Dân số ở ngôi làng này không nhiều, khoảng 500 người. Tuy "Oymyakon" có nghĩa là "nước không đóng băng" nhưng đến rượu cũng có thể đóng băng được ở đây. Nhiều giai thoại cảnh báo rằng chỉ cần đứng ở ngôi làng Oymyakon 5 phút, lông mi của bạn có thể bị đóng băng.
Vì cái lạnh khắc nghiệt, đất đai ở làng Oymyakon rất cứng, về mặt địa chất, được gọi là "băng giá vĩnh cửu". Vì vậy, ở đây hoàn toàn không thể trồng trọt được như những nơi khác, lương thực hằng ngày của người dân ở đây chủ yếu là thịt, phương tiện di chuyển là những chiếc xe băng do tuần lộc kéo. Tuần lộc cũng là nguồn thực phẩm chính.
Lý do người dân ở làng Oymyakon sống thọ
1. Cơ thể cường tráng do chịu được rét
Làng Oymyakon không đẹp, thức ăn rất đơn giản nhưng dân làng lại sống rất thọ. Theo nghiên cứu, có thể, nhờ thích nghi được với thời tiết khắc nghiệt mà người dân trong làng có cơ thể khỏe mạnh.
2. Không khí trong lành và nguồn nước tinh khiết
Không khí trong lành cũng là lý do khiến người dân ở đây sống thọ. Ở ngôi làng Oymyakon này có một hiện tượng hết sức thần kỳ, ở nhiệt độ từ âm 60 đến âm 70 độ C, nước không hề bị đóng băng. Lý do là nơi đây có tầng băng dày nhất trên thế giới, độ sâu lên đến 1.500m, sinh ra áp lực giúp nước chảy, không bị đóng băng. Nguồn nước này vô cùng tinh khiết, góp phần tăng cường sức khỏe cho người dân.
3. Thực phẩm sạch chứa nhiều dinh dưỡng
Vì không thể trồng trọt trên những mảnh đất phủ đầy băng tuyết, con người chủ yếu kiếm sống bằng cách chăn nuôi tuần lộc, săn bắt và đánh cá. Chế độ ăn uống hằng ngày của họ bao gồm sữa nguyên chất từ chăn nuôi, thịt hươu, ngựa, và cá. Một món ăn nổi bật khác là đá viên được làm từ huyết ngựa ăn kèm với mì ống. Ngoài ra, họ còn siêng năng vào rừng tìm kiếm những quả dâu rừng để bổ sung dinh dưỡng.
Bác sĩ cho hay nhờ sữa động vật chứa rất nhiều dưỡng chất nên người dân ở đây không bị thiếu dinh dưỡng. Người Oymyakon ăn sashimi quanh năm, các loại cá được đánh bắt dưới lớp băng, luôn tươi ngon, thường là cá tầm, cá trắng. Đây đều là những loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cao. Người ta còn tích cực tích trữ cá, khi cá đông cứng, được đem cắt mỏng, giữ nguyên lớp mỡ dưới da. Lớp mỡ này chứa axit béo omega-3, tốt cho tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa.
Hà Vũ
Đến năm 2006, con út Phạm Tấn Hiệu chào đời, được xác định bại não bẩm sinh. Tin dữ khiến gia đình bàng hoàng, thương xót cho số phận bất hạnh của con. Kể từ đấy, Hiệu lớn lên trong chiếc cũi gỗ, giao tiếp với cha mẹ bằng tiếng la hét thất thanh hoặc những trận khóc, cười vô cớ.
Mọi hy vọng về tương lai ông bà chỉ đành gửi gắm cho người con lớn. Nào ngờ, học xong lớp 12, Huy bắt đầu có triệu chứng khó thở, ho khan liên tục. Tại TP.HCM, bác sĩ chẩn đoán em bị tràn dịch màng phổi chưa rõ nguyên nhân, cho về nhà theo dõi, chờ thời điểm thích hợp sẽ mổ. Sức khoẻ của Huy cũng vì thế mà giảm sút, chẳng còn làm được việc nặng nhọc.
Đầu năm vừa rồi, trong lúc làm việc, ông Em chóng mặt, không đứng vững rồi ngã khuỵu tại chỗ.
“Bác sĩ bảo tôi bị lao phổi, từ giờ không được làm việc nặng. Mà nay mẹ già đã gần 90 tuổi, con nằm trong cũi, đứa lớn cũng bệnh tật, tôi chẳng thể giúp được gì, cảm thấy bất lực vô cùng", ông nghẹn giọng.
Suốt 4 tháng qua, ông Em cứ yếu dần. Dù ông bà ráng động viên nhau, bà Tâm cũng luôn chân luôn tay lo đồng áng nhưng với số tiền 6 triệu đồng thu về mỗi năm, họ chẳng thể nhìn ra được tương lai. Hai con bò mua cách đây vài năm là tài sản lớn nhất cũng đang trong tình trạng "sẵn sàng" chờ bán, lo viện phí cho Huy sắp tới.
Bữa ăn có rau ăn rau, có cá ăn cá. Các tiệm tạp hóa xung quanh thấy thương hoàn cảnh gia đình, thỉnh thoảng vừa bán, vừa cho những món đồ lặt vặt.
Cầm số tiền hơn 20 triệu đợt 2 trên tay, bà Tâm bùi ngùi: “Tôi rất biết ơn đến bạn đọc của báo VietNamNet. Đây là một số tiền rất lớn đối với gia đình. Gia đình sẽ sử dụng số tiền này hỗ trợ việc chữa bệnh cho chồng, con và trang trải cuộc sống”.
" alt=""/>Bạn đọc hỗ trợ gia đình bà Tâm ở Quảng Nam hơn 40 triệu đồng