Chia sẻ về khó khăn trong hoạt động, chị Lan nhắc đến việc duy trì nề nếp, ngôn ngữ và văn hóa truyền thống cho kiều bào trẻ sinh ra và lớn lên tại nước sở tại, cũng như việc thu hút nguồn lực kiều bào trong đầu tư thương mại.
Anh Trần Văn Đạt (nghiên cứu sinh Đại học Trùng Khánh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Trùng Khánh) thông tin, có khoảng 400 du học sinh tại Trùng Khánh, tập trung chủ yếu ở các trường đại học lớn: Trùng Khánh, Tây Nam, Giao thông, Công thương….đa phần đều nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc. Du học sinh được tiếp cận với công nghệ hiện đại nhất về giao thông như tàu điện ngầm, tàu cao tốc... nhưng cũng gặp một số khó khăn về rào cản ngôn ngữ và văn hóa ẩm thực, chi phí sinh hoạt.
Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời hỏi thăm, chúc sức khỏe, lời chúc thành công của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới bà con. Thủ tướng xúc động khi tối 7/11 đến sân bay đã có nhiều du học sinh và cộng đồng người Việt ra đón.
Thông tin tình hình trong nước, Thủ tướng khái quát giai đoạn lịch sử đất nước khi trải qua 2 cuộc kháng chiến đến thời kỳ bị bao vây, cấm vận. Sau gần 40 năm, Việt Nam đạt nhiều thành tựu, “trước đây, bị bao vây cấm vận nên đi đâu cũng khó khăn nhưng ngày nay, chúng ta đi đâu cũng được quý trọng vì vị thế của đất nước đã khác, vì sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước sau quá trình đổi mới”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Từ quy mô nền kinh tế chỉ 4 tỷ USD nhưng đến năm 2023, Việt Nam đã vươn lên 433 tỷ USD, xếp thứ 34 trên thế giới. Thủ tướng cho biết nếu năm nay tăng trưởng 7%, quy mô nền kinh tế có thể xếp thứ 33 thế giới.
Thủ tướng nêu những thành tựu trong kinh tế, xã hội, đối ngoại "để thấy sự vươn lên, trỗi dậy mạnh mẽ của dân tộc". Thủ tướng cho biết, Đại hội lần thứ 14 của Đảng đang được chuẩn bị trong bối cảnh đất nước đang bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức, Việt Nam đã tự lực tự cường đi lên bằng sức mạnh nội sinh, để phấn đấu có vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong khu vực và trên thế giới, các nước hiện nay đều coi trọng và đánh giá cao Việt Nam.
Về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Thủ tướng cho biết hiện có hơn 6 triệu người sinh sống, học tập và làm việc ở hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bên cạnh vai trò là cầu nối hữu nghị, kiều bào còn đóng góp nguồn lực lớn về trong nước, Thủ tướng nêu số liệu kiều hối năm 2023 đạt 14 tỷ USD.
Về quan hệ Việt-Trung, Thủ tướng nêu rõ, Trung Quốc là nước láng giềng có chung đường biên giới, "núi liền núi, sông liền sông", là nước bạn bè truyền thống xã hội chủ nghĩa và có quan hệ mật thiết với Việt Nam.
Thủ tướng mong muốn cộng đồng người Việt ở Trùng Khánh phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Còn với sinh viên, Thủ tướng mong sẽ học tập tốt, có hoài bão, ước mơ, khát vọng, lý tưởng.
“Khó khăn lúc nào cũng có nhưng phải tự tin, tự lực, tự cường vươn lên, càng áp lực càng phải nỗ lực”, Thủ tướng nói và động viên người Việt sẽ là cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ghazi Hamad, một quan chức cấp cao của Hamas chia sẻ với hãng tin Reuters rằng, nhóm vũ trang này muốn Tel Aviv thả số lượng tù nhân Palestine nhiều nhất có thể khỏi các nhà tù ở Israel.
Cuối ngày 6/2, Văn phòng Thủ tướng Israel thông báo, các chi tiết phản hồi của Hamas “đang được các quan chức tham gia quá trình đàm phán đánh giá kỹ lưỡng”.
Trong chuyến công du chớp nhoáng ở Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, ông sẽ thảo luận về phản ứng của Hamas với các quan chức Israel khi đến thăm nước này vào ngày 7/2.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Bidenmô tả hồi đáp của Hamas "hơi quá đáng", dù không tiết lộ thêm chi tiết. Phát biểu từ Washington, ông Biden nói: “Chúng tôi không chắc thỏa thuận sẽ thế nào. Hiện các cuộc thương lượng vẫn tiếp tục”.
Ông Biden dọa phủ quyết dự luật chỉ viện trợ Israel
Tổng thống Biden cảnh báo, ông sẽ phủ quyết dự luật do đảng Cộng hòa (GOP) đề xuất, chỉ bao gồm viện trợ cho Israel mà không gắn với an ninh biên giới hay viện trợ cho cả Ukraine.
Theo đài RT, nhiều nhà lập pháp GOP đã lên tiếng phản đối dự luật về gói ngân sách an ninh quốc gia trị giá 118 tỷ USD, sẽ được Thượng viện bỏ phiếu thông qua trong tuần này. Dự luật bao gồm 60 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, 14 tỷ USD cho Israel và khoảng 20 tỷ USD để tài trợ cho những thay đổi chính sách biên giới của Mỹ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson thuộc đảng GOP tuần trước nêu ý tưởng về dự luật chỉ chi viện trợ bổ sung cho Israel. Nhà Trắng hôm 5/2 đã kêu gọi lưỡng viện Quốc hội Mỹ bác bỏ dự luật do ông Johnson đề xuất, với lí do đây là “một động thái hoài nghi chính trị khác” sau khi chính quyền Biden đã dành “nhiều tháng làm việc với các thượng nghị sĩ lưỡng đảng để đạt thỏa thuận bảo đảm an ninh biên giới và cung cấp hỗ trợ cho cả người dân Ukraine và Israel”.
Đáp lại đe dọa phủ quyết dự luật của tổng thống, ông Johnson cáo buộc đây là “sự phản bội Israel, đồng minh và người bạn vĩ đại của Mỹ trong thời điểm họ đang rất cần”.