Gần 1 năm nay, người dân ở xóm 13, xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã quen với hình ảnh một người phụ nữ tuổi ngoài 30, lúc nào cũng tất bật lo cho chồng nằm liệt giường và đàn con thơ dại.Đó là gia đình chị Phạm Thị Chúc (SN 1984) và anh Đinh Văn Luân (SN 1983). Cuộc sống của họ rơi vào bế tắc, nợ nần từ lúc anh Luân bị tai nạn, chấn thương nặng chỉ có thể nằm một chỗ.
 |
Không chỉ nằm liệt, anh Luân còn không thể nói chuyện hay phản ứng |
Men theo con đường làng, chúng tôi phải hỏi nhiều lần, nhờ người dân chỉ đường mới tìm được đến nhà của chị Chúc. Căn nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ là nơi trú ngụ của 2 vợ chồng cùng 5 đứa con nhỏ.
Bước vào nhà, hình ảnh đầu tiên hiện ra trước mắt là một người phụ nữ tiều tụy một tay bế con nhỏ, tay kia đút cháo cho chồng. Trên chiếc giường cũ kỹ, nơi anh Luân đang nằm, đứa trẻ lớn hơn, chừng 2 tuổi đang cầm hộp sữa đã cạn hút rột rột, nhìn chằm chằm vào bố.
Di chứng nặng nề của vụ tai nạn là anh Luân bị liệt toàn thân. Biết có người đến thăm, có ý muốn giúp đỡ, anh hướng đôi mắt lên nhìn như khẩn khoản cầu xin nhưng bất lực, không thể cất lời.
Ngập ngừng, chị Chúc kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh gia đình. Theo đó, chồng chị gặp nạn cách đây 1 năm. Tháng 10/2019, trong lúc làm phụ hồ, anh Luân không may trượt chân ngã giàn giáo, đập đầu xuống đất. Vì tình trạng khá nặng nên anh được chuyển tuyến lên Bệnh viện Việt Đức điều trị.
Tại đây, anh được các bác sĩ tích cực chạy chữa một thời gian dài, nhưng do chi phí phát sinh quá nhiều, ước chừng 300 triệu đồng, không có cách nào xoay sở, chị đành gạt nước mắt xin đưa chồng về.
Các bác sĩ chẩn đoán, anh Luân bị chấn thương sọ não, nguy hiểm đến tính mạng. Để giữ được sự sống cho anh, bác sĩ phải thực hiện dùng máy hút máu đông trong não và các loại thuốc đặc trị.
Tình trạng càng nặng nề, phức tạp thì chi phí chạy chữa càng lớn. Bao nhiêu vốn liếng dành dụm, vay mượn cũng chỉ giữ được mạng sống cho anh. Sau đó, anh bị liệt toàn thân, phải nằm một chỗ, không thể nói được nữa.
 |
Hoàn cảnh gia đình anh Luân quá bất hạnh, rất cần được giúp đỡ |
Do nằm lâu ngày nên vùng da ở thắt lưng đang có dấu hiệu hoại tử, cơ thể chỉ còn da bọc xương. Để duy trì sự sống, hằng ngày, anh chỉ ăn cháo xay và dùng những loại thuốc uống, thuốc bôi chống loét.
Trụ cột chính ngã xuống, chị Chúc thay chồng gánh vác cả gia đình. Trước đây, chồng đi làm thuê còn có tiền trang trải, giờ anh nằm một chỗ, chị cũng phải nghỉ việc, mọi khoản chi phí thuốc thang và tiền học phí cho con đều phải đi vay mượn khắp nơi.
Điều khiến chị trăn trở nhất lúc này là 5 đứa con của vợ chồng chị còn rất nhỏ. Con gái lớn năm nay học lớp 7, đứa thứ tư hơn 2 tuổi, con út mới được 13 tháng.
"Mấy đứa lớn biết được bố thế nào nên còn đỡ đần được mẹ. Nghĩ thương chồng, thương con, không biết tôi phải xoay sở ra sao lo cho chúng học hành. Không lẽ bắt con phải nghỉ học", người phụ nữ khốn khổ rơi nước mắt.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Phạm Thị Chúc, xóm 13, xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. SĐT: 0776495174 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.255(gia đình chị Chúc) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |

Hai con lần lượt đổ bệnh, cha mẹ bất lực ôm nhau khóc
Con út bị Down từ lúc lọt lòng, nỗi đau chưa kịp nguôi thì hơn 1 năm sau, chị Quyên ngất lịm khi hay tin con trai thứ hai mắc bệnh ung thư.
