Trước đó, Công an Bình Dương nhận được đơn tố giác của nhiều khách hàng khi mua phải dự án “ma” của Công ty Bình Dương City Land tại huyện Bàu Bàng. Ngoài gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng, hàng chục khách hàng đã tập trung tại trụ sở của Công ty Bình Dương City Land để đòi tiền nhưng chưa được giải quyết.
![]() |
Khách hàng mua phải dự án "ma" kéo đến Công ty Bình Dương City Land đòi tiền. |
Theo bà L.K.P (ngụ TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương), tháng 7/2018, bà mua một lô đất nằm trong “dự án” Green City tại xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng với giá 360 triệu đồng từ Công ty Bình Dương City Land. Bà P. đã đặt cọc 50 triệu đồng.
Đến ngày 27/7/2018, bà P. thanh toán cho Công ty Bình Dương City Land số tiền 300 triệu đồng, 10 triệu đồng còn lại sẽ thanh toán khi bàn giao sổ. Tuy nhiên, sau một năm bà P. vẫn không được công ty này thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định để nhận nền đất.
Sau nhiều lần liên hệ, bà P. cho biết, đại diện Công ty Bình Dương City Land có hứa hẹn và xin thêm thời gian ký hợp đồng với lý do “chưa làm được cơ sở hạ tầng”.
Cuối năm 2019, Công ty Bình Dương City Land làm việc với bà P. và tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng, đền bù 30% giá trị nền đất theo như thoả thuận trước đó. Thế nhưng, từ đó đến nay phía công ty né tránh, không trả tiền. Khi bà P. đến trụ sở công ty thì thấy đóng cửa, nhân viên bảo vệ cho biết lãnh đạo không làm việc với khách hàng.
![]() |
Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra những tố cáo của khách hàng mua đất từ Công ty Bình Dương City Land. |
Tương tự, ông C.T.G (quê Nghệ An) cho hay, năm 2018 gia đình ông có mua 7 nền đất tại “dự án" Green City 2, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng từ Công ty Bình Dương City Land với giá 350 triệu đồng/nền. Gia đình ông G. đã nộp tiền và ký thỏa thuận đầu tư với người đại diện của Bình Dương City Land.
Theo điều khoản trong thỏa thuận, đến tháng 7/2019 ông G. sẽ được ký hợp đồng công chứng để nhận đất nhưng đến hẹn công ty này liên tục né tránh, không chịu ký hợp đồng.
Quá bức xúc, gia đình ông G. đến trụ sở Công ty Bình Dương City Land buộc trả lại tiền. Đến nay, công ty này mới chỉ hoàn trả lại tiền 3 nền đất cho ông G. nhưng không bồi thường lãi suất như cam kết.
Đối với 4 nền đất còn lại của gia đình ông G, công ty hẹn đến 30/12/2019 hoàn trả tiền nhưng đến đầu tháng 1/2020 công ty mới cho người mang đến nhà trả thêm 10 triệu đồng/nền, còn hơn 1 tỷ đồng đến nay ông G. vẫn chưa được nhận lại.
Ngoài bà P. và ông G, nhiều khách hàng khác đã từng đặt cọc mua đất tại các “dự án” như Green City 1, 2, 3; Phúc Long 1, 2 (huyện Bàu Bàng) và Phúc Long 3 (huyện Phú Giáo) do công ty Bình Dương City Land mở bán đã tập trung cũng tìm đến trụ sở công ty để đòi tiền, mỗi khách hàng đã đóng cho công ty vài trăm triệu đồng.
Lý giải về vụ việc này, đại diện Công ty Bình Dương City Land cho rằng do trước đây các “dự án” Green City bị chậm thủ tục pháp lý và nay được đổi tên thành Khu nhà ở Phúc Long, do đó dẫn đến việc chậm làm các thủ tục pháp lý với khách hàng. Đại diện doanh nghiệp này cam kết đến tháng 10/2020 sẽ hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương khẳng định, cơ quan này chưa nhận được bất kỳ hồ sơ nào của “dự án” có tên Green City hay Khu nhà ở Phúc Long của Công ty Bình Dương City Land trên địa bàn tỉnh.
Hiện Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận thông tin tố giác, hồ sơ tài liệu từ các khách hàng mua phải dự án “ma” của Công ty Bình Dương City Land cung cấp để điều tra, làm rõ.
Tình trạng dự án 'ma' loạn đến mức có trường hợp đất quy hoạch công trình công cộng, cây xanh cũng ngang nhiên rao bán.
" alt=""/>Mua phải dự án “ma”, khách hàng kéo đến Công ty Bình Dương City Land đòi tiềnĐược biết, dự án thí điểm ban đầu sẽ áp dụng ở quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung vào các giao dịch giữa người dùng cá nhân. Theo nhận định của Micheal Casey, giám đốc nội dung của CoinDesk, đây là một cách tiếp cận hấp dẫn.
Còn với Ran Goldi, CEO Digital Assets Group, công nghệ của Diem “đã trải qua những thay đổi to lớn trong năm vừa qua, từ một chuỗi khối đơn giản đến một chuỗi rất phức tạp”. Hiện Hiệp hội Diem đang xây dựng cơ sở hạ tầng để cho phép các tổ chức tài chính chấp nhận đồng tiền này như một trong những phương thức thanh toán.
