Những loại nước ép trái cây thông thường không khiến hệ tiêu hóa tốt hơn hay gây hại hơn. Tất nhiên, uống nước ép, hệ tiêu hóa dễ xử lý hơn thay vì phải nhai các loại hoa quả. Nhưng tôi quan niệm phải lao động mới tốt. Hơn nữa, một số người có bệnh tiêu hóa uống nước ép trái cây "hơi" có hại dù không làm hệ tiêu hóa xấu hơn. Ví dụ, uống các loại hoa quả có nồng độ vitamin C cao sẽ khiến dạ dày kích ứng, khó chịu, đau hơn, nhất là người bị trào ngược, viêm loét dạ dày.
Nhiều người hỏi tôi nên ăn hoa quả hay uống nước ép thời điểm nào trong ngày thì tốt? Như trên tôi đã nói, trái cây hay nước ép trái cây cũng là món ăn, ngoài nước, còn có đường, đạm, chất béo, vitamin... Cơ thể chúng ta sẽ "phân luồng" đường đi của các chất do thức ăn nạp vào.
Vì thế, không có lý do gì để phải quy định giờ ăn chính được ăn thịt, sau đó mới uống nước ép trái cây. Bởi bản chất trong thịt, cá, cơm, canh hay trái cây đều đủ các thành phần dinh dưỡng, vấn đề là tỷ lệ khác nhau tùy từng món. Do đó, về lý thuyết, chúng ta phối hợp để vừa khẩu vị, không thể nào đang ăn canh chua lại uống thêm nước chanh thì không thể ngon miệng.
Tôi ủng hộ chọn hoa quả, nước ép như món tráng miệng, dùng trong bữa ăn, cơ thể sẽ tự phân loại, chuyển hóa. Ngoài bữa ăn chính, khi khát, chúng ta tự cắt nhỏ trái cây hay uống nước ép cũng được, không bắt buộc phải ăn giờ nào.
Nhiều người thắc mắc sau khi chế biến, ép nước trái cây rồi, có thể cất trong tủ lạnh bao lâu để giữ nguyên vitamin, đảm bảo an toàn?
Theo tôi, để nước ép trong tủ lạnh lâu hay nhanh không phải là quá mấy ngày mà quan trọng là sợ nhiễm khuẩn. Những vitamin tan trong nước khi nấu lên dễ bị hư, còn nếu để lạnh thì ít hư hơn. Tuy nhiên, một số vitamin có thể kết tủa như vitamin C sẽ khiến người uống vào khó hấp thu.
Việc bảo quản trong tủ lạnh nhằm giúp nước ép đỡ bị hư. Bởi trong điều kiện khí hậu, thời tiết bình thường, trái cây có đầy đủ dinh dưỡng, còn khi cắt ra, đặc biệt là các loại trái cây nhiều chất bột đường, ngọt, vi khuẩn vi nấm lên men rất mạnh nên dễ bị hư. Do đó, đưa nước ép, hoa quả đã cắt vào môi trường lạnh nhằm giúp thực phẩm ít bị lên men, hư, còn không có ý nghĩa trong bảo quản vitamin.
Nhiều người thần thánh hóa nước ép trái cây. Tôi khẳng định nước ép trái cây khác với trái cây, vì nước ép đơn giản là nước, đường fructose và một số vitamin tan trong nước tùy loại. Đường này khi vào cơ thể cần vitamin B, C để chuyển hóa bớt, trong khi vitamin đó lại ít trong nước ép. Vì thế, nếu chỉ uống nước ép, cơ thể vẫn cần phải huy động vitamin B, C trong kho dự trữ để chuyển hóa.
Trong hoa quả, rau xanh có nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tránh táo bón, đường ruột, lợi khuẩn, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, mỡ máu, ung thư ruột... Nước ép trái cây không có nhiều chất xơ bằng việc ăn nguyên trái cam, ổi, quýt, xoài... Nếu cảm thấy ăn trái cây khó quá nên xay thành sinh tố để tận dụng hết nguồn dinh dưỡng từ hoa quả.
Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM)
1. Mộc nhĩ (nấm mèo) để quá lâu: Mộc nhĩ chứa rất nhiều protein và cellulose, không có độc tố. Nhưng nếu bạn bảo quản chúng ở điều kiện không hợp lý, trong thời gian quá dài, trên bề mặt mộc nhĩ có thể sản sinh độc tố sinh học, tạo ra các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn và nấm gây ngộ độc, ung thư.
