Theo hãng nghiên cứu Sensor Tower, Signal ghi nhận xấp xỉ 7,5 triệu lượt tải toàn cầu trên cả hai chợ App Store và Google Play từ ngày 6/1 đến 10/1, cao hơn 43 lần so với tuần trước đó. Đây là tuần, thậm chí tháng, được tải về nhiều nhất trong lịch sử Signal. Trong khi đó, Telegram cũng có 5,6 triệu lượt tải trong cùng kỳ, theo Apptopia.
Tính năng nổi bật nhất của Signal là “mã hóa đầu cuối hiện đại”, ngăn việc bị người khác đọc trộm tin nhắn. Hai ứng dụng nói trên được hưởng lợi sau khi WhatsApp cập nhật chính sách quyền riêng tư vào ngày 4/1. Từ năm 2016, WhatsApp phải chia sẻ một số dữ liệu nhất định với Facebook song người dùng được lựa chọn không tham gia.
Tuy nhiên, từ ngày 8/2 tới đây, họ phải chấp nhận điều khoản chia sẻ nếu muốn tiếp tục sử dụng WhatsApp. Người dùng tại châu Âu và Anh sẽ nhìn thấy thông điệp khác do quy định bảo vệ dữ liệu tại các khu vực này. Tin nhắn WhatsApp cũng được mã hóa nên Facebook không thể xem được nội dung trò chuyện. Song, nhiều dữ liệu mà ứng dụng thu thập được có thể chia sẻ với công ty mẹ Facebook.
Dữ liệu bao gồm thông tin đăng ký tài khoản như số điện thoại, dữ liệu giao dịch, thông tin liên quan tới dịch vụ, thông tin về tương tác với người dùng khác, thông tin thiết bị sử dụng.
WhatsApp khẳng định cập nhật không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của tin nhắn gửi tới gia đình, bạn bè mà chỉ bao gồm “thay đổi liên quan đến việc nhắn tin với một doanh nghiệp trên WhatsApp và minh bạch hơn về cách chúng tôi thu thập, sử dụng dữ liệu”.
Theo WhatsApp, dữ liệu chia sẻ với Facebook được dùng để cải thiện hạ tầng, thúc đẩy an toàn, bảo mật và hoàn thiện dịch vụ thông qua các gợi ý hay cá nhân hóa tính năng, nội dung.
Sau thông báo của WhatsApp, CEO Tesla Elon Musk đã thúc giục người theo dõi trên Twitter “dùng Signal”. Signal cho biết mã xác minh gửi qua tin nhắn văn bản cho người dùng bị chậm do nhu cầu cao. Công ty bổ sung một số máy chủ để xử lý lượng người dùng mới.
Dù vậy, theo Phó Chủ tịch Adam Blacker của Apptopia, người dùng WhatsApp không suy giảm. Ông suy đoán “chỉ có số ít người dùng WhatsApp hàng ngày đã xóa ứng dụng gần đây. Ngay cả những người tải và dùng Signal hoặc Telegram cũng sẽ tiếp tục sử dụng WhatsApp vì đó là nơi đông bạn bè, người thân nhất. Họ có thể trò chuyện với ai đó trên Signal song vẫn hỏi thăm mẹ trên WhatsApp”.
Du Lam (Theo CNBC)
Ứng dụng WhatsApp gần đây đã cập nhật chính sách quyền riêng tư, yêu cầu người dùng ở một số khu vực đồng ý chia sẻ dữ liệu tài khoản với Facebook và các công ty khác, gây ra một cuộc tẩy chay trên diện rộng.
" alt=""/>Đổ xô tải Signal và Telegram thay thế WhatsAppNga cấm người dân dùng dịch vụ Internet vệ tinh do SpaceX cung cấp. Ảnh: Arstechnica.
Mức phạt đề xuất dao động từ 135-405 USD với người dùng cá nhân và 6.750-13.500 USD nếu đối tượng vi phạm là công ty, tổ chức.
Duma cho rằng việc truy cập như vậy sẽ vượt qua hệ thống giám sát sử dụng Internet và mạng di động của nước này.
Theo quy định hiện tại, tất cả phương tiện truyền thông, thông tin liên lạc và lưu lượng truy cập Internet đều phải được kiểm soát một nhà cung cấp của Nga.
Theo Arstechnica, không có gì ngạc nhiên khi Nga chặn dịch vụ Starlink. Giám đốc Cơ quan Vũ trụ của nước này, Dmitry Rogozin, từng coi SpaceX là đối thủ chính trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.
Rogozin cho rằng cả NASA và Bộ Quốc phòng Mỹ trợ cấp cho SpaceX thông qua các hợp đồng của chính phủ. Gần đây ông cáo buộc Starlink không chỉ là dịch vụ cung cấp Internet thông thường mà còn có mối liên hệ với lực lượng đặc biệt của Mỹ.
“Starlink là một phần trong chính sách công nghệ cao thông minh, mạnh mẽ, nhiều tham vọng của Mỹ, sử dụng chiến lược ‘Shock and Awe’ để thúc đẩy lợi ích quân sự của họ”, Rogozin tuyên bố vào tháng 8/2020. Ông cũng đánh giá mục tiêu cung cấp dịch vụ Internet cho 4% bề mặt Trái Đất chưa được phủ sóng của SpaceX là "vô nghĩa".
