Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018 để thông tin về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018. Cùng dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong ngày 3/5/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018 trong bối cảnh chúng ta đã đi được 1/3 chặng đường của năm 2018 và trước khi Hội nghị lần thứ 7 Trung ương khóa XII, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV khai mạc. Tại phiên họp, Chính phủ đã bàn một số nội dung quan trọng: Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018; thảo luận một số vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế như dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh 4 tháng đầu năm 2018; việc quản lý, sử dụng viên chức, hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV và một số nội dung khác.
Về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể, thường xuyên tổ chức kiểm tra đôn đốc công việc được giao, tổ chức nhiều diễn đàn đầu tư, xúc tiến thương mại, đối thoại lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình KT-XH nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 0,08% so với tháng trước, bình quân 4 tháng tăng 2,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,8%), lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,62%). Mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định.
Chỉ số sản xuất công nghiệp IPP tính chung cả 4 tháng ước tăng 11,4%, cao hơn so với mức tăng của 4 tháng năm 2017 (6,6%), trong đó, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá và phục hồi rõ nét, do điều kiện thời tiết thuận lợi (đàn bò tăng 2,9%, gia cầm tăng 6,8%, sản lượng thủy sản tăng 4,5%, trong đó nuôi trồng tăng 5,9%, khai thác tăng 3,2%). Tính tới thời điểm cuối tháng 4/2018, đã có 50 huyện và 3.069 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đà phát triển với nhiều tín hiệu tốt đẹp, ngay trong những tháng đầu năm, nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn đã được ký kết, tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng qua đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%. Xuất siêu tiếp tục duy trì ở mức 3,39 tỷ USD, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài việc tiếp tục tăng trưởng mạnh xuất khẩu, chúng ta đã có bước tiến quan trọng trong điều tiết nhập khẩu, đặc biệt nhập siêu từ Trung Quốc. Khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng mạnh đạt trên 5,5 triệu lượt, tăng 29%. Chính phủ cũng bàn đến việc tiếp tục gia hạn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu và Thủ tướng kết luận đồng ý gia hạn thêm ba năm nữa, bắt đầu từ 1/7/2018.
" alt=""/>Ngân hàng đặt trọng tâm vào đảm bảo an ninh an toàn trong thanh toánGiá Bitcoin hôm nay 8/5: Đi xuống đầy bất ngờ
Xuất hiện rầm rộ từ hơn 1 năm trước đây, kính thực tế ảo (VR - Virtual Reality) tràn ngập thị trường trong nước với giá từ hàng trăm nghìn đồng cho tới hàng triệu, tùy theo thương hiệu, xuất xứ, đáp ứng nhu cầu chơi game, xem video 360 độ...
Theo tìm hiểu của ICTnews tại thời điểm hiện nay, bên cạnh những loại có giá từ vài trăm nghìn cho tới hàng triệu đồng, thì trên thị trường vẫn xuất hiện các loại kính thực tế ảo giá rẻ có tên gọi như VR Box, 3D Box, XiaoZhai, Storm Mirror… với giá bán chỉ từ 40.000 - 90.000 đồng.
Trao đổi với ICTnews, đại diện một doanh nghiệp phân phối phụ kiện tại Hà Nội cho hay so với thời gian nở rộ hơn 1 năm trước, hiện những chiếc kính thực tế ảo giá rẻ không còn được người tiêu dùng chào đón. Một phần vì nhu cầu xem không lớn, một phần do kính giá rẻ có chất lượng kém, dễ gây nhức mỏi mắt, chóng mặt dù chỉ xem từ vài phút.
Cũng theo đại diện doanh nghiệp này, có những nơi dù rao bán kính thực tế ảo giá rẻ chỉ từ vài chục nghìn đồng, xuất xứ Trung Quốc nhưng không có mấy người mua. Do đó nhiều địa chỉ hiện không còn nhập về để bán.
![]() |
Anh Tuấn Huy, nhân viên bán hàng tại một cửa hàng kinh doanh kính thực tế ảo trên phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội) cho hay, từ đầu năm 2017, cửa hàng của anh không còn nhập về loại kính có giá dưới 300.000 đồng.
" alt=""/>Kính thực tế ảo Trung Quốc giá rẻ ế ẩm