Chia sẻ với VietNamNet, anh Đỗ Văn Tú ở Mê Linh (Hà Nội) - người chuyên sưu tầm các xe máy đời cũ mang biển số VIP hoàn toàn ủng hộ đấu giá biển số xe máy, bởi chủ trương này đáp ứng đúng nhu cầu của người chơi xe máy biển số đẹp, vốn chiếm số lượng rất đông đảo.
"Người dân được công khai đấu giá biển số mình thích, lại có thêm nguồn lực cho Ngân sách Nhà nước thì sẽ mang lại lợi ích kép. Trước đây, nhiều người chơi vẫn sẵn sàng chi hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng để mua xe máy có biển số mình thích", anh Tú chia sẻ thêm.
Anh Nguyễn Hữu Dũng - chủ showroom ô tô sang Hà Tiến (Long Biên, Hà Nội), đồng thời là một tay chơi biển số ô tô đẹp có tiếng cho rằng, nếu được đấu giá cả biển số xe máy thì lượng khách tham gia sẽ đông vì giá khởi điểm 5 triệu đồng là mức thấp. Lượng người có nhu cầu sở hữu biển số xe máy đẹp rất lớn.
"Nếu tổ chức đấu giá biển số xe máy, chắc chắn tôi cũng sẽ tham gia, nhưng sẽ phải chọn lọc và chỉ đấu những biển số hạng VIP như tứ quý, ngũ quý hay 'sảnh rồng', anh Dũng chia sẻ với VietNamNet.
Trên thị trường, các giao dịch mua bán xe máy, mô tô biển số đẹp vốn rất sôi động, đặc biệt trước khi có quy định về định danh biển số cá nhân ra đời. Nhiều chiếc xe máy sau khi gắn biển đẹp có giá sang tên chuyển nhượng đắt đỏ, ví dự như tháng 7/2023, xe Yamaha Exciter đời 2010 trúng biển ngũ quý 7 ở Cà Màu được rao bán 500 triệu; xe Honda Wave Alpha trúng biển ngũ quý 6 được bán lại giá 235 triệu đồng. Kỷ lục nhất là đầu tháng 9/2022, một chiếc Vespa 946 Christian Dior biển ngũ quý 6 được rao bán với giá 3,5 tỷ đồng; tháng 8/2022, một chiếc xe Honda Super Cup C125 ở Đà Nẵng trúng biển ngũ quý 9 được trả tới 1,2 tỷ đồng...
Không nên đưa quá nhiều biển số lên sàn đấu trong một ngày
So với biển số ô tô, kho biển số xe máy lớn hơn khoảng 10 lần vì có thêm 1 ký tự trong dãy số. Tuy vậy, do giá trị thấp cùng một số đặc điểm riêng về thói quen sử dụng nên việc đấu giá biển số xe máy được giới chuyên môn nhận định sẽ khó có thể thu về được nhiều tiền như đối với biển số ô tô, trong khi lượng công việc lại lớn hơn rất nhiều.
Anh Phạm Thanh Tùng - một người chuyên sưu tầm và mua bán biển số đẹpở Hà Nội cho rằng, đấu giá biển số xe máy nếu vẫn làm theo cách như đấu giá biển số ô tô thì website đấu giá trực tuyến rất dễ bị quá tải. Vì số lượng biển số xe máy và người truy cập cùng một thời điểm sẽ rất lớn.
"Không nên đưa hết tất cả biển vào danh sách đấu giá như biển số ô tô thời gian qua (trung bình 10.000 biển số/ngày - PV). Theo tôi, nên lọc ra chỉ những biển đẹp dạng tứ quý, ngũ quý, "sảnh tiến", "lộc phát", "Thần Tài"... đưa vào danh sách đấu để tránh bị loãng, tạo hiệu quả cao và cũng dễ dàng lựa chọn hơn. Mỗi ngày chỉ nên đấu giá khoảng 300-500 biển là vừa", anh Tùng nêu ý kiến.
