Bà Thủy cho biết, vợ chồng bà quê gốc ở vùng biển Thanh Hóa. Năm 2002, gia đình bà rời quê hương đi định cư, làm kinh tế mới ở xã Thanh Tân, huyện Như Thanh.
Bà Thủy kể về những ngày tháng cùng chồng phục tráng rừng lim xanh (Ảnh: Hạnh Linh).
Những ngày đầu lập nghiệp ở vùng đất mới, vợ chồng bà Thủy nhận thầu 13ha đất đồi khô cằn với thời hạn 50 năm để trồng trọt. Trong diện tích đất canh tác khi đó có 2 cây lim xanh cổ thụ sum suê lá, hàng năm ra hoa, kết trái.
Vào mùa cây lim rụng quả, chồng bà là ông Lê Huy Thục thường đi quanh gốc cây nhặt quả về ươm, rồi trồng trong khoảnh đồi của gia đình. Cứ như thế, sau hơn 20 năm cần mẫn phục tráng, gia đình bà đã tạo nên kỳ tích; quả đồi khô cằn trước kia nay đã được phủ xanh bởi màu xanh của rừng lim.
"Không ai bắt chồng tôi phải phục tráng, gìn giữ rừng lim xanh, nhưng ông ấy tự nguyện làm. Để có được thành quả như ngày hôm nay, công lớn là tình yêu đặc biệt của chồng tôi dành cho rừng lim", bà Thủy tâm sự.
Những năm tháng phục hồi rừng lim, vợ chồng bà Thủy trải qua không ít khó khăn, vất vả. Thậm chí, có thời điểm thấy ông Thục dồn tâm sức chăm sóc, bảo vệ rừng lim, cả làng cho rằng ông ấy "gàn dở".
"Nhà đông con, nhiều lúc cuộc sống thiếu thốn, tôi khuyên chồng bán vài cây để trang trải, lo cho các con, nhưng ông ấy nhất quyết không đồng ý. Thậm chí, kể cả khi bị bệnh, cần tiền điều trị nhưng ông vẫn không bán lim để chữa bệnh", bà Thủy nói.
Thấy chồng tâm huyết với rừng lim, bà Thủy dần quen, hàng ngày bà theo chồng lên rừng chăm sóc, bảo vệ "báu vật" của gia đình. Không chỉ vậy, các con của ông bà cũng "nối nghiệp" cha, quyết tâm bảo vệ rừng lim.
Anh Lê Văn Tươi (áo đen) cùng các anh chị em trong nhà thay người bố quá cố bảo vệ rừng lim xanh (Ảnh: Hạnh Linh).
Anh Lê Văn Tươi (35 tuổi, con trai bà Thủy) cho biết, năm 2023, do bị ung thư phổi, ông Thục đã qua đời. Mỗi khi nhìn rừng lim, anh và mẹ lại rất nhớ những kỷ niệm cả gia đình cùng nhau lên đồi chăm sóc, bảo vệ rừng lim.
"Cả cuộc đời dốc sức bảo vệ, chăm sóc rừng lim, bố tôi được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành trao tặng. Nhưng điều làm bố tôi vui nhất trước khi mất là được nhìn thấy anh em tôi đoàn kết, giúp ông hoàn thành tâm nguyện bảo vệ rừng lim", anh Tươi bộc bạch.
Theo anh Tươi, với giá trị kinh tế cao, thấy rừng lim của gia đình, nhiều thương lái tìm đến hỏi mua, nhưng gia đình anh nhất quyết không bán.
Rừng lim "độc nhất vô nhị"
Ông Trần Thanh Kiên, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết, rừng lim của gia đình bà Thủy là "độc nhất vô nhị" của địa phương. Rừng lim không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn nguồn gen sinh học.
