Trả lời VnExpress, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, giải thích việc này nhằm bảo vệ giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp. Theo ông, nhà giáo ngoài truyền đạt chuyên môn còn phải làm gương cho học sinh. Trong khi đó, mạng xã hội đưa nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, chưa biết có sai phạm hay không.
"Điều này tạo ra áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhà giáo, đặc biệt với học sinh và phụ huynh", ông Đức nói.
Biết tin này, cô Thu Trang, giáo viên Tiếng Anh bậc tiểu học ở Hà Nội, thấy ấm lòng. Cô thường lo lắng mỗi lần thấy thông tin liên quan tới giáo viên trên mạng xã hội, nhất là những bài đăng kèm ảnh chụp tin nhắn.
"Đôi khi giáo viên không có ý như vậy nhưng một, hai câu chữ khiến chúng tôi bị hiểu nhầm", cô nói. "Trong nhiều sự việc, phụ huynh cũng không trao đổi lại để chúng tôi có cơ hội giải thích, mà đăng hết lên mạng, khiến sự việc bị đẩy đi xa".
Thầy Khánh, phó hiệu trưởng một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội, kể một giáo viên của trường từng bị học sinh, phụ huynh đưa lên mạng vì hành vi "không phù hợp". Thầy ám ảnh vì phải liên tục trả lời cơ quan truyền thông và báo cáo cấp trên, trong khi chưa có kết luận chính thức.
"Không công bố sai phạm thì đỡ áp lực cho giáo viên, ban giám hiệu như tôi cũng nhẹ đầu hơn rất nhiều", thầy cho biết.
PGS. TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, nhìn nhận đề xuất của Bộ là phù hợp. Trong thời đại kỹ thuật số, những thông tin được đưa lên mạng có thể truy cập vĩnh viễn, gồm có cả những thứ mà cá nhân muốn giữ bí mật hoặc muốn quên đi.
"Đề xuất này thể hiện một tiếp cận nhân văn rằng ai cũng có quyền phạm sai lầm mà không bị ám ảnh bởi quá khứ nếu họ đã sửa chữa và tiến bộ", ông Nam nói.
Ngoài ra, đề xuất này cần xét trong bối cảnh thực tế. Nhiều vụ việc có thể giải quyết nhưng phụ huynh ngại trao đổi trực tiếp, than thở trên mạng, rồi rất nhiều "thẩm phán mạng" chỉ dựa trên những thông tin một chiều, thêm mắm thêm muối. Việc này ảnh hưởng xấu đến ngành và hình ảnh người thầy.
" alt=""/>Hạn chế công khai sai phạm giáo viên như 'con dao hai lưỡi'
![]() Nói xấu giống như thứ vũ khí boomerang của thổ dân Úc, nó có thể quay lại làm hại bạn. | |
Bất kỳ hoạt động xã hội nào, dù thân thiện đến đâu, đều kích hoạt tính cạnh tranh trong chúng ta. Nhà thần kinh học Risa Sugiura nói: “Chúng ta luôn so sánh mình với người khác. Việc này kích thích tiết dopamine. Với liều lượng vừa phải, dopamine vô hại, thậm chí có lợi. Nhưng nếu tất cả chúng ta đều cảm thấy hài lòng ở mức độ vừa phải thì sẽ không có cái gọi là nghiện”.
Với warukuchi, nó giống như một cách để thỏa mãn, kích thích sự thèm muốn để có được sự hài lòng hơn. Quá trình cứ thế diễn ra, cho tới một ngày, đột nhiên bạn cảm thấy mình đang nói xấu mọi người và mọi thứ.
Nhưng tại sao nó lại không lành mạnh? Bởi vì, bộ não được cấu tạo theo cách mà những lời chế nhạo và lăng mạ mà bạn ném vào người khác cũng khiến bạn bị thương tổn không kém gì người bị lăng mạ. Nó giống như loại vũ khí có tên boomerang của thổ dân Úc, ném đi và quay trở lại đúng nơi xuất phát ban đầu.