Đồng tình với ý kiến trên, anh Đinh Mạnh Sơn (TP.HCM) cũng chỉ ra, việc đấu giá biển số xe máy sẽ cần chuẩn bị tỉ mỉ, nhiều khâu, nhiều bước hơn so với ô tô. Điều quan trọng nhất là cần nâng cấp hạ tầng đấu giá trực tuyến cũng như cải thiện như năng lực phục vụ, cấp biển số trước khi triển khai chính thức.
"Hiện nay, biển số ô tô trúng đấu giá với số lượng chỉ khoảng trên dưới 100 biển số/ngày nhưng nhiều khi, khâu chờ đợi để được lấy biển còn lâu do các khâu tiếp nhận đăng ký, dập phôi biển số. Khi cấp cho xe máy với số lượng lớn hơn, không biết tình trạng này sẽ thế nào nếu không cải thiện năng lực đáp ứng", anh Sơn đặt vấn đề.
Ngoài ra, anh Sơn cho rằng, khi đã đấu giá thành công biển số, người dân phải bỏ nhiều tiền để được sở hữu biển đẹp thì nên coi đó là một loại tài sản của người dân, người sở hữu biển số nên có đầy đủ quyền đối với tài sản của mình, đó là quyền được sở hữu, mua bán, cho tặng,... thay vì chỉ được mua bán 1 lần như quy định hiện nay đối với biển số ô tô trúng đấu giá.
Hiện nay, đấu giá biển số ô tô đã không còn xa lạ với người dân. Sau 30 năm với nhiều lần đề xuất, nghiên cứu, hình thức đấu giá biển số xe ô tô đã được Quốc hội thông qua và áp dụng thí điểm từ ngày 15/9/2023, đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo Bộ Công an, tính đến giữa tháng 2/2024, đã có 15.185 biển số xe ô tô được đấu giá trực tuyến thành công, trong đó có 14.062 biển số xe ô tô trúng đấu giá được khách hàng nộp với số tiền gần 1.400 tỷ đồng.
Nhiều chiếc biển số ô tô đẹp đã liên tiếp lập kỷ lục về mức trả giá như biển 30K-999.99 của Hà Nội được trả tới 75,275 tỷ đồng trong phiên đấu ngày 13/1/2024, biển số 88A-666.66 của Vĩnh Phúc được trả tới 29,43 tỷ đồng trong phiên đấu ngày 2/1/2024...
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về đề xuất trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đề nghị các NSNA tại toạ đàm tập trung đưa ra giải pháp để thời gian tới có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao.
“Việc cần làm ngay là xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nghệ sĩ nhiếp ảnh phát huy tối đa năng lực sáng tác, song song với đề cao ý thức về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Trần Quốc Dũng khẳng định, với nghệ sĩ nhiếp ảnh, việc sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ công chúng luôn là khát vọng cao nhất. Để làm được điều này thật sự không dễ dàng bởi "người nghệ sĩ ngày nay không chỉ làm nghệ thuật mà còn cần phải làm kinh tế, đóng góp xây dựng đất nước".
"Ngày trước người nghệ sĩ sáng tác chủ yếu theo đam mê, sở thích, sở trường thì nay tác phẩm của họ phải mang theo cả trách nhiệm trước xã hội. Ví như tác phẩm cần phản ảnh quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa hay sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Về phía mình, người NSNA dù có tài năng đến mấy cũng không thể một mình sáng tác tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao về đề tài xã hội nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hay không được tạo điều kiện tiếp cận sự kiện. Chất lượng hay giá trị của tác phẩm ảnh nghệ thuật muốn được nâng cao cần phải có sự hỗ trợ của xã hội", ông Trần Quốc Dũng nêu quan điểm.
Làm thế nào để có tác phẩm nhiếp ảnh hay?
