Việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Hơn 1 học kỳ năm học 2021-2022, học sinh học trực tuyến.
Việc này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình triển khai chương trình, sách giáo khoa, đặc biệt ảnh hưởng tới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực, phát huy vai trò của người học, bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa.
Bộ Nội vụ cho phép tuyển dụng giáo viên theo hình thức hợp đồng nhưng chỉ áp dụng ở các đơn vị tự chủ một phần, riêng đơn vị hoạt động do ngân sách cấp 100% kinh phí không thể hợp đồng giáo viên, do đó vẫn chưa giải quyết triệt để được vấn đề thiếu giáo viên giảng dạy ở thành phố.
Chương trình 2018 ở tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là một trong những thách thức đối với một số quận/huyện, nơi có dân nhập cư đông, tỷ lệ phòng học/lớp chưa đáp ứng được đà tăng dân số.
Tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu và việc thiếu phòng học để tổ chức học 2 buổi cho những năm tiếp theo, khi tỷ lệ học sinh học 2 buổi của khối tiểu học tăng sẽ là khó khăn lớn của thành phố.
Việc tuyển dụng giáo viên gặp nhiều khó khăn, số lượng ứng viên thường thấp hơn chỉ tiêu, đôi khi không có ứng viên đăng ký dự tuyển dẫn đến một số trường ở thành phố thiếu giáo viên dạy nhiều môn, giáo viên bộ môn, nhất là giáo viên tiếng Anh và Tin học – Công nghệ, Nghệ thuật.
Chủ động các giải pháp thực hiện
Tới đây, toàn ngành tiếp tục tăng cường tuyển dụng giáo viên các bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật song song với việc tham mưu UBND TP.HCM trình HĐND TP.HCM chính sách thu hút giáo viên các môn đặc thù.
Liên quan đến việc lựa chọn sách giáo khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, quy định phải đưa ra danh mục lựa chọn SGK trước 5 tháng so với ngày khai giảng, tức đầu tháng 4 phải có danh mục sách giáo khoa đang tạo áp lực lớn cho cơ sở phổ thông.
"Chúng tôi kiến nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy định thời gian đưa ra danh mục lựa chọn sách giáo khoa trước ngày khai giảng 3 tháng để các nhà xuất bản có đủ thời gian in ấn và phát hành sách.
Trong đó, tinh thần chọn sách không xác định một bộ sách chủ lực, các bộ sách còn lại tham khảo mà trao quyền chủ động cho các cơ giáo dục lựa chọn phù hợp điều kiện thực tế tại đơn vị", ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết.
Tại TP.HCM kỳ thi diễn ra ở nhiều trường đại học như: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM... và các điểm thi là các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM.
Phần lớn thí sinh là học sinh các trường THPT trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An.
Tại điểm thi Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM): Một thí sinh ở Định Quán, Đồng Nai bật khóc nức nở giữa sân trường vì quên mang giấy dự thi.
Thí sinh này đành phải đăng ký dự thi vào đợt 2. Điểm thi tại Trường ĐH Quốc tế có 47 phòng thi, với 1621 thí sinh dự thi, 147 cán bộ coi thi và hỗ trợ.
Tại điểm thi Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, sáng 26/03, từ sớm, rất đông phụ huynh đưa học sinh tới dự thi. Điểm thi được tổ chức ở cơ sở chính của nhà trường. Phần lớn thí sinh là học sinh các trường THPT trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An...
Khởi nguồn từ năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực nhằm tuyển chọn những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo.
Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực giúp mở rộng phương án xét tuyển của các đơn vị trong và ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM.
Bài thi đánh giá năng lực, chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.
Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.
Đề thi đánh giá năng lực được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các đề thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Xét về cấu trúc, đề thi đánh giá năng lực tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở đề thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của đề thi TSA. Đề thi đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.
Nội dung đề thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức cả về mặt tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.
Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.
ĐH Quốc gia TP.HCM, khẳng định đề thi đánh giá năng lực luôn giữ ổn định về cấu trúc, độ khó và sẽ được cải tiến để chất lượng tốt nhất. Cách để đạt kết quả tốt nhất là học sinh cần có năng lực thật và tập trung học để nâng cao năng lực đó trong suốt quá trình chứ không phải là luyện thi, học tủ để có điểm thi cao.
Thí sinh cần tự xây dựng kế hoạch học tập và phát triển năng lực của mình một cách toàn diện, dài hạn. Thí sinh không cần tham gia các khóa luyện thi đang được quảng cáo ở khắp nơi mà nên tự ôn luyện năng lực chung của mình.
Bài thi hỏi rất tổng quát về khả năng hệ thống hoá, khả năng xử lý số liệu, xử lý vấn đề… vì thế không nên “học lệch”, “học tủ”.
Kết quả kỳ thi sẽ được công bố vào ngày 4/4.
Trong khi đó, ở điểm thi Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nằm ở Khu Công nghệ cao TP.HCM, Xa lộ Hà Nội, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, được bố trí 71 phòng thi, trải dài từ tầng 3 đến tầng 9 tòa nhà E1. Các phòng thi lớn phân bố chỗ ngồi cho 45 thí sinh, phòng thi nhỏ sẽ dành cho 30 thí sinh.
Điểm thi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM:
Hiện có hơn 80 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển vào đại học. Trong đó, có 10 trường thành viên, khoa, viện của ĐH Quốc gia TP.HCM; 72 các trường ĐH ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM; 5 trường cao đẳng trên địa bàn TP.HCM.
Sau kỳ thi giấy báo điểm thi sẽ được gửi đến thí sinh qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh) theo địa chỉ liên hệ mà thí sinh đã đăng ký khi đăng ký tài khoản. Giấy báo điểm được gửi đi trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết quả thi được thông báo trên trang thông tin điện tử.
Khi đăng ký tài khoản, thí sinh cần kiểm tra kỹ các thông tin sau để có thể nhận giấy báo điểm: họ và tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc.
Các đơn vị sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM:
Một phụ huynh cũng phân tích: "Câu chuyện này là bài học đắt giá dành cho các bậc phụ huynh trong việc ép tương lai của con theo mong muốn của bản thân". "Cha mẹ nên tôn trọng quyết định của con, hãy cho con tự do thực hiện ước mơ của bản thân. Chỉ có chúng mới biết bản thân muốn gì và sức khỏe là thứ quan trọng hơn bất cứ điều gì khác", một người khác nhìn nhận.
An Dương (Theo Sohu)