"Ông Thục, chồng bà Thủy, là người rất yêu rừng. Ông là gương điển hình trong bảo vệ, phát triển rừng của địa phương. Cả cuộc đời ông đã dành hết tâm sức chăm sóc, bảo vệ rừng lim xanh. Trước khi qua đời, ông căn dặn vợ con phải giữ gìn rừng lim", ông Kiên chia sẻ.
Ông Thục nhận được giấy khen của các cấp, ngành vì có thành tích trong bảo vệ, phát triển rừng (Ảnh: Lê Văn Tươi).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lại Thế Chiến, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Như Thanh, cho biết, hành động bảo vệ rừng lim xanh của gia đình bà Thủy là minh chứng cho sự quyết tâm, tình yêu thiên nhiên, góp phần vào công tác phát triển, bảo vệ rừng.
"Chúng tôi rất vui khi tình yêu rừng của vợ chồng bà Thủy được truyền lại cho các con. Hai thế hệ trong gia đình ông Thục đang chung tay bảo vệ, gìn giữ "báu vật" giữa đại ngàn", ông Chiến nói.
Theo ông Chiến, huyện Như Thanh có 834ha rừng lim xanh. Dự kiến đến năm 2030 ngành chức năng cùng với bà con sẽ trồng, phục hồi thêm 190ha, nâng tổng diện tích rừng lim của huyện lên hơn 1.000ha.
Ông Lương Hồng Sỹ, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh, cho biết, để rừng không bị "chảy máu" cần có nhiều cá nhân dám nghĩ, dám làm và hết lòng, có trách nhiệm với rừng như gia đình ông Thục.
Ông Sỹ nhận định, việc bảo vệ, phát triển rừng, làm giàu rừng không chỉ hoàn thành mục tiêu tăng năng suất, giá trị lâm sản trên một đơn vị diện tích đất lâm nghiệp mà còn bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
"Ngành nông nghiệp huyện khuyến khích bà con phục tráng, phát triển rừng gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Giai đoạn 2026-2030, huyện Như Thanh sẽ phục hồi, trồng mới hơn 1.000ha rừng", ông Sỹ thông tin thêm.
" alt=""/>Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ "báu vật" giữa đại ngànChia sẻ tại sự kiện, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, hay còn biết đến với tên gọi "Vua hồ tiêu", cho rằng thông điệp về chuyển đổi xanh tại Việt Nam chưa thật sự mạnh mẽ và thúc giục.
Theo ông, các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh. Bởi, mọi thứ đang rất quyết liệt ở bên ngoài Việt Nam.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group (Ảnh: Nam Anh).
Thực thi ESG đang là xu hướng, nếu doanh nghiệp không nằm trong dòng chảy đó sẽ sớm bị đào thải. Nếu không làm, châu Âu sẽ ngắt hàng. Các lô hàng của Việt Nam khi đó sẽ không xuất khẩu được sang châu Âu mà không có phát triển bền vững.
Chia sẻ về quá trình phát triển bền vững tại doanh nghiệp mình, ông Thông cho biết công ty đã bắt đầu làm chương trình phát triển bền vững từ gần 16 năm trước. Thời điểm đó, các chứng nhận hay khái niệm về ESG vẫn còn rất mới mẻ và gần như chưa ai biết.
Công ty bắt tay vào làm nhưng chi phí khi đó rất lớn, một dự án đầu tư tính sơ hết khoảng 5 tỷ đồng vào năm 2010 (tương đương 250.000 USD) mà không có đơn vị tài trợ. Doanh nghiệp phải tự bỏ tiền túi, tự cân đối tài chính để làm chương trình dài hơi.
Từ 2010 đến năm 2012, công ty tiêu gần hết số tiền đó nhưng thất bại. Bởi khi các đơn vị tổ chức nước ngoài đến chứng nhận thì họ xuất hiện đột xuất ở cánh đồng, đến nhà máy mà không thông báo… và sau đó Phúc Sinh bị đánh trượt.