" alt=""/>Cha tai nạn liệt giường, 5 con thơ nheo nhóc
Đợt thi này diễn ra trong 2 ngày 3 và 4/9. Các thí sinh sẽ dự thi tại 11 Hội đồng thi của các tỉnh/thành gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Quảng Trị, Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Hà Nội. |
Ông Mai Văn Trinh kiểm tra công tác tổ chức thi tại Quảng Nam |
Sáng 3/9, ông Mai Văn Trinh, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã đến kiểm tra công tác tổ chức thi tại các điểm thi tại tỉnh Quảng Nam gồm: THPT Hoàng Diệu (Điện Bàn), THT Hồ Nghinh (Duy Xuyên), THPT chuyên Lê Thánh Tông, THPT Trần Quý Cáp, THPT Nguyễn Trãi (Hội An).
Ông Trinh lưu ý các hội đồng thi triển khai tổ chức thi theo đúng quy chế, đảm bảo tuyệt đối an toàn như đợt 1.
Đối với hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo đã cử 50 bác sĩ của Học viện Quân y chuyên gia về phòng chống lây nhiễm vừa làm cán bộ giám sát kỳ thi và sẵn sàng chống dịch. Tại các hội đồng thi, ông Trinh đặc biệt lưu ý cần thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, đảm bảo an toàn nhưng cũng phải đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế.
Trước những băn khoăn của một học sinh tham gia kỳ thi đợt 2 về đề thi, ông Trinh cho biết, đề thi đợt 2 sẽ tương đương độ khó như đợt 1. Các em học sinh hoàn toàn yên tâm, bĩnh tĩnh, tự tin để làm bài.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đã điều chỉnh thời gian tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ để đảm bảo cao nhất quyền lợi cho thí sinh giữa 2 đợt thi. Ông Trinh cũng lưu ý sau khi tổ chức thi, Quảng Nam tiếp tục tổ chức công tác chấm thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo đúng quy trình các bước cả bài thi tự luận và trắc nghiệm để đáp ứng đúng thời gian công bố điểm.
Tại Hà Nội, các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
 |
Khung cảnh vắng lặng tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) |
 |
Các thí sinh làm thủ tục vào phòng thi tốt nghiệp THPT đợt 2 ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo bà Phùng Thị Thanh Hà, Trưởng điểm thi trường THPT Việt Đức, tại điểm thi này có 7 thí sinh (2 nữ, 5 nam) đăng ký dự thi. Trong đó, có 4 thí sinh của Hà Nội và 3 thí sinh tự do là quân nhân.
Mặc dù chỉ 7 thí sinh nhưng điểm thi huy động bố trí đến 18 cán bộ làm công tác thi, chưa kể thanh tra Bộ và Sở GD-ĐT. Điểm thi có một phòng thi dự phòng.
Cũng theo lãnh đạo điểm thi tại đây, đợt 2 cũng được tổ chức thực hiện nghiêm túc và đúng quy chế như với đợt 1.
Để đảm bảo yêu cầu phòng dịch, các thí sinh được bố trí ngồi giãn cách nhau 2m tại phòng thi và đeo khẩu trang trong quá trình làm bài thi.
Tại Đà Nẵng, sáng nay, có khoảng 11.000 thí sinh trên địa bàn và 41 thí sinh các tỉnh, thành khác bị mắc kẹt tại địa phương do Covid-19 đến trường thi. Sở GD-ĐT Đà Nẵng bố trí 25 điểm thi chính thức, 477 phòng thi, 31 phòng chờ và 6 điểm dự phòng. Gần 3.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên… được điều động tham gia kỳ thi này.
Từ sáng sớm, các thí sinh đã có mặt tại điểm thi. Đặc biệt, khác với những kỳ thi khác, không thấy những cái đập tay hay những cái ôm mà phụ huynh, thí sinh dành cho nhau, các thí sinh nhanh chóng bước vào điểm thi còn phụ huynh thì nhanh chóng rời khỏi điểm thi.
Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, phụ huynh không được tập trung tại khu vực xung quanh điểm thi.
 |
Các thí sinh nhanh chóng vào điểm thi ở Đà Nẵng |
Trước đó, trong ngày 31/8 và 1/9, các thí sinh và cán bộ coi thi đã được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả toàn bộ âm tính Covid-19.
47 thí sinh thuộc diện F1, F2 và thí sinh sống trong khu vực cách ly được Đà Nẵng bố trí thi riêng tại điểm thi Trường THPT Võ Chí Công (quận Ngũ Hành Sơn). Các thí sinh này được hỗ trợ di chuyển đến điểm thi bằng ôtô.
Điểm thi này được bố trí 3 khu vực dành cho thí sinh thuộc diện F1, khu vực dành riêng cho thí sinh F2 và khu vực dành cho thí sinh cách ly y tế.
