẫn đến e ngại, nghe ngóng, tạm dừng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản mà chuyển sang các kênh đầu tư khác khiến doanh nghiệp không bán được hàng, không có dòng tiền, khó khăn trong thanh khoản gây ảnh hưởng xấu đến thị trường.
Lên 2 tuổi, trong một lần đi chơi, bà bị ngã gãy xương dù va chạm nhẹ. Đến bệnh viện, các bác sĩ kết luận bà Mến mắc bệnh xương thuỷ tinh. Thời điểm đó, đất nước còn đang bước vào giai đoạn đầy khó khăn. Hơn nữa, căn bệnh này thuộc dạng nan y hiếm gặp. Gia đình nghĩ đành phó mặc cho số phận, bà sống được đến lúc nào hay lúc ấy.
Điều kiện khốn khó, bà Mến chỉ ngồi một chỗ, đi đâu cũng phải lê la quanh nhà. Căn bệnh cần tránh vận động mạnh vì dễ bị gãy xương. Những ngày trời lạnh hay thời tiết thay đổi đôi chút đối với bà Mến như một cơn ác mộng. Bởi bà sẽ ho nhiều, mỗi lần ho dẫn đến nguy cơ gãy xương sườn.
Điều đau lòng hơn nữa là cả hai người em gái của bà Mến đều mắc căn bệnh hiểm nghèo giống chị. May sao bà còn có một người em trai khoẻ mạnh hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày.
Bất hạnh vẫn chưa dừng lại khi đầu tháng 11/2020, bà Mến bị nổi hạch trên người. Đến Bệnh viện K Tân Triều kiểm tra, bà nhận được kết luận ung thư vú. Ngay lập tức, bà phải trải qua ca phẫu thuật cắt đi một bên vú vào ngày 28/11/2020.
Do nhà quá nghèo, lại nợ hơn 20 triệu đồng, bà Mến không muốn đến bệnh viện điều trị dứt điểm bệnh ung thư vú nữa. Hàng tháng, bà chỉ dám uống thuốc để cầm cự qua ngày.
Niềm động viên khi đã “gần đất xa trời”
Những ngày tháng mắc thêm bệnh ung thư, bà Mến ao ước được sống một cuộc sống như người bình thường, được đi lại thoải mái quanh nhà, ra ngoài gặp những người thân hay tự đi lấy thuốc mà không cần nhờ ai trợ giúp. Nhưng rồi bà nghĩ rằng, ao ước đó quá đỗi xa vời vì điều kiện gia đình không có để mua một chiếc xe lăn điện.
Sau khi biết đến hoàn cảnh gia đình bà, thông qua tài khoản Báo VietNamNet, bạn đọc đã ủng hộ bà Mến số tiền 21.648.100 đồng. Nhận được tình cảm của bạn đọc, bà Mến rưng rưng xúc động. Đúng lúc bà đang gặp khó khăn không có tiền mua thuốc, trợ cấp xã hội ít ỏi, đây là cả một gia tài. Bà đã dùng tiền đã mua một chiếc xe lăn như mong ước bấy lâu.
![]() |
Nhiều năm nay bà Mến phải nhờ người thân giúp đỡ để di chuyển. Uớc mơ có chiếc xe lăn nay đã thành hiện thực |
"Có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ đến ngày mình mua được chiếc xe để đi lại như thế này. Cả ba chị em tôi suốt mấy chục năm trời chỉ lê la quanh nhà, đi đâu cũng lết. Giờ tôi có thể tự tin đi mà không cần nhờ vả ai. Tôi biết ơn các nhà hảo tâm vô cùng", bà bật khóc.
Tình người lan toả giúp cho một số phận bất hạnh hưởng một niềm vui lớn lao. Bà Mến tâm sự, bệnh ung thư của bà chẳng biết được đến bao giờ. Bà chỉ hy vọng sống ngày thì hay ngày ấy. Nhưng năm nay, cái Tết đối với bà thực sự khác biệt, khiến cuộc đời bà gần như được khoả lấp, đủ đầy.