Ngoài ra, nguyên do thất bại còn đến từ việc thời điểm đó không dễ để thuyết phục, quản lý hàng trăm, hàng nghìn nông hộ làm theo mô hình ESG. Chìa khóa giải quyết khó khăn nằm ở việc hiểu văn hóa người nông dân, hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa canh tác, từ đó đồng hành cùng người làm nông.
"Sau khi gục ngã, chúng ta phải tiếp tục đứng lên. Sau thất bại không phải là mình mất đi mà là có thêm bài học, tất cả kiến thức, kinh nghiệm đã thẩm thấu vào con người, vào nhà máy, vào hợp đồng", vua tiêu chia sẻ.
Sau đó, công ty dành 2 năm để nhìn lại, phân tích sự thất bại, kiên trì sửa lỗi và quyết định tiếp tục đầu tư bền vững. Đến năm 2014, Phúc Sinh gặt hái được kết quả khi trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong ngành gia vị tại Việt Nam đạt chứng nhận Rainforest Alliance (RA - Tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững).
Vấn đề phát triển bền vững đôi khi là việc bắt buộc phải làm, chứ không phải tự nguyện. Trong quá trình đó, mình lại có sự nhận thức và đồng lòng rằng những cái đấy là phát triển lâu bền cho con người Việt Nam, cho đất nước và cho những vùng sông suối.
Nếu không làm thì sẽ không sai, nhưng làm nhiều quá thì cũng phải sai. Nhưng sau đó mình phải sửa, phải phát triển với tinh thần cầu thị rồi sẽ vượt qua được các thách thức, ông Thông nhấn mạnh.
Trong vấn đề kinh doanh, các doanh nghiệp nếu làm thật sẽ vượt qua nhiều thử thách và nhẹ đầu khi đối mặt với khách hàng trên diện rộng. Khi có uy tín trên thị trường, các ngân hàng, các quỹ cũng sẽ tham gia giúp đỡ.
Các doanh nghiệp phải bắt tay vào làm chuyển đổi xanh. Với một nền tảng đang có, các đơn vị cần biết nên triển khai các bước ra sao, đánh giá thực trạng, lợi thế và điểm yếu của mình. Lợi thế sẽ giúp phát triển hơn, còn biết điểm yếu sẽ giúp các đơn vị nhanh chóng khắc phục, ông Thông nói.
" alt=""/>Thất bại khi làm ESG không phải là sự mất đi mà là có thêm bài họcChủ tịch tập đoàn này tiếp tục nhắc lại 5 từ khóa "tuệ, bán, xe, số, xanh" (trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, xe điện, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh) mà ông từng đề cập ở phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 được tổ chức vào tháng 4.
Ông Trương Gia Bình nhận định, 5 từ khóa này đã quyết định lịch sử của nhân loại trong suốt 3/4 thế kỷ vừa qua và sẽ tiếp tục xác định trong 1/4 thế kỷ còn lại. Cả 5 từ khóa đều liên quan đến AI - trí tuệ nhân tạo. FPT sẽ đầu tư toàn bộ nguồn lực để bước vào cuộc "đặt cược" lớn nhất trong lịch sử, trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu về AI.
"Tôi muốn chia sẻ 3 điều quan trọng! Điều thứ nhất và cũng là thông điệp quan trọng nhất: Chúng ta sẽ đặt cược tất cả tương lai của mình vào AI!", trang truyền thông nội bộ của FPT dẫn lời ông Trương Gia Bình.
Ông Trương Gia Bình chia sẻ tại cuộc thảo luận chuyên sâu với các lãnh đạo cấp cao FPT (Ảnh: FPT).
Ông Bình thể hiện quyết tâm đanh thép về định hướng phát triển trí tuệ nhân tạo của FPT. Người đứng đầu FPT cho rằng, đến năm 2035, thay vì nỗ lực và tự hào khi có hàng vạn lập trình viên, FPT sẽ phải đặt một mục tiêu khác, đó là 1 triệu chuyên gia tư vấn AI.
