Hà Chương không nhìn thấy ánh sáng. Thế nhưng bóng tối không làm anh lùi bước, giống như anh nói: “Nếu phải ở trong bóng tối suốt đời và chẳng thể thay đổi được nó, tôi chọn bóng tối là bầu bạn. Vì chỉ khi đó, trí tưởng tượng của tôi bay lên, thăng hoa và rực rỡ”.
![]() |
Là một người khiếm thị, nhưng Hà Chương có khả năng trình diễn hơn 10 loại nhạc cụ. |
Với ý chí và nghị lực của mình, vượt qua những khó khăn, thử thách, Hà Chương không chỉ khiến trí tưởng tượng của mình trở nên rực rỡ, những cống hiến của anh trong âm nhạc và hoạt động cộng đồng còn điểm tô cho cuộc sống này có thêm muôn màu vạn sắc.
Là một người khiếm thị, nhưng Hà Chương có khả năng trình diễn hơn 10 loại nhạc cụ. Anh đã sáng tác hàng trăm bài hát, lưu diễn nhiều nơi trên thế giới. Trong suốt 3 năm (2017-2019), cùng với âm nhạc và câu chuyện của mình, Hà Chương còn là diễn giả thắp lửa đam mê, truyền cảm hứng cho hàng chục ngàn học sinh, sinh viên các trường Đại học, cao đằng trong cả nước qua các chương trình “Đánh thức khát vọng”, “Bứt phá để thành công”…
Thế nhưng, phải đến khi thử “Nhắm mắt nhìn sao”, công chúng mới có dịp biết đến tường tận cuộc đời Hà Chương.
“Tôi đã nhắm mắt để nhìn nắng, ngắm trăng sao trong hơn nửa đời người”. Tự truyện “Nhắm mắt nhìn sao” là những lát cắt xúc động, đặc biệt, toàn diện về cuộc đời Hà Chương với những thăng trầm, khó khăn, thử thách, những bước ngoặt - khi anh còn là một đứa trẻ khiếm thị ở một vùng quê Thanh Trà - Quảng Ngãi đến khi trở thành nhạc sĩ, được yêu mến.
Trong cuốn sách này, những kỷ niệm mộc mạc, ký ức chân thật, những giọt nước mắt, mồ hôi, cả giấc chiêm bao, phút mủi lòng và cả những phút giây thăng hoa trong cuộc sống của Hà Chương được ghi chép lại chân thật và sinh động.
![]() |
Cuốn sách giống như một món quà tinh thần, đưa người đọc đến một trải nghiệm mới mẻ. |
Đó là một cậu bé Hà Chương mới 2 tuổi, mất đi hoàn toàn ánh sáng, rong ruổi theo cha mẹ trên những chuyến tàu vào Nam ra Bắc, nhen nhóm hy vọng đi tìm ánh sáng ở những bệnh viện nơi phố thị. Cũng là cậu bé Hà Chương lớn lên với những làn điệu dân ca, khúc ca bài chòi nơi quê Hương xứ Quảng. Một bên, anh lớn lên giữa tình yêu thương của bố mẹ, sự chân tình của những người họ hàng yêu âm nhạc; một bên đối mặt những những kỳ thị, định kiến người khuyết tật của những người xung quanh, hàng xóm láng giềng tại vùng quê nhỏ hẻo lánh.
Trong “Nhắm mắt nhìn sao”, Hà Chương kể rõ ràng về những ký ức của mình từ thơ ấu đến thiếu niên qua góc nhìn đặc biệt nhạy cảm của mình. Đó là việc tập học viết chữ nhờ vào “sáng kiến” của mẹ, sự giúp đỡ ân tình của những người cha nuôi, mẹ nuôi; những mối tình vụng dại của những học sinh khiếm thị trường Mù Nguyễn Đình Chiểu, những thầy cô nghiêm khắc và những bước chân đầu đời bước vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp.
