Vấn đề đáng lo nhất lúc này là HLV Kim Sang Sik chỉ có 5 ngày làm việc ở Việt Nam, nên các cầu thủ hiểu rõ về triết lý mới là rất khó. Tuy nhiên, cũng bởi vậy nên tuyển Việt Nam có thể sẽ được vận hành theo lối chơi cũ dưới thời HLV Park Hang Seo, sự thay đổi chỉ diễn ra tại AFF Cup 2024 vào cuối năm",BLV Quang Huy đánh giá về tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang Sik.
Ở trận lượt đi, tuyển Việt Nam có chiến thắng dễ dàng 2-0 trước Philippines nhờ các pha lập công của Văn Toàn và Đình Bắc. Ở trận lượt về, hai đội đều có HLV mới và nhân sự khác. Đáng chú ý, Philippines sang Việt Nam với hơn 20 cầu thủ nhập tịch đang thi đấu ở châu Âu, châu Mỹ. Đội bóng này được đánh giá là một ẩn số.
"Đúng là Philippines gần đây nhập tịch thêm nhiều nhưng thực tế trong quá khứ, họ cũng từng nhập tịch nhiều rồi và cũng chưa bật hẳn lên được. Philippines vẫn chưa nhập tích được tốt như Indonesia. Thế nên Philippines nhập tịch nhiều thì cũng không phải lo lắng. Có thể chất lượng cầu thủ nhập tịch của họ không cao. Quan trọng nhất là ở chúng ta.
Nếu HLV Kim Sang Sik sử dụng nhân sự hợp lý, chơi chặt chẽ như thời ông Park có khi lại dễ đá hơn trước Philippines. Nên quan trọng hơn cả vẫn là cách chúng ta khai thác tối đa khả năng của mình", BLV Quang Huy nêu quan điểm.
"Về lý thuyết tuyển Việt Nam vẫn còn cơ hội vào vòng loại 3 World Cup 2026, nhưng cá nhân tôi chờ đợi thông qua trận đấu này chúng ta có những phương án, cách thể hiện tốt trước Philippines, còn nếu cứ cố đá, không mở ra được thì cũng không nên.
Ngoài chiến thắng trong trận đấu mà HLV Kim Sang Sik ra mắt, tuyển Việt Nam cũng cần có điều gì đó mới mẻ, hướng tới tương lai", BLV Quang Huy chốt lại.
Ảnh: M.A
Ông Tuấn Anh cũng thẳng thắn, việc sinh viên học tới năm thứ 3, thứ 4 nhưng CV vẫn “trắng trơn”, như vậy là đang “quá ì”.
“Cách đây khoảng gần 20 năm, ở thế hệ của chúng tôi, năm thứ 4 đi làm cũng đã là quá chậm trễ. Giờ đây, thế hệ Gen Z rất năng động, thường năm thứ 1, thứ 2 đã chủ động tìm cơ hội việc làm. Nhờ thế, các bạn có sự khởi động và va vấp trong công việc từ rất sớm”.
Quãng thời gian thực tập từ năm thứ 3 đại học cho tới 2 năm sau khi ra trường – theo ông Tuấn Anh – đó là quãng “chạy đà” cho hành trình sự nghiệp. Nếu xuất phát chậm hơn người khác có thể khiến ứng viên “đuối” hơn trên cuộc chạy đua về nghề nghiệp và sự trưởng thành trong xã hội.
Do đó, theo ông Tuấn Anh, sinh viên cần thúc đẩy bản thân năng động hơn để tìm kiếm cơ hội việc làm. Việc này cần phải có lộ trình. Trước hết, cần phải xem những ngành nghề và vị trí bản thân theo đuổi đòi hỏi những nhóm kỹ năng gì. Sau đó, người trẻ cần dành thời gian trau dồi tại những môi trường cho phép họ trưởng thành ở nhóm kỹ năng ấy.
“Lợi thế khi còn ngồi trên ghế nhà trường là được phép thử, được phép sai và sửa sai. Nhưng sau khi ra trường, cái giá của việc làm sai sẽ rất đắt, thậm chí có thể khiến bạn “bay màu” trong nghề”, ông Tuấn Anh nói.
Nhân sự nào sẽ được đánh giá cao?
Trả lời câu hỏi này, theo bà Nguyễn Bích Vân - Trưởng phòng nhân sự của một tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự, đối tượng nhà tuyển dụng hướng đến là những ứng viên nghiêm túc với định hướng công việc và có thái độ làm việc tích cực. Điều này có thể đánh giá thông qua mức độ quan tâm đến vị trí công việc.
“Có những ứng viên “rải” CV ở rất nhiều nơi. Đến khi ngồi trước nhà tuyển dụng, thậm chí họ còn không hiểu công việc mình đang ứng tuyển sẽ như thế nào?
Cho nên trước hết, ứng viên cần có sự chỉn chu, tìm hiểu kỹ về công ty. Trong buổi phỏng vấn, thay vì chỉ ngồi lắng nghe và trả lời những câu hỏi từ nhà tuyển dụng, ứng viên cũng nên đặt các câu hỏi trở lại với tỷ lệ chiếm khoảng 30 – 40% thời lượng.
Nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao hơn nữa khi ứng viên hỏi, nhận được câu trả lời và có ghi chép lại”, bà Vân gợi ý.
Trong khi đó, theo ông Tuấn Anh, thế hệ Gen Z có những đặc trưng rất khác so với những thế hệ trước. Gen Z có nhiều ước mơ, hoài bão, khát khao muốn mình phát triển nhanh nhất, thậm chí nghĩ mọi thứ đến với mình rất dễ, giống như truyền thông mô tả.
Vì thế, có một tỷ lệ nhất định Gen Z cá tính mạnh, muốn thể hiện bản thân và liên tục “nhảy việc” qua nhiều vị trí khác nhau.
Nhưng theo ông Tuấn Anh, nếu chỉ làm việc trong một môi trường với thời gian quá ngắn sẽ không đủ để hình thành nên các kỹ năng.
“Để trưởng thành ở một kỹ năng nhất định cần tối thiểu 6 tháng liên tục mới có thể sử dụng nhuần nhuyễn. Để lên được bậc “master” phải cần tối thiếu 10.000 giờ thực hành. Cho nên, nếu nhảy việc liên tục ở những lĩnh vực không liên quan đến nhau sẽ không giúp người trẻ bồi đắp được kỹ năng gì”.
Ở góc độ nhà tuyển dụng, ông Tuấn Anh quan ngại, với những ứng viên có tần suất nhảy việc liên tục (dưới 6 tháng/vị trí) như thế sẽ không đáp ứng được các yêu cầu của công việc.