Theo ông, bối cảnh hiện tại, AI đang phát triển nhanh chóng "đến mức công việc chúng ta làm hôm nay có thể không còn tồn tại vào ngày mai".
Để biến AI làm bệ phóng cho FPT, ông Trương Gia Bình nhấn mạnh đến khát vọng. Theo ông Bình, chưa bao giờ Việt Nam nói chung hay FPT nói riêng có cùng điểm xuất phát với thế giới. Trước đây, người Việt phải ngước nhìn lên các "gã khổng lồ" trong ngành phần mềm nhưng giờ đây đã có thể cùng đối thoại với những "lão làng" về AI.
Ông Bình phân tích, công nghệ AI đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của các công ty tư vấn, có những công ty đạt 1 tỷ USD chỉ trong vòng 3 năm. Phần mềm FPT phải mất 20 năm mới đạt được con số đó.
Cùng dấn thân vào cuộc đặt cược mới
"Vì sự 'hiểm nguy' của chính mình, chúng ta phải làm hết sức quyết liệt", ông Bình nhìn nhận và kỳ vọng FPT sẽ cùng dấn thân vào cuộc "betting" (tạm dịch: đánh cược) mới của tập đoàn này. Khoảng 5 năm trước, FPT cũng đã có một "đánh cược" với Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới Mila khi bỏ tiền đầu tư để thực hiện được những mục tiêu đặt ra thời điểm ấy.
Ông Bình cho hay, gần đây, FPT đã đầu tư vào Landing AI, trở thành một trong những nhà đầu tư lớn và đối tác chiến lược của Landing AI tại châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó còn hợp tác với Andrew Ng. để thành lập AVI Les. Trong nội bộ, FPT cũng thành lập đơn vị chiến lược DC5 (DC5 Hub/DC5), tập trung vào việc xây dựng dữ liệu.
Vị chủ tịch FPT cũng hé lộ về khoản đầu tư lớn nhất, điều FPT chưa từng làm, là chi 200 triệu USD xây dựng AI Factory ở Việt Nam. Tập đoàn này đang làm phòng thí nghiệm AI lab ở Singapore, ở Sillicon Valley tại Mỹ, hợp tác với những "bậc thầy lớn" của thế giới như Yoshua Bengio, Andrew Ng.
"Chúng ta sẽ xây dựng dự án với các trường đại học hàng đầu thế giới về AI, tài trợ và đầu tư vào các phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới về AI như Milla - Quebec AI institute, và sẽ mở tiếp các dự án nghiên cứu với họ.… FPT tiết kiệm từng xu từng hào, nhưng chúng ta đã cá cược lớn đến thế, vì chúng ta tin tưởng vào AI", ông Bình chia sẻ về hướng đi sắp tới của FPT.
Song song với đó, FPT sẽ tiếp tục hợp tác, đồng hành với những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực AI như: Microsoft, Google, Nvidia trên nhiều lĩnh vực.
"Chúng ta không chờ đến năm 2035, chúng ta phải làm hôm nay", ông Bình nêu thông điệp. Theo yêu cầu của ông, mỗi người FPT phải nâng cao năng suất lao động 30%, có thể đi học, có thể tự thay đổi cách làm việc của chính mình. Trước đây làm được 3 việc thì hôm nay phải làm được 10 việc, hoặc ít nhất là 4 việc (tăng 30%).
Mỗi người phải là một chuyên gia AI, mỗi lãnh đạo phải là lãnh đạo AI, mỗi đơn vị, mỗi sản phẩm - dịch vụ đều phải là AI. "Tất cả phải là AI", ông Bình nhấn mạnh và ra "đề bài" cho mỗi thành viên tập đoàn này trong quý III tăng 7% năng suất lao động bằng AI.
" alt=""/>Ông Trương Gia Bình hé lộ cú "đặt cược" tất cả tương lai của FPT