2. Các loại hạt có vị đắng: Nếu bạn ăn phải những hạt bị đắng, hãy nhổ chúng ra và súc miệng thật sạch. Bởi vì vị đắng của các loại hạt như hướng dương do chất aflatoxin đã xuất hiện trong quá trình nấm mốc.
3. Dầu đậu phộng kém chất lượng: Để giảm chi phí, một số doanh nghiệp sử dụng lạc (đậu phộng) kém chất lượng, không loại bỏ các hạt bị mốc, ẩm, mà vẫn sản xuất thành bơ, dầu ăn. Đậu phộng bị hỏng có chứa aflatoxin chế biến thành các sản phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia đình bạn.
4. Gạo đã đổi màu: Gạo đổi màu hoặc bị mốc là loại ngũ cốc dễ sản sinh ra aflatoxin nhất. Nhiều gia đình nghĩ loại gạo đó ăn được bình thường sau khi nấu chín. Nhưng thực tế aflatoxin vẫn có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ cao.
5. Ngô bị mốc: Ngô bị mốc chứa nhiều aflatoxin, chúng ta nên loại bỏ hoàn toàn chứ không chỉ cắt bỏ phần mốc. Nếu chúng được sử dụng làm thức ăn cho động vật thì vật nuôi nhà bạn cũng sẽ tích lũy trong cơ thể lượng chất độc và bị bệnh. Con người ăn thịt của những động vật này cũng giống như gián tiếp dùng thực phẩm nấm mốc.
Để tránh xa siêu chất gây ung thư aflatoxin, bạn nên làm những việc sau:
1. Rửa tay thường xuyên: Ngoài thực phẩm, nhiều đồ vật có thể bị nhiễm aflatoxin. Rửa tay thường xuyên là cách cơ bản nhất để tránh xa độc tố.
2. Không tích trữ thực phẩm: Cách hiệu quả nhất để tránh aflatoxin là ngăn chặn tình trạng đồ ăn bị nấm mốc. Khi lựa chọn thực phẩm, nếu thấy tình trạng của chúng không tốt, bạn không nên mua. Bạn cũng cần hạn chế tích trữ một lượng quá nhiều đồ ăn trong nhà.
3. Không ăn những đồ bị mốc: Những thực phẩm bị mốc có thể không chứa các chất gây ung thư. Thế nhưng hầu hết nấm mốc có thể gây hại cho cơ thể, vì vậy bạn nên kiên quyết vứt bỏ, không rửa sạch bằng nước hoặc chỉ loại bỏ phần mốc. Phần thực phẩm có chứa chất độc hại nhiều lúc không dễ nhận ra bằng mắt thường.
Hải Linh (Theo QQ)
Bạn không nên ăn quá nhiều gan lợn, thịt dê... bởi đây là những món không có lợi cho gan.
" alt=""/>Chất gây ung thư gan Aflatoxin có nhiều trong thực phẩm nàoTheo thông tin từ Bệnh viện quận Bình Tân, khoảng 3h40 ngày 10/4, bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp đến cấp cứu với các triệu chứng lơ mơ, nôn ói nhiều, tiêu lỏng không tự chủ, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.
Sau khi sơ cứu, hồi sức, 2 bệnh nhân (17, 19 tuổi) được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương, bệnh nhân 15 tuổi được chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Đại diện Bệnh viện Trưng Vương cho biết bệnh nhân L.H.A (17 tuổi) được chuyển đến khoảng 6h20 ngày 10/4 trong tình trạng bứt rứt, kích thích, bóp bóng nội khí quản. Bệnh nhân lập tức được đưa vào hồi sức, vẫn đang phải thở máy.
Đến 9h17 cùng ngày, bệnh nhân N.V.Đ. (19 tuổi) tiếp tục được chuyển đến trong tình trạng nhẹ hơn, tỉnh táo, nhịp tim hơi nhanh. Sau cấp cứu, bệnh nhân đã hết ói, còn tiêu chảy, hơi chóng mặt, sinh hiệu ổn.
Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Y tế công cộng để tìm nguyên nhân, hiện chưa có kết quả.
Bệnh nhân còn lại là K.H.H. (15 tuổi) nhập Bệnh viện quận Bình Tân vì nôn ói, tiêu không tự chủ, lơ mơ. Bệnh viện tiến hành xét nghiệm, hồi sức, hội chẩn và chuyển tới Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Vụ việc đã được báo cáo Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố.
" alt=""/>3 thành viên đoàn múa lân mất ý thức sau khi ăn xôi, cơm gà xối mỡ