Tự truyện của Hà Chương cũng nhắc lại những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời anh. Về mối tình của anh với người vợ hoàn toàn “bình thường”, khoảnh khắc anh tham gia Vietnam Got Talent, làm xúc động công chúng với bài hát “Cõng mẹ đi chơi” và những khoảnh khắc đặc biệt khác, khi anh “lưu dấu trên đời và lưu dấu trong trái tim người khác”.
“Nhắm mắt nhìn sao” được chắp bút bởi nhà báo Thanh Nhã – một cây bút không xa lạ trong làng văn Việt Nam, người từng chấp bút cho tự truyện của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Bằng ngòi bút và sự đồng cảm sâu sắc, Thanh Nhã đã đi sâu vào thế giới nội tâm, ghi lại những cung bậc cảm xúc, những biến chuyển trong tâm lý như một người tham dự trong từng giai đoạn trong cuộc đời Hà Chương.
Qua từng chương sách, những thông điệp truyền cảm hứng, những suy ngẫm về cuộc đời – thứ giúp Hà Chương vượt qua mọi nghịch cảnh được ghi chép, đút kết lại.
Hãy thử một lần được nhắm mắt, bạn sẽ cảm nhận và thấu hiểu những người khiếm thị. Tự truyện “Nhắm mắt nhìn sao” của Hà Chương không phải là một cuốn tiểu thuyết “sướt mướt” lấy nước mắt bạn đọc. Cuốn sách giống như một món quà tinh thần, đưa người đọc đến một trải nghiệm mới mẻ, như nhà thơ – triết gia người Mỹ Raplh Waldo Emerson từng nói: “Khi trời đủ tối, bạn có thể ngắm nhìn các vì sao”.
Hà Chương tên thật là Hà Văn Chương, sinh năm 1982, tại Quảng Ngãi. Từ năm 1995 - 2003, anh đạt 9 huy chương vàng các cuộc thi độc tấu đàn bầu tài năng trẻ Đà Nẵng và toàn quốc, nhận bằng khen của Thủ tướng. Năm 2004, Hà Chương thi đỗ thủ khoa vào hệ trung cấp Học viện Âm nhạc quốc gia VN, chuyên ngành đàn bầu. Năm 2006, thi vượt rào thành công lên hệ đại học của học viện. Năm 2008, anh đạt giải ba độc tấu đàn bầu cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc chuyên nghiệp toàn quốc, giải B sáng tác ca khúc (không có giải A) của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN với bài hát Vì sao em không thể. Năm 2010, anh tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành đàn bầu, Học viện Âm nhạc quốc gia VN và được ghi danh vào sổ vàng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cũng năm này, ca khúc "Nắng hát" của anh lọt vào chung kết Bài hát Việt. Năm 2014, anh lọt vào Top 3 chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng VN (Vietnam’s Got Talent). Trong sự nghiệp của mình, Hà Chương đã phát hành hơn 10 album - single và MV tại VN, 2 album tại Mỹ. Thực hiện nhiều live show, chương trình lưu diễn tại Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar...
|
Tình Lê
Cuốn sách "Tết đoàn viên" tái hiện những cái Tết ở nhiều vùng miền trên đất nước dưới góc nhìn của các nhà báo, nghệ sĩ...
" alt=""/>Tự truyện xúc động về cuộc đời giàu nghị lực của nhạc sĩ khiếm thị Hà ChươngNàng dâu cho biết, vợ chồng không muốn bố mẹ phải bỏ tiền tổ chức đám cưới cho hai đứa. Vậy nên đám cưới mới được tổ chức muộn vì cả hai còn bận làm ăn, kiếm tiền.
“Đến tháng 9 năm ngoái, vợ chồng em mới dư ra một ít để làm đám cưới. Mẹ chồng cũng lo tiền để cưới dâu nhưng em nói mẹ không cần phải lo. Tất cả vàng cưới 11 cây là em tự mua”, nàng dâu chia sẻ.
