Anh có tên đầy đủ là Phạm Văn Sang, là một người miền Tây sống tại tỉnh Đồng Tháp. Sau này, anh lên TP Hồ Chí Minh lập nghiệp. Là một người trẻ tuổi chắc chắn bạn sẽ nghĩ anh còn thiếu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cũng như chưa thể tự mình tạo dựng công ty phát triển tốt được, đúng không?
Thật sự là vậy! Tuy nhiên, với lòng kiên trì cùng nỗ lực hết mình, anh không bao giờ cho mình được thất bại hoàn toàn. Không khuất phục trước những thất bại khó khăn đó, anh luôn học hỏi được từ những sai lầm mình mắc phải. Cho đến hiện tại thì anh đã là ông chủ của nhiều công ty đa ngành khác nhau, được rất nhiều người ngưỡng mộ. Anh cũng từng chia sẻ nhiều kinh nghiệm của mình trên trang Facebook cá nhân để truyền động lực và cảm hứng cho các bạn trẻ trên con đường khởi nghiệp.
Tấm lòng “Vàng” mà mọi người nên học tập theo
" alt=""/>Doanh nhân Sang Phạm, một tấm lòng “Vàng” đáng được trân trọngTừ ngày có chiếc điện thoại thông minh, chị Chìu Tài Múi (xã Yên Than) mở mang rất nhiều kiến thức. “Trước kia không có điện thoại, cần gì là cứ phải đến tận nơi. Giờ có điện thoại thông minh, khi nào nhớ gia đình và bạn bè là gọi video thấy mặt là vui. Tôi đã biết đưa sản phẩm rượu men lá của nhà làm lên trang Facebook và Zalo, qua đó bán hàng và tiếp cận nhiều người hơn", chị Múi chia sẻ.
Thời gian qua để đáp ứng công tác chuyển đổi số, hạ tầng Internet băng rộng được huyện quan tâm. Huyện đã phối hợp nhà mạng triển khai tại 11/11 xã, thị trấn; 100% dân số được phủ sóng mạng thông tin di động. Huyện đẩy mạnh kinh tế số để góp phần nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhờ đó người dân ở xa khu vực trung tâm cũng dễ dàng tiếp cận sử dụng mạng Internet, các ứng dụng số để liên lạc, học tập, phát triển sản xuất và giải trí.
Anh Lý Văn Bằng, chủ cửa hàng kinh doanh Bằng Hoa (xã Hải Lạng) chuyên thu mua, chế biến các sản phẩm OCOP từ cây dược liệu ba kích, sâm cau, nấm lim, mật ong rừng. “Thời gian đầu việc tiêu thụ sản phẩm còn chậm. Để tiếp cận với lượng khách hàng lớn, tôi thường xuyên livestream qua mạng xã hội, đồng thời đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Ocop quangninh.vn, nhờ vậy lượng tiêu thụ rất cao. Tôi thấy các tiện ích số không chỉ giúp tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật trồng trọt, mà còn giúp quảng bá sản phẩm đi khắp mọi miền đất nước”, anh Bằng chia sẻ.
Hiện 100% các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện được truy xuất nguồn gốc trên hệ thống (https://qn.check.net.vn) và được giới thiệu, quảng bá, thương mại điện tử thông qua ứng dụng trực tuyến/sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn. Đến nay đã đưa 10 sản phẩm lên sàn thương mai điện tử là: Khau nhục Tiên Yên; Trứng vịt biển Đồng Rui; Trứng vịt biển Hải Lạng; Tôm thẻ chân trắng Đồng Rui; Tôm Hải Tiến Hải Lạng; Cua rừng ngập mặn Hải Lạng; Gà Tiên Yên...
Đặc biệt vừa qua, một số xã đã lắp đặt và đưa vào hoạt động hệ thống camera ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI. Đây được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý, theo dõi, đảm bảo ANTT, ATGT, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn. Thiếu tá Vi Xuân Tùng, Phó trưởng Công an xã Yên Than, cho biết: Từ khi Công an xã được trang bị camera AI giám sát an ninh đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh được 6 vụ việc về TNGT; ngăn chặn được nhiều thanh thiếu niên tụ tập gây mất ANTT, người dân vứt rác bừa bãi trên các tuyến đường.
Tiên Yên là huyện đầu tiên và có nhiều xã nhất (6 xã) trong tỉnh lắp camera AI với 108 mắt tại các trục đường giao thông chính, khu trung tâm và khu dân cư đông người.
Song song với các mô hình tiện ích trên, hiện nhiều người dân tích cực sử dụng những tiện ích được phát triển từ chuyển đổi số, như: Dịch vụ công trực tuyến để làm thủ tục hành chính; CCCD gắn chíp đi khám, chữa bệnh thay cho BHYT giấy; thanh toán không dùng tiền mặt khi đi mua sắm...
Theo Ngọc Trâm(Báo Quảng Ninh)
" alt=""/>Tiện ích từ chuyển đổi số huyện Tiên Yên, Quảng NinhHình ảnh lễ ký kết
Ngày 17/2, tại Tp.HCM, nền tảng tuyển dụng IT TopDev đã nhận được đầu tư chiến lược đến từ công ty tuyển dụng việc làm số một tại Hàn Quốc là SaraminHR.
Việc đầu tư này nằm trong chiến lược phát triển toàn cầu của SaraminHR, số tiền đầu tư không được 2 bên tiết lộ, nhưng rơi vào khoảng 7 con số (đơn vị tính bằng USD).
Ông Nguyễn Hữu Bình, CEO và Founder TopDev cho biết: "Với nguồn vốn mới này, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ TopDev và phát triển các giá trị gia tăng mới cho khách hàng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các mục tiêu lớn bên cạnh chức năng tuyển dụng như tăng thêm nguồn cung lập trình viên cho thị trường thông qua mảng đào tạo, phát triển các chương trình hướng nghiệp IT dành cho giới trẻ, sinh viên, và fresher."
" alt=""/>Nền tảng tuyển dụng IT TopDev nhận đầu tư triệu đô từ công ty Hàn Quốc