NSNA Nguyễn Đức Toàn cho rằng để định hướng sáng tạo những tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị nghệ thuật cao và có giá trị cống hiến tác động tích cực đến xã hội thì người sáng tạo và người thẩm định phải thay đổi quan niệm nghệ thuật cùng một hướng đi.
Sự đồng hành đó là tiên quyết bởi chỉ một trong hai bên lệch pha nhau sẽ là sự kìm hãm sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Sự lệch pha về quan điểm nghệ thuật đó có thể sẽ làm cho nhiều tác phẩm có giá trị không bao giờ được công bố, không đến được với công chúng để đóng góp cho xã hội.
"Đổi mới chính mình trong sáng tạo nghệ thuật là đòi hỏi cấp thiết của những người cầm máy sáng tác ảnh. Đổi mới trong quan điểm nghệ thuật và cả đổi mới trong tư duy về góc nhìn trong từng cú bấm máy. Không nên lặp lại những khung hình đã có trước đó. Người sáng tác cũng nên dành thêm thời gian quan tâm đến kết quả của nhiều cuộc thi ảnh, xem nhiều cuộc triển lãm ảnh hơn nữa để biết và ghi nhớ những góc máy đã được sáng tác trước đó, tránh vô tình lặp lại lối mòn của người đi trước.
Đổi mới và cái mới được chấp nhận trong nghệ thuật bao giờ cũng vấp phải khó khăn. Nên chăng người sáng tác cũng cần có bản lĩnh vững vàng, lòng kiên trì nhẫn nại trong công cuộc đổi mới chính mình khi vấp phải những rào cản trên con đường nỗ đưa tác phẩm đến được với công chúng. Hãy sáng tạo trong niềm tin vào những điều tốt đẹp, hãy tin những tác phẩm có giá trị đích thực chắc chắn không hôm nay thì ngày mai tác phẩm đó sẽ toả sáng", NSNA Nguyễn Đức Toàn bày tỏ.
Ở góc độ của mình, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường cho rằng để có một tác phẩm đạt nghệ thuật cao, người nghệ sĩ phải tạo cho mình một phong cách riêng, không thể trộn lẫn với ai.
"Trong quá trình sáng tạo, điều quan trọng là biết tìm tòi học hỏi nhưng tuyệt đối không bắt chước, mình không thể là cái bóng của ai cả. Gần đây tôi thấy có một hiện tượng bắt chước nhau mà trong đời sống văn học nghệ thuật không thể chấp nhận.
Thấy anh A có bức ảnh được giải thế là đua nhau chụp cho bằng được mô típ ấy, chỉ có khác nhau chút ít về thời gian, không gian chụp và cảnh quan. Chẳng hạn lên Tây Bắc, Việt Bắc, miền núi phía Bắc nghệ sĩ nào cũng cố chụp cho bằng được ruộng bậc thang, không ở Hoàng Su Phì, Xín Mần, Hà Giang thì ở Mù Cang Chải, Yên Bái hoặc Sa Pa, Lào Cai... Cứ theo đà này nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam ngày càng đi vào ngõ cụt, đề tài nghèo nàn, nội dung thiếu sinh động, thiếu chiều sâu tư tưởng, hình thức na ná giống nhau", NSNA Nguyễn Đức Toàn bày tỏ.
Do vậy NSNA Nguyễn Đức Toàn "hiến kế" Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cần có những biện pháp nhằm bứt phá, giải phóng tư tưởng “ăn theo”, “dựa dẫm” của một số hội viên, sáng tác theo “gu” của ban giám khảo.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Đức Tân mong Nhà nước đầu tư xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh. "Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam đã có nhiều bức ảnh có giá trị, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc, tuy nhiên cho đến nay lại chưa có một Bảo tàng Nhiếp ảnh nào. Bảo tàng sẽ trở thành một tiêu chuẩn để định giá các tác phẩm thành công. Có bảo tàng thì giá trị các tác phẩm nhiếp ảnh sẽ được nâng lên", ông Tân nêu quan điểm.