Tuy nhiên, cùng lúc nhiều CĐV Maroc ném pháo khói, chai lọ và chạy ùa vào sân tạo ra khung cảnh hỗn loạn, buộc trọng tài phải cho tạm dừng trận đấu.
Nhiều cầu thủ hai đội nghĩ rằng cuộc chạm trán khép lại với tỷ số hòa 2-2. Thế nhưng, ban tổ chức khẳng định, trận cầu vẫn cần đá thêm 3 phút nữa.
Sau hơn một giờ chờ đợi, người hâm mộ rời sân hết, trọng tài yêu cầu các cầu thủ khởi động để hoàn thành nốt 3 phút cuối.
Bi kịch xảy ra với Olympic Argentina khi tổ VAR xác định, trước tình huống Medina đánh đầu ghi bàn, một cầu thủ áo trắng-xanh đã rơi vào thế việt vị.
Trọng tài chính ra kiểm tra màn hình và quyết định hủy bàn gỡ 2-2 của Olympic Argentina.
Với 3 phút ít ỏi còn lại, thầy trò HLV Mascherano không thể lật ngược tình thế, đành chấp nhận thất bại 1-2 cay đắng ngày ra quân Olympic Paris 2024.
Trả lời phỏng vấn sau trận, "thuyền trưởng" Javier Mascherano bức xúc cho biết:"Đây là cái rạp xiếc lớn nhất mà tôi từng thấy."
Thủ quân Olympic Argentina, trung vệ Otamendi thốt lên: "Quả là trận cầu lịch sử của bóng đá. Chưa bao giờ xảy ra chuyện như thế này trong môn thể thao vua."
Cụ thể, tối 15/4, Trường ĐH Vinh nhận được thông tin em N.T.Y.N - học sinh lớp 10A15, Trường THPT Chuyên ĐH Vinh, mất tại nhà riêng ở phường Trung Đô, TP Vinh.
Sau đó, 16/4, trên mạng xã hội lan truyền thông tin nữ sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên ĐH Vinh tự vẫn do bị đánh hội đồng, ngược đãi và bị áp đảo tâm lý, kèm theo đó là clip học sinh đánh nhau gây xôn xao dư luận.
Ngay sau khi có thông tin trên, Trường ĐH Vinh đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Chuyên, trợ lý quản lý học sinh, giáo viên chủ nhiệm và đại diện học sinh lớp 10A15 để nghe báo cáo sự việc. Qua thông tin ban đầu, nhà trường báo cáo sự việc em N.T.Y.N - học sinh lớp 10A15, Trường THPT Chuyên ĐH Vinh mất tại nhà riêng ở Phường Trung Đô, TP Vinh là có thật.
Tuy nhiên, về đoạn clip học sinh đánh nhau lan truyền trên mạng xã hội cùng thời gian trên, giáo viên chủ nhiệm và các học sinh đại diện của lớp 10A15 khẳng định nữ sinh bị đánh trong clip không phải là em N.T.Y.N. Những người tham gia đánh cũng không phải là học sinh của Trường THPT Chuyên ĐH Vinh.
Ông Đạt cho biết, hiện, Trường ĐH Vinh và Trường THPT Chuyên ĐH Vinh đang phối hợp với các cơ quan chức năng và các bên liên quan (gia đình học sinh, giáo viên chủ nhiệm, các học sinh trong lớp...) để làm rõ nguyên nhân sự việc.
Theo bài viết đăng trên tạp chí Greater Good của đại học Berkeley, Mỹ, toàn bộ 50 bang của Mỹ đã yêu cầu các trường học phải có một chính sách ngăn chặn bắt nạt học đường. Tuy nhiên, tình trạng bắt nạt ở trường học với đủ loại hình thức, đã tăng mạnh trong các năm gần đây.
Bắt nạt có thể là từ việc các cầu thủ bóng rổ nhiều kinh nghiệm rủ nhau chèn ép thành viên mới, trẻ liên tục bêu xấu những bạn học nhập cư vì khác biệt văn hoá, hoặc nữ sinh trung học bất ngờ bị sỉ nhục, bị một nhóm bạn loại khỏi cuộc chơi.
Hiện, không phải mọi hình thức ngăn chặn bắt nạt đều hiệu quả như nhau. Phần lớn chương trình ngăn chặn bắt nạt học đường tập trung vào nâng cao nhận thức về vấn đề và giải quyết hậu quả. Dưới đây là hai cách tiếp cận đã qua nghiên cứu thử nghiệm và cho kết quả khả quan.
Xây dựng bầu không khí tích cực ở trường học
Không khí trường học có thể khó định nghĩa. Đó là “cảm giác” ở trong một ngôi trường, có thể là từ sự chào đón, cách giải quyết một vấn đề hoặc cách mọi người làm việc với nhau.
Các trường học có bầu không khí tích cực giúp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh ở học sinh, trong khi những nơi tiêu cực thường gắn với tỷ lệ bắt nạt cao lẫn cảm giác không an toàn.
Lãnh đạo là yếu tố chủ chốt góp phần mang lại bầu không khí tích cực ở trường học, như liệu các vụ bắt nạt có bị đánh giá thấp hay được coi là gây hại. Liệu những người lãnh đạo trường cam kết thúc đẩy sức khoẻ tâm lý tích cực ở con trẻ hay chỉ trừng phạt các hành vi sai trái.
Yếu tố tiếp theo là các giáo viên đã được chuẩn bị để đương đầu với nạn bắt nạt học đường như thế nào. Các học sinh thường cho biết, phần lớn giáo viên không để ý tới các vụ bắt nạt và không giúp đỡ được các em khi được đề nghị. Trong khi đó, phần đông giáo viên cho hay, họ cảm thấy chưa được chuẩn bị để đối phó với các vụ bắt nạt trong lớp học.
Tuy nhiên, thay đổi bầu không khí trường học nên có sự tham gia của cả học sinh lẫn các phụ huynh, cũng như những người quản lý và giáo viên.
Thúc đẩy giáo dục năng lực cảm xúc và xã hội
Giáo dục năng lực cảm xúc và xã hội (SEL) là biện pháp được nhiều người biết đến. Nó liên quan tới việc giảng dạy các kỹ năng tự nhận thức, tự quản lý, nhận thức về xã hội, đưa ra quyết định có trách nhiệm và quản lý mối quan hệ.
Phương pháp này đã được chứng tỏ là có kết quả vững chắc. Nhiều nghiên cứu lớn cho thấy SEL cải thiện cảm xúc hạnh phúc, tự điều chỉnh, quan hệ trong lớp học cũng như các hành vi tốt, giúp đỡ giữa các học sinh, sinh viên.
Phương pháp này cũng làm giảm các vấn đề như lo âu, buồn chán, phiền muộn; giảm những hành vi xấu như xung đột, bắt nạt, tức giận và cải thiện kết quả học tập, sự sáng tạo, tinh thần lãnh đạo.
Các giáo viên cũng có lợi từ SEL. Những người có kỹ năng cảm xúc và xã hội thường thoả mãn với công việc nhiều hơn, thể hiện nhiều cảm xúc tích cực với sinh viên hơn, quản lý lớp tốt hơn và dùng nhiều chiến lược để tạo nên sự sáng tạo ở các sinh viên của mình.
Hoài Linh
Đại dịch Covid-19 hoành hành khiến các trường học ở khắp nơi trên thế giới phải đóng cửa, các giáo viên và học sinh chuyển qua dạy và học trên mạng.
" alt=""/>Giải pháp hay để ngăn chặn bắt nạt học đường của Mỹ