Tất nhiên, Diem cũng phải đương đầu với những thử thách để hợp thức hóa về mặt pháp lý. Hiệp hội Diem đang tiến hành đàm phán với cơ quan quản lý tài chính Thụy Sĩ để xin giấy phép thanh toán. Đây là bước quan trọng giúp tổ chức này tiến thêm một bước trên con đường khởi động dự án tiền kỹ thuật số.
Theo Michael Gronager, Giám đốc điều hành của công ty phân tích blockchain Chainalysis, khả năng Diem sẽ sớm được thông qua trong năm nay. Ông cũng nói thêm: “Đây là một trong những động thái tương tự như việc Tesla mua số Bitcoin trị giá 1,5 tỷ USD. Nó chỉ là một phần của xu hướng chung, không phải xu hướng mới.
Diem đã trải qua một quá trình chuyển đổi hoàn toàn và cũng đã củng cố đội ngũ lãnh đạo bằng cách thuê Stuart Levey, người từng là Giám đốc pháp lý của HSBC, làm Giám đốc điều hành.
Tháng trước, Christian Catalini, giám đốc tài chính của Diem tiết lộ các cuộc đàm phán với cơ quan quản lý đang được đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, Diem cũng sẽ có các chức năng được ứng dụng trong từng trường hợp và từng giai đoạn ở những lĩnh vực khác nhau dựa trên cơ sở pháp luật, tránh bị lợi dụng trong các tình huống rửa tiền.
“Sau khi vượt qua bài đánh giá, chúng tôi sẽ bắt đầu thử nghiệm với một số lượng nhỏ người dùng”, Christian cho biết. Mục đích của giai đoạn thử nghiệm là để đảm bảo rằng công nghệ và hệ thống dự trữ hoạt động như mong đợi. Tuy nhiên các thông tin về đối tác thử nghiệm của Diem trong thời gian tới không được tiết lộ.
Với sự hỗ trợ từ Facebook, một lợi thế quan trọng của Diem chính là “hiệu ứng mạng” do gã khổng lồ mạng xã hội mang lại. Bên cạnh đó là hậu thuẫn của gã khổng lồ thương mại điện tử xuyên biên giới Shopify (Canada) cũng như nền tảng truyền thông Spotify và hàng loạt công ty lớn khác như Uber…
“Các loại tiền kỹ thuật số được hỗ trợ bởi những công ty như Facebook sẽ dễ dàng phân phối và nhanh chóng trở nên phổ biến hơn. Chúng tôi sẽ đánh giá cụ thể mối quan tâm của người dùng trong quá trình thử nghiệm để có những thay đổi phù hợp nhất”, Micheal Casey nói.
Trên thực tế, Diem không hoàn toàn là đồng tiền kỹ thuật số mới. Đơn vị tiền tệ này trước đây được biết tới như GlobalCoin hay Facebook Coin và gần đây nhất là Libra được hé lộ vào thời điểm giữa năm 2019.
Facebook trước đây đã thành lập Libra Association để giám sát loại tiền này, bao gồm 28 thành viên ban đầu, trong đó có Mastercard và Uber, đồng thời được bảo đảm bởi các tài sản tài chính bao gồm chứng khoán Kho bạc trong nỗ lực tránh biến động. Theo Facebook, đồng tiền này sẽ được chuyển sang chế độ blockchain công khai sử dụng thuật toán bằng chứng sở hữu (proof-of-stake) trong vòng 5 năm.
Dự án trước đó của Facebook đã phải đối mặt với sự chỉ trích và phản đối từ các ngân hàng trung ương. Phiên bản đầu tiên dự kiến sẽ được phát hành vào năm 2020. Tuy nhiên, trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Dân chủ Thượng viện vào ngày 18/9/2019, giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã nói với các nhà lập pháp rằng Libra sẽ không được phát hành tại bất cứ nơi nào trên thế giới mà không có sự chấp thuận trước từ các nhà quản lý Mỹ.
Phong Vũ
Lệnh cấm mới đưa ra của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc thanh toán bằng tiền điện tử sẽ chính chức có hiệu lực từ ngày 30/4 tới đây.
" alt=""/>Facebook ra mắt dịch vụ tiền điện tử Diem vào cuối năm nayTheo các chuyên gia về marketing, 58% thuê bao ĐTDĐ ở Việt Nam tuổi dưới 30. Với họ, máy di động là vật bất ly thân, giao tiếp thông qua di động cũng nhiều hơn và họ đòi hỏi dịch vụ gia tăng cũng nhiều hơn. Thói quen này trở thành cơ hội vàng cho các nhà khai thác dịch vụ quảng cáo thời kỹ thuật số.
Chị Thu Hiền ở Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, chị dùng một thuê bao Viettel, trung bình mỗi tháng chị nhận được trên 30 tin nhắn quảng cáo của cả Viettel và những đơn vị khác. Những tin nhắn có nội dung: "Shop Quỳnh Anh ở số 2 Nguyễn Viết Xuân có nhiều hàng mới", hay "Bán sim số đẹp giá…" không còn trở nên xa lạ nữa. Các nhà khai thác dịch vụ di động cũng thường xuyên gửi tin nhắn thông báo: Các đợt khuyến mãi giảm cước, mở rộng vùng phủ sóng, thông tin về tuyển dụng nhân sự mới…
" alt=""/>Nở rộ quảng cáo qua SMS