Tại chương trình, 2 MC bất ngờ khi mẹ chồng tiết lộ Kiều Duyên mới về làm dâu đã mua nhà tặng cho bố mẹ chồng. Thậm chí căn nhà còn đứng tên bố chồng.
Chia sẻ về quyết định này, nàng dâu tâm sự: “Lúc đó em kinh doanh cũng chỉ mới dư ra được một khoản. Em tính dùng để mở rộng công việc. Nhưng thấy bố mẹ bị người ta nói ra nói vào nên em ráo riết tìm và mua nhà rồi nhanh chóng đưa bố mẹ về nhà mới”.
Tiết lộ này khiến MC Quyền Linh cảm thán: “Con là một cô gái rất tình nghĩa. Mua nhà cho mẹ chồng là việc không phải ai cũng làm được. Con rất bản lĩnh khi làm điều đó”.
Trước đây, kinh tế của gia đình Kiều Duyên không mấy khá giả nên vợ chồng phải cố gắng bươn chải đủ nghề để kiếm sống.
“Lúc mới tập tành kinh doanh, vợ chồng em làm ăn lỗ 40 triệu đồng mà không có tiền để trả. Mẹ chồng em cũng không có tiền nên phải đi mượn nhưng cũng không ai cho mượn. Sau đó, mẹ phải đi cầm sợi dây chuyền được 12 triệu rồi gửi lên cho vợ chồng em trả nợ. Vì thế chúng em quyết tâm, cố gắng làm giàu, không để người khác khinh thường“, Kiều Duyên xúc động.
Mẹ chồng Ngọc Bích cũng rất tự hào vì có một nàng dâu giỏi giang và hiếu thuận, đối xử nội ngoại bình đẳng. Nhưng bà cũng xót xa khi chứng kiến con làm quần quật từ sáng đến đêm.
Bà tâm sự: “Con dâu mua nhà, mua vàng, mua quần áo cho tôi. Một tay con dâu lo chu toàn tất cả cho gia đình. Thấy con làm cực khổ quá tôi chịu cũng không nổi. Vậy nên tôi thương nó lắm”.
Trước tình cảm sâu nặng mẹ chồng dành cho mình, nàng dâu chứng thực: “Xưa nay mẹ không xem em là con dâu. Mẹ thương con ruột của mẹ như thế nào thì vị trí của em trong lòng mẹ cũng như vậy”.
Cuối chương trình, Kiều Duyên chỉ hi vọng mẹ chồng có khó khăn gì hãy chia sẻ thành thật với con cái. Bởi cô cho rằng, việc chăm sóc bố mẹ là trách nhiệm, nghĩa vụ của các con nên bố mẹ không cần phải suy nghĩ quá nhiều.
Hai MC cũng gửi lời chúc tới gia đình, hi vọng cặp mẹ chồng nàng dâu mãi giữ tình cảm tốt đẹp.
"Phải đặt vào bối cảnh, thời điểm đó, tôi là lái xe chiến trường, nên gặp nhiều hoàn cảnh như thế, không riêng gì mình tôi được "xin con" mà nhiều người cũng bị.
Và trong hoàn cảnh đó, tôi thẳng thừng từ chối luôn. Chuyện tôi chia sẻ có người hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai. Nhưng mình cứ đàng hoàng, thẳng thắn", ông bộc bạch.
NSND Trung Đức từng "gây bão" với phát ngôn "nhiều cô gái muốn xin tôi đứa con" nhưng ông cho biết, mình không quan tâm đến những ồn ào trên mạng xã hội (Ảnh: Ban Tổ chức).
Ông kể, bà xã là em gái của một người bạn, nhà ở phố Mã Mây (Hà Nội). Hai người gặp nhau, ban đầu là bạn, sau cảm mến và yêu nhau. Vợ ông là một người rất đảm đang, chăm chút cho chồng con từng chút một nên ông rất yên tâm đi hát ở tỉnh xa.