Trong đó, thí sinh thuộc diện F1, F2 sẽ phải mặc đồ bảo hộ đến địa điểm dự thi và tháo đồ bảo hộ, khẩu trang trước khi vào. Trong suốt quá trình làm bài, các thí sinh này phải đeo khẩu trang N95. Cán bộ coi thi mang bảo hộ trong suốt quá trình làm nhiệm vụ.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, buổi sáng ngày 3/9, có 99 thí sinh vắng, không xảy ra sự cố về đề thi; không có cán bộ coi thi và thí sinh vi phạm Quy chế thi. Tuy nhiên, có 1 thí sinh bị đau, cấp cứu, không thể làm bài.
 |
Thí sinh được đưa đón bằng xe riêng, cán bộ coi thi mặc đồ bảo hộ trong ngày làm thủ tục thi tốt nghiệp đợt 2 ở Đà Nẵng |
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Quảng Nam có 9.231 thí sinh tham gia dự thi tại tại 409 phòng thi của 28 điểm thi. Trong số này có 26 điểm thi tại 6 huyện, thị, thành phố thực hiện giãn cách xã hội trước đó.
 |
Các thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 ở Quảng Nam |
Ngoài ra, có một điểm thi tại Tam Kỳ (với 131 thí sinh) và một điểm thi tại Hiệp Đức (với 54 thí sinh) dành cho thí sinh đợt 1 không thi được do ở các địa phương giãn cách xã hội.
“Tất cả các thí sinh, giáo viên, cán bộ tham gia kỳ thi đã khai báo y tế. Hiện Quảng Nam không có thí diện F1, F2 dự thi”, ông Quốc cho hay.
Bắc Giang có 1 phòng thi với 20 thí sinh, đặt tại Trường THPT Sơn Động. Trong đó có 18 thí sinh của Huyện Sơn Động (Bắc Giang), 1 thí sinh của Yên Bái và 1 thí sinh của Hà Nội. Bắc Giang huy động khoảng 30 cán bộ làm công tác thi đợt 2.
 |
Phó GĐ Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Thêm (thứ 2 từ phải sang) đi kiểm tra điểm thi Sơn Động (Bắc Giang) |
Trong đợt thi này, Thái Bình có 3 phòng thi đặt tại điểm Trường THPT Tây Tiền Hải. Thái Bình bố trí 12 cán bộ làm công tác thi, cùng với 3 thanh tra từ Bộ GD-ĐT và 3 cán bộ thanh tra của Sở.
56 thí sinh thi đợt này gồm có 52 em của Thái Bình và 4 em đến từ các tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương. Hầu hết thí sinh của tỉnh Thái Bình thi đợt 2 do trước đó thuộc trường hợp F1, F2 liên quan đến bệnh nhân số 714 và việc phong tỏa thôn Lạc Thành Nam (xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải). Tính đến thời điểm thi, các em đều đã quá 14 ngày cách ly, kết quả xét nghiệm âm tính.
Các cán bộ, giáo viên tham gia coi thi cũng được yêu cầu khai báo y tế, kiểm tra và có kết quả không liên quan đến yếu tố dịch tễ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 của tỉnh Đắk Lắk có 9 điểm thi, 232 phòng với 5.426 thí sinh của TP. Buôn Ma Thuột và 26 thí sinh của 6 tỉnh khác dự thi. Trong đó, Khánh Hòa có 13 em, Gia Lai 5 em, Đắk Nông 3 em, Đà Nẵng 3 em, Phú Yên 1 em và Kon Tum 1 em.
Các thí sinh ngoại tỉnh được bố trí khách sạn, phương tiện và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc dự thi.
Thí sinh duy nhất của Kon Tum được gửi qua Đắk Lắk dự thi đợt 2 là em Trương Văn Quyền (dân tộc Thái, trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Sa Thầy). Trước đó, do đi đám cưới ở Quảng Nam về nên Quyền phải cách ly tại nhà, không thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Sa Thầy đã cử một thầy giáo đưa em đi thi, lo cho em chỗ ăn ở trong suốt thời gian thi.
Một số tỉnh như Sơn La, Nam Định, Hải Phòng, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu, mỗi hội đồng thi có 1 thí sinh tham dự.
Đúng 7h30 thí sinh sẽ bắt đầu làm bài môn thi đầu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020-môn Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút. Chiều nay thí sinh thi môn toán.
Nhóm PV

Hơn 20.000 thí sinh Quảng Nam, Đà Nẵng đội nắng đến làm thủ tục dự thi tốt nghiệp
Chiều nay, hơn 20.000 thí sinh của hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đã đến làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020.
" alt=""/>Hơn 26 nghìn thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020