Nhờ chiếc xe lăn điện, bà cùng 2 người em cũng mắc bệnh xương thuỷ tinh có thể sinh hoạt thuận lợi hơn. Ở cái tuổi "gần đất xa trời", lại gánh thêm bệnh hiểm nghèo, niềm vui này không gì sánh bằng.
Một mùa xuân mới lại về đến căn nhà nơi ba chị em bà Mến sinh sống. Nhưng cái Tết này trọn vẹn hơn rất nhiều vì gia đình bà có thêm một “thành viên” mới, giúp cho bà vơi bớt những nhọc nhằn. Những ngày tháng phía trước vẫn còn nhiều nhọc nhằn, nhưng bà đã có thêm động lực để bước tiếp.
Phạm Bắc
Trong buổi gặp gỡ, chúc Tết, đại diện Báo VietNamNet bày tỏ tri ân đối với lực lượng Quân đội Nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nặng nề.
" alt=""/>Cái Tết khác biệt đối với người phụ nữ xương thuỷ tinh mắc bệnh ung thưTại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng.Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, thủ đô ghi nhận 170 ca (tăng 14,1% so với tuần trước). Cộng dồn từ đầu năm, số mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội đã gần 800 ca, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
Bệnh viện đa khoa Đống Đa (Hà Nội) cũng điều trị một số ca bệnh sốt xuất huyết nặng, tràn dịch màng phổi, màng bụng. Một số trường hợp bị chảy máu răng, mũi; bệnh nhân nữ bị rối loạn kinh nguyệt hoặc chảy máu âm đạo.
Tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Đức Giang, nếu tháng 7 số bệnh nhân cúm A điều trị nội trú chiếm chủ yếu thì từ tháng 8, bệnh nhân sốt xuất huyết lại chiếm ưu thế. Có những ngày khoa điều trị tới 33 ca trong khi tháng 7 chỉ khoảng dưới 5-7 ca/ngày, chưa kể số bệnh nhân khám, điều trị ngoại trú.
Riêng ngày 16/8, có 25 bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại khoa này, trong đó có 2 ca cần truyền tiểu cầu.
Theo các bác sĩ, triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết Dengue khá tương đồng với cúm hay Covid-19, hai dịch đang cùng lúc tồn tại ở Hà Nội, nên người dân dễ bỏ sót khiến người mắc bệnh có nguy cơ trở nặng.
Ổ dịch tăng, nhiều nơi chỉ số giám sát cao vượt ngưỡng
Các bác sĩ cảnh báo, số lượng ca mắc sẽ tăng do Hà Nội chỉ mới bước vào đầu vụ dịch, đồng nghĩa với số ca nặng sẽ tăng theo. Hiện toàn thành phố có 27 ổ dịch đang hoạt động tại 13 quận/huyện.
Trong y tế dự phòng, quá trình điều tra 4 chỉ số giám sát bọ gậy muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, chỉ số BI (Breteau index) có vai trò quan trọng để xác định tình hình. Khi chỉ số này từ 30 trở lên đồng nghĩa với việc cơ sở giám sát có nguy cơ cao bùng phát dịch. Riêng tại khu vực miền Bắc, chỉ số BI này quy định là từ 20 trở lên.
Theo CDC Hà Nội, nhiều nơi ở thủ đô có BI cao vượt ngưỡng. Đơn cử, xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) có BI là 46; phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai) có chỉ số là 54; xã Kim Nỗ (huyện Đông Anh) thậm chí lên tới 100… Điều này cho thấy nguy cơ truyền bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng rất lớn.
Theo Bộ Y tế, tính đến tuần đầu tháng 8/2022, cả nước ghi nhận trên 145.500 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 53 trường hợp tử vong. Các tỉnh, thành phố ghi nhận nhiều trường hợp tử vong như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận. So với cùng kỳ 2021, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 3,3 lần, số ca tử vong tăng 39 trường hợp.