"Bà xã tôi rất đẹp và nấu ăn ngon. Mặc dù có chồng là nghệ sĩ, đi công tác xa liên tục nhưng không ghen tuông. Chúng tôi hiểu nhau từ thời trẻ nên về già bình yên bên nhau", ông kể lại.
NSND Trung Đức có 4 người con: 3 trai, 1 gái. Hiện tại, vợ chồng ông ở với con gái và các cháu ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), nếu không đi tỉnh biểu diễn, ông ở nhà chơi với cháu, trò chuyện với vợ và đọc sách.
Người nghệ sĩ 71 tuổi cho hay, hàng ngày, ông vẫn dậy từ 4h, đến 6h đi ăn sáng, cà phê với bạn bè.
"Tôi vẫn tập thể thao hàng ngày. Mỗi lần tập là hơn 1 tiếng, có thể là bài thể dục cũng có thể là bài quyền. Tôi vẫn luyện thanh đều đặn ngày hơn 30 phút không mệt.
Giọng của tôi ở thời điểm hiện tại vẫn tốt, lên những nốt cao vẫn ổn lắm và bạn bè nghe hát ai cũng ngạc nhiên. Tôi thấy mình hát hay hơn thời trẻ...", NSND Trung Đức nói.
Hiện tại, ngoài những lúc đi lưu diễn, ông vẫn nhận học trò đến nhà dạy thanh nhạc. Hầu hết là những người trẻ, họ muốn NSND Trung Đức "cầm tay chỉ việc" dạy hát.
Nhiều năm nay, giọng ca của NSND Trung Đức - NSND Thu Hiền gây ấn tượng mạnh với khán giả. Họ đã trở thành biểu tượng vàng của những đôi song ca hát nhạc đỏ. Giọng hát hòa quyện vào nhau, nâng nhau lên, dạt dào tình cảm khiến bao thế hệ người Việt yêu mến.
Phóng viên hỏi NSND Trung Đức: "Người ta đồn ông và NSND Thu Hiền từng có tình cảm với nhau liệu có đúng không?". Ông thẳng thắn: "Tôi và Thu Hiền có một tình bạn bền vững, trong sáng. NSND Thu Hiền là một đồng nghiệp tuyệt vời.
Tôi học ở Thu Hiền nhiều thứ lắm. Ngày xưa, tôi hát cổ điển và chính Thu Hiền là người đã dạy tôi hát dân ca. Tôi cũng thuộc nhanh và nhạy nên Thu Hiền dạy gì tôi lĩnh hội khá nhanh, không phải dạy đi dạy lại.
Trước kia tôi và Thu Hiền hay gặp nhau. Tuy nhiên, hiện tại cô ấy định cư ở TPHCM. Mỗi lần ra đây, cô cũng không có nhiều thời gian nên chúng tôi gặp nhau ít hơn".
NSND Trung Đức (SN 1952) nổi tiếng với các ca khúc nhạc đỏ. Ông sở hữu chất giọng cao, ấm, truyền cảm.
Năm 1972, Trung Đức đi bộ đội, trở thành lính xe tải của đoàn 559 Trường Sơn. Sau đó, ông theo học tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Tốt nghiệp ra trường, ông về công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, rồi chuyển sang Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đến khi nghỉ hưu.
Tên tuổi của ông gắn liền với những bài hát cách mạng nổi tiếng như: Lá đỏ, Tổ quốc gọi tên mình, Vui mở đường, Nhịp cầu nối những bờ vui, Trai anh hùng gái đảm đang, Rặng trâm bầu...
'Người đi xây hồ Kẻ Gỗ' - NSND Trung Đức và NSND Thu Hiền
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>NSND Trung Đức về hưu an nhiên bên vợ đảm, hàng ngày vẫn luyện thanh