Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) và Công ty TNHH Motorola Solutions Việt Nam vừa tổ chức tổng kết dự án Motorola 2017. Năm nay là năm thứ hai Quỹ Motorola Solutions tài trợ cho Học viện thông qua chương trình học bổng Motorola và gây quỹ cho các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục CNTT.
Motorola Solutions Foundation là một tổ chức phi chính phủ thuộc Công ty Motorola Solutions (Mỹ), hoạt động với mục tiêu đem lại lợi ích cho cộng đồng thông qua các chương trình hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, công nghê, kỹ thuật và toán học.
Với tổng kinh phí tài trợ năm 2017 là 25.000 USD, chương trình hỗ trợ học bổng và nghiên cứu dưới sự tài trợ của Quỹ Motorola Solutions được thực hiện trong năm 2017 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chương trình đã đóng góp vào việc khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu về ICT, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên/giảng viên Học viện có cơ hội trao đổi học thuật, cập nhật kiến thức và tham gia các hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trình độ cao.
Theo báo cáo tổng kết dự án Motorola 2017, trong năm nay, 10/10 nhóm nghiên cứu của Học viện đạt kết quả tốt, đã có 14 bài báo tạp chí/ Hội nghị quốc tế và trong nước có phản biện, các đề tài nghiên cứu từ các nhóm nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng của 19 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện và đề tài cấp nhà nước.
Bên cạnh đó, cuộc thi Motorola IoT đã lựa chọn ra được 3 nhóm sinh viên nghiên cứu xuất sắc nhất để trao giải thưởng, với các sản phẩm: chuyển mạch SDN, anten thông minh và ứng dụng giám sát nhịp tim.
Chia sẻ tại lễ tổng kết, TS. Vũ Văn San, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khẳng định nhiều học viên, sinh viên và giảng viên Học viện đã may mắn được thụ hưởng dự án Motorola 2017, nhờ đó các đề tài, sản phẩm nghiên cứu đạt chất lượng cao.
Nhấn mạnh nghiên cứu khoa học trong trường đại học là nội dung rất quan trọng, là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo, ông Vũ Văn San cho rằng, việc tài trợ của các dự án nói chung và dự án của Motorola Foundation đã góp phần lớn vào việc nâng cao chất lượng các đề tài, sản phẩm nghiên cứu của các giảng viên, sinh viên Học viện.
" alt=""/>3 nhóm sinh viên PTIT giành giải thưởng cuộc thi Motorola IoT 2017Cũng theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, triển khai công tác cải cách hành chính trong năm 2017, một trong những nhiệm vụ đã được Văn phòng Chính phủ tập trung là hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc, lịch họp Văn phòng Chính phủ… để tiến tới hiện đại hóa hành chính; tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản và giải quyết hồ sơ công việc, tiết giảm việc sử dụng văn bản giấy. Hiện Văn phòng Chính phủ đang phối hợp với Viettel xây dựng nâng cấp phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc.
Bên cạnh đó, trong năm nay, Văn phòng Chính phủ cũng đã tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về CNTT; kết nối, liên thông các phần mềm giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn nghiệp vụ hành chính trên hệ thống kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành địa phương.
Đáng chú ý, theo báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm trong quý I/2018 được Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 21/12 vừa qua, công nghệ vi mạch, thẻ thông minh đã được ứng dụng trong các hoạt động của Văn phòng Chính phủ.
Trong quý I/2018 tới, Văn phòng Chính phủ xác định sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2018, Văn phòng Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử theo các nhiệm vụ, giải pháp được giao; và Kế hoạch hành động xây dựng Văn phòng Chính phủ điện tử theo Quyết định 1369 ngày 31/12/2015 của Văn phòng Chính phủ.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ sẽ cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, xác định rõ nhiệm vụ của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, tổng hợp đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 36a để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử.
" alt=""/>Ứng dụng công nghệ vi mạch, thẻ thông minh vào các hoạt động của Văn phòng Chính phủTấn công thiết bị IoT: Xu thế tất yếu
Nhận định tấn công mạng thông qua các thiết bị IoT là một xu thế tất yếu và đã được minh chứng rõ qua thực trạng an ninh mạng năm nay, các chuyên gia Bkav cũng đưa ra dự báo tấn công vào thiết bị IoT sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2018 tới.
Chuyên gia Bkav cho hay, trong năm 2017, thiết bị kết nối Internet (IoT) như Router Wi-Fi, Camera IP… đã trở thành đích nhắm của các hacker, điển hình là sự bùng nổ các biến thể mới của mã độc Mirai, trong đó có biến thể nhắm mục tiêu đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, lỗ hổng Blueborne trong công nghệ kết nối không dây Bluetooth đẩy 8,2 tỷ thiết bị IoT trên toàn cầu sử dụng công nghệ này rơi vào vòng nguy hiểm. Hay KRACK, lỗ hổng cho phép hacker xâm nhập vào hầu hết mạng Wi-Fi mà không cần mật khẩu, khiến các thiết bị IoT có kết nối Wi-Fi đối mặt với cuộc tấn công mạng quy mô lớn chưa từng có.
Trước đó, trong thông tin chia sẻ tại hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2018 của khối An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT vào ngày 20/12 vừa qua, Cục An toàn thông tin cho biết, trong năm 2017, thông qua các hệ thống kỹ thuật, các đơn vị chức năng đã ghi nhận hơn 17 triệu lượt truy vấn từ các địa chỉ IP của Việt Nam đến các tên miền hoặc IP phát tán/điều khiển mã độc trên thế giới, chủ yếu là các kết nối tới các mạng botnet lớn như: conficker, mirai, ramnit, sality, cutwai, zeroaccess…
Cũng trong năm nay, các đơn vị chức năng đã ghi nhận hơn 19.000 lượt địa chỉ máy chủ web tại Việt Nam bị tấn công; trên 3 triệu địa chỉ IP Việt Nam thường xuyên nằm trong danh sách đen (black list) của các tổ chức quốc tế; và có hơn 100.000 camera IP đang được công khai trên Internet của Việt Nam (trên tổng số 307.201 camera IP) tồn tại các điểm yếu và lỗ hổng bảo mật có thể bị khai thác lợi dụng.
Lý giải cho sự gia tăng mạnh các cuộc tấn công vào thiết bị IoT, các chuyên gia Bkav phân tích, nhà sản xuất thường để mật khẩu quản trị mặc định và không khuyến cáo khách hàng đổi thông số của thiết bị trước khi đưa vào sử dụng. Trong khi đó, người dùng chưa có thói quen quan tâm đến an ninh của thiết bị, thường không thay đổi mật khẩu mặc định.
" alt=""/>Tấn công mạng bằng mã độc đào tiền ảo sẽ bùng nổ trong năm 2018