Hãy hình dung thế này, bạn đang đi bộ trên phố và nghe thấy ai đó hét lên: "Đồ ngu ngốc!". Khi đó, não được kích hoạt bởi hạch hạnh nhân, vùng nguyên thủy nhất của não.
Hạch hạnh nhân không phân biệt giữa những gì bạn nghe và những gì bạn nói. Cho dù ai đó nói xấu bạn, hay bạn nói xấu ai đó, thì hạch hạnh nhân đều mang lại nguy hiểm như nhau. Khi nói xấu người khác, bạn đang tự làm căng thẳng bản thân. Bạn càng làm điều đó, bạn càng trở nên căng thẳng hơn. Căng thẳng dẫn đến ăn quá nhiều và giấc ngủ kém chất lượng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Và bạn càng kích hoạt hạch hạnh nhân, thì vỏ não trước trán của bạn càng phải hoạt động nhiều hơn, vì vậy hãy cố gắng để làm dịu nó. Bác sĩ tâm thần Kabasawa cho biết, việc vỏ não trước trán làm việc quá sức theo cách này có thể khiến nó kiệt sức sớm, gây mất trí nhớ và các triệu chứng khác liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.
Đây là những lý do quan trọng khiến bạn phải kiềm chế “miệng lưỡi” của mình - hoặc ngón tay, nếu mạng xã hội là phương tiện của bạn. Đó là một thế giới không hoàn hảo và đây là thời điểm nhạy cảm khi dịch Covid-19 đang hoành hành, bác sĩ Kabasawa thừa nhận. Có rất nhiều thứ để bới móc và phàn nàn nhưng lời khuyên là “Hãy giữ nó trong giới hạn”.
Không phải tôi không yêu chồng, tôi rất yêu anh ấy là đằng khác. Đó là thứ tình cảm dành cho người yêu đầu tiên, và cũng là cha của các con mình, rất chung thuỷ nhưng đôi khi quá cầu toàn, kiểm soát.
" alt=""/>Nói xấu người khác có thể giảm tuổi thọ tới 5 năm"Tôi không được phép phàn nàn về cô sao?", người chồng hỏi. "Chúng ta đã cãi nhau hai lần rồi", cô vợ đáp.
Người vợ hỏi thẳng chồng liệu anh có ủng hộ mình khi cô và mẹ chồng mâu thuẫn không nhưng anh phớt lờ câu hỏi và tiếp tục chửi bới, chỉ tay vào mặt vợ.
Sau đó anh ta đuổi vợ ra khỏi nhà và cũng rời khỏi phòng. Hiện chưa rõ người vợ có bỏ nhà đi hay không nhưng đoạn video sau khi được đăng tải làm dấy lên cuộc tranh luận về chuyện hôn nhân và mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở Trung Quốc.
"Chồng như vậy bỏ càng sớm càng tốt, nếu không sẽ khổ càng khổ hơn", một người bình luận.
"Tôi nghĩ có nhiều cặp vợ chồng phải ly hôn vì mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu. Vậy nên các bậc làm cha mẹ cũng nên cân nhắc khi xen vào các mối quan hệ của con cái", người khác viết.
Số liệu của Bộ Nội vụ Trung Quốc công bố hồi tháng 7 cho thấy có 514.000 cặp vợ chồng đăng kí kết hôn trong quý I năm 2022.
Năm 2021, chính phủ Trung Quốc thông qua luật yêu cầu vợ hoặc chồng phải trải qua 30 ngày "hạ hỏa cơn giận" trong nỗ lực giảm tỷ lệ ly hôn. Theo đó, khi nộp đơn ly hôn, họ phải đợi 30 ngày và xác nhận có muốn tiếp tục chia tay hay không. Và họ được phép rút lại đơn bất cứ lúc nào trong thời gian đó.
Theo SCMP