![]() |
Ảnh mô phỏng mạng lưới vệ tinh của Starlink bao phủ gần như toàn bộ Trái Đất. Ảnh: Đại học College London. |
Lệnh cấm đối với OneWeb thú vị hơn. Công ty này đang sử dụng tên lửa Soyuz của Nga để phóng gần như tất cả trạm phát sóng lên quỹ đạo. OneWeb là khách hàng chủ yếu của các sân bay vũ trụ ở Baikonur (Kazakhstan) và Vostochny (Nga) trong thời gian gần đây. Chính họ hỗ trợ đắc lực cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ đang gặp nhiều khó khăn của Nga.
Không chịu thua kém các đối thủ phương Tây, Nga đang lên kế hoạch phát triển Internet vệ tinh của riêng mình mang tên "Sphere". Tuy nhiên, vấn đề ngân sách của dự án vẫn chưa được giải quyết.
Vào tháng 8/2020, công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk thử nghiệm thành công hệ thống Starlink gồm hàng nghìn vệ tinh nhỏ được phóng hàng loạt lên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất để cung cấp kết nối Internet. Ưu điểm của Starlink chính là khả năng cung cấp kết nối Internet đến bất cứ đâu trên thế giới.
Khoảng 3 tháng sau, bộ thử nghiệm cho dịch vụ vệ tinh Internet của SpaceX được trao đến tay những người dùng đầu tiên. Phản hồi từ người dùng cho thấy tốc độ tải xuống khi sử dụng dịch vụ Internet vệ tinh từ Starlink cao hơn mong đợi của nhiều chuyên gia.
Hiện tại, dịch vụ thử nghiệm Internet vệ tinh đang được SpaceX cung cấp tại một số vùng ở phía Bắc nước Mỹ, bao gồm Idaho, Michigan, Minnesota, Montana, Oregon, Washington và Wisconsin.
Theo Zing/Arstechnica
Những kết quả kiểm tra thử nghiệm cho thấy tốc độ tải xuống của dịch vụ Starlink đạt mức 174 Mbps tại vùng nông thôn.
" alt=""/>Nga muốn cấm người dân dùng 'Internet trên trời' của Elon MuskCụ thể, trong bản cáo trạng gồm 11 tội danh, 2 đối tượng Eric Meiggs 21 tuổi và Declan Harrington, 20 tuổi ở Massachusetts bị cáo buộc thực hiện hành vi chiếm đoạt, lừa đảo qua mạng cùng một số hành vi ăn cắp thông tin người dùng nghiêm trọng.
Meiggs và Harrington chủ yếu nhắm tới các đối tượng là giám đốc điều hành của những công ty kinh doanh tiền điện tử. Ngoài ra, theo bản cáo trạng, một số cá nhân sở hữu tiền điện tử số lượng lớn và những tài khoản mạng xã hội có giá trị lợi dụng cao cũng nằm trong tầm ngắm của chúng.
Cả Meiggs và Harrington bị cáo buộc đã có âm mưu hack và chiếm đoạt tài khoản của ít nhất 10 nạn nhân trên toàn nước Mỹ. Phía cảnh sát tiết lộ họ đã tìm thấy tổng cộng hơn 550.000 USD tang vật tiền điện tử.
Hoán đổi SIM từ lâu đã được biết đến như một kỹ thuật phổ biến trong giới tội phạm. Để thực hiện kỹ thuật này, tội phạm sẽ phải tìm cách để thuyết phục nhà mạng của nạn nhân hoán đổi SIM hiện tại sang một số điện thoại khác do chúng sở hữu.
Với phương thức bảo mật 2 lớp được triển khai ngày càng phổ biến, phương pháp hoán đổi SIM là cách để hacker có thể chiếm được tài khoản email, mạng xã hội và ví Bitcoin của nạn nhân.
Tháng 7/2018, sinh viên Joel Ortiz sống tại Boston đã bị bắt giữ tại sân bay L.A. International trước khi chuẩn bị chạy trốn sang châu Âu. Tên này bị cáo buộc hack SIM điện thoại của 40 người, từ đó tìm cách đánh cắp tiền Bitcoin trong ví các nạn nhân với tổng trị giá 5 triệu USD.
Đầu tháng 1/2019, Joel Ortiz chính thức nhận tội và chịu mức án 10 năm tù giam. Đây được xem là thủ phạm đầu tiên của một vụ hack SIM bị kết án tù.
Một số vụ bắt giữ điển hình khác gồm: Xzavyer Narvaez, người bị buộc tội ăn cắp khoảng 1 triệu USD; Nicholas Truglia, người cũng bị cáo buộc ăn cắp tiền Bitcoin trị giá nhiều triệu USD và Joseph Harris, một trong những hacker nổi tiếng nhất với việc trộm tiền điện tử trị giá đến 14 triệu USD.
Theo Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC), những kiểu tấn công này có thể sẽ sớm biến mất bất cứ lúc nào nếu người dùng cảnh giác. Một số lời khuyên được FTC đưa ra bao gồm đừng trả lời các cuộc gọi, email hoặc tin nhắn văn bản yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thiết lập mã PIN hoặc mật khẩu mạnh hơn trên điện thoại cá nhân.
Theo Zing
" alt=""/>Phương thức hack SIM dễ dàng chiếm đoạt nửa triệu USD