Trường PTDTBT Tiểu học Lượng Minh có 299 học sinh bán trú với 30 cán bộ, giáo viên. Trong đêm 30/9, lũ ống, lũ quét xảy ra trên địa bàn khiến mực nước dâng cao, tất cả học sinh được các thầy cô giáo hướng dẫn, đưa đến nơi an toàn. Tuy nhiên do nước lũ lên nhanh, đột ngột nên gần như toàn bộ áo quần, sách vở, đồ dùng dạy học đều bị thiệt hại.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học Lượng Minh cho biết: “Nước lũ dâng cao khiến các thầy cô trở tay không kịp, bùn đất ngập 4 dãy nhà, thầy cô chỉ kịp đưa học sinh đến nơi cao hơn và vớt được ít đồ dùng phục vụ học tập”.
Sau khi xảy ra sự việc, để bảo đảm an toàn cho học sinh, nhà trường thông báo phụ huynh đến đón con về. Nhiều học sinh đến nhà người thân, họ hàng ở khu vực gần trường để tá túc tạm.
“Nhiều sách vở, đồ dùng bị thiệt hại sau khi ngập sâu, nhà trường đang kêu gọi các đơn vị hỗ trợ để phục vụ việc dạy học sau này. Công tác dọn dẹp, sửa sang lại nhà ăn của học sinh vẫn đang được tiến hành khẩn trương. Dự kiến 1 - 2 ngày tới sẽ đón học sinh trở lại”, ông Thanh chia sẻ.
“Đến thời điểm này, tuyến đường vào trung tâm xã đã có thể lưu thông bình thường. Các lực lượng chức năng tiếp tục khẩn trương triển khai khắc phục hậu quả sau lũ để người dân sớm ổn định cuộc sống, đón học sinh trở lại trường lớp”, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, ông Vi Văn Phúc nói.
" alt=""/>Trường học ngập trong bùn, hàng trăm học sinh chưa thể đến lớpTrao đổi với VietNamNet, TS Huỳnh Trung Phong, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Phát triển khởi nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, cho hay, theo thống kê của nhà trường, hiện số lượng thí sinh trúng tuyển thẳng đã nhập học là 46/107, đạt 43%. Số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển là 31.252, tăng 100% so với năm 2023 (với số thí sinh là 15.596).
Trong khi đó, số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường là 51.625, so với năm 2023 là 23.345, tăng 120%.
Năm 2023, điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm TPHCM từ điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất là 27, thuộc về Sư phạm Ngữ văn. Nhiều ngành còn lại trong khoảng 25 - 26,9.
Theo bà, việc cho học sinh nghỉ thứ 7 có thể áp dụng với những trường đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất và không ảnh hưởng đến thời lượng chương trình vì yếu tố này vẫn đảm bảo đúng theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT.
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thanh Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (Hà Nội) cho hay, hiện nhà trường cho học sinh nghỉ thứ 7 và được phụ huynh, học sinh ủng hộ.
Theo bà Hà, việc học từ thứ 2 đến thứ 6 đảm bảo chương trình, cho các em nghỉ thứ 7 để học sinh có nhiều thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động cộng đồng cũng như cải thiện sức khỏe tinh thần. Áp dụng lịch nghỉ này, giáo viên cũng được thư giãn sau những ngày làm công tác chuyên môn vất vả, có thêm thời gian chăm lo cho gia đình.
Hiện Trường THCS Phan Chu Trinh ngày thường học 2 buổi (sáng 4 tiết, chiều 3-4 tiết), nội dung vẫn đảm bảo nên không quá áp lực.
Trước một số ý kiến cho rằng, việc nghỉ học thứ 7 có thể gây sức ép khiến học sinh phải ra ngoài học thêm, theo bà Hà, điều này không chính xác vì trong chương trình học chính khóa, nhà trường và giáo viên phải đảm bảo theo đúng chương trình năm học và mục tiêu cần đạt.
Dù vậy, theo bà, việc áp dụng rộng rãi cho học sinh nghỉ thứ 7 tại Hà Nội sẽ phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất.
"Tôi cho rằng điều kiện tiên quyết để cho học sinh nghỉ thứ 7 là cơ sở vật chất, phòng học phải đáp ứng. Với một số trường thiếu phòng học, học sinh học luân phiên cho học sinh nghỉ thứ 7 sẽ khó”, bà bày tỏ.
Tại Trường THCS Thái Thịnh (Hà Nội), ông Nguyễn Cao Cường - hiệu trưởng nhà trường cho biết, rất ủng hộ việc cho học sinh nghỉ thứ 7 và hiện trường cũng bắt đầu áp dụng việc này khi đã đáp ứng được phòng học, trang thiết bị...
Bà Trần Thị Minh Hải - phó hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy), cho biết, nhà trường vẫn cho học sinh học thứ 7.
“Tâm lý chung cả học sinh, phụ huynh và giáo viên đều muốn nghỉ thứ 7. Tuy nhiên, với 'đặc trưng' thiếu phòng học, rất nhiều quận nội thành Hà Nội khó thực hiện điều này”, bà Hải cho hay.
Bà phân tích, muốn cho học sinh nghỉ thứ 7, ngoài việc đáp ứng cơ sở vật chất, Sở GD-ĐT hoặc Bộ GD-ĐT cần ban hành lại khung chương trình cũng như số tiết quy định/khối lớp.
Ví dụ, hiện tại, chương trình giáo dục phổ thông mới quy định tổng số tiết không quá 7 tiết/ngày đối với học sinh học 2 buổi/ngày và không quá 5 tiết với học sinh học 1 buổi/ngày. Như vậy các trường THCS nội thành Hà Nội rất khó thực hiện vì thiếu lớp học. Còn ở ngoại thành, các trường có đủ lớp học có thể bố trí cho học sinh nghỉ thứ 7.