
Ngoài ra, có một trường nữa ở đảo là THPT Quan Lạn nhưng do số lượng học sinh ít nên tỉnh không bố trí điểm thi ở đó mà đưa học sinh vào trong đất liền để thi (tại Trường THPT Hải Đảo).
“Duy nhất một điểm thi ở ngoài đảo Cô Tô với 86 thí sinh được chia làm 5 phòng thi. Đề thi sẽ được vận chuyển ra bằng tàu thủy. Với điểm thi này, chúng tôi sẽ bắt đầu công đoạn vận chuyển giao đề trước một ngày so với các điểm thi khác. Đề thi được đưa ra đảo với sự giám sát chặt chẽ của công an ngay từ lúc in sao trong đất liền”, bà Thúy cho hay.
Theo bà Thúy, địa phương đã huy động cán bộ giáo viên của rất nhiều trường đến coi thi tại điểm thi này.
“Trong trường hợp nếu có mưa bão lớn, sẽ huy động lực lượng quân sự bố trí loại tàu chuyên biệt để đưa cán bộ giám thị ra đảo”.
Ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hải Phòng cho hay địa phương có 2 điểm thi ở huyện đảo Cát Hải (tại Trường THPT Cát Bà và THPT Cát Hải).
“Thông thường như các năm trước sẽ nhập làm một điểm thi nhưng năm nay để đảm bảo giãn cách nên chúng tôi đã tách làm 2 điểm thi riêng biệt”, ông Tiến cho biết.
Theo ông Tiến, đề thi sẽ được chuyển hết ra huyện đảo này từ ngày 8/6. “Sau đó chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan công an bảo quản đề thi cũng như bài làm của thí sinh. Bài thi sau mỗi buổi được niêm phong lưu giữ, kết thúc ngày thi cuối cùng sẽ được chở về đất liền”.
Theo ông Tiến, thông thường đề thi sẽ được vận chuyển bằng phà biển.
“Quãng đường vận chuyển chỉ khoảng hơn 1 km và mất khoảng 10-15 phút. Tuy nhiên, trong trường hợp biển động, có bão hoặc thời tiết phức tạp mà phà biển không đi được thì có thể bố trí tàu chuyên dụng của quân đội. Chúng tôi cũng sẽ tính đến cả phương án vận chuyển bằng đường cáp treo”, ông Tiến nói.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Dùng trực thăng, máy bay vận chuyển đề thi
Năm nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức một điểm thi gồm 4 phòng thi tại Trường THPT Võ Thị Sáu - Côn Đảo với 81 thí sinh.
Đây là các học sinh của Trường THPT Võ Thị Sáu và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Côn Đảo. Để tổ chức thi tốt nghiệp ở điểm thi này, sáng 7/8, 26 cán bộ được điều động làm công tác coi thi đã đi trực thăng từ đất liền ra Côn Đảo.
Đề thi cũng được cảnh sát hộ tống lên trực thăng, cùng chuyến với cán bộ làm công tác coi thi. Riêng lực lượng làm công tác an ninh, y tế của điểm thi được huy động tại huyện Côn Đảo. Sau mỗi buổi thi, bài thi sẽ được niêm phong, bảo mật. Kết thúc ngày thi 10/8 bài thi sẽ được vận chuyển bằng trựu thăng về đất liền để chấm.
Sở GD-ĐT Kiên Giang cũng đã quyết định dùng máy bay chở đề thi và cán bộ làm công tác coi thi ra huyện đảo Phú Quốc.
Ông Thiều Văn Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang cho hay, theo dự tính ban đầu, sẽ đưa cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi ra huyện đảo Phú Quốc bằng tàu cao tốc. Tuy nhiên, do đang mùa mưa, phương án di chuyển bằng tàu cao tốc được thay bằng máy bay. Sáng nay 7/8, đoàn làm nhiệm vụ sẽ bay ra Phú Quốc.
Huyện đảo Phú Quốc có khoảng 1.000 thí sinh được tổ chức ở 2 điểm thi là THPT Phú Quốc và THPT An Thới. Sở GD-ĐT đã huy động 70 cán bộ làm công tác coi thi.
Trong khi đó, hơn 40 thí sinh ở huyện đảo Kiên Hải sẽ đi tàu cao tốc vào đất liền dự thi tại Hội đồng thi TP Rạch Giá. Thời gian di chuyển từ đảo Kiên Hải vào đất liền khoảng 1h đồng hồ. Năm nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 12.461 thí sinh, với 25 điểm thi.
Trước đó, hơn 200 thí sinh của huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) cũng đã vào đất liền dự thi bằng tàu cao tốc. Những thí sinh này được bố trí thi ở Trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo và lưu trú tại ký túc xá cho tới hết kỳ thi.
Thanh Hùng - Lê Huyền
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được chia làm 2 đợt. Từ ngày 8-10/8 sẽ diễn ra đợt một của kỳ thi.
" alt=""/>Đưa đề thi tốt nghiệp THPT 2020 ra đảo bằng trực thăngLau khẽ những giọt nước mắt, cô Mạc cho hay, cô nhập viện từ ngày 21/4 sau khi phát hiện bị ung thư vú bên trái, phải phẫu thuật cắt bỏ và điều trị hoá chất.
![]() |
Cô Mạc kham khổ, gồng gánh nuôi con trong khi bị ung thư vú phải phẫu thuật cắt bỏ. |
Cô Mạc có 3 người con (2 trai, 1 gái), hạnh phúc chưa được bao lâu thì tai hoạ ập xuống gia đình nhỏ khi năm 2012, chồng cô mất vì ung thư gan. Kể từ đó đến nay, một mình cô Mạc bươn trải làm đủ thứ nghề để nuôi 3 con khôn lớn. Ban ngày cô đi làm thuê những việc tay chân bốc vác trong huyện, tối đến lại nhận làm sạch hạt giống hay bóc vỏ hành tỏi để kiếm thêm thu nhập.
Làm công việc nặng nhọc quần quật nhiều năm như vậy đã kéo gò sức khoẻ cô Mạc đi xuống, lương không cao, không có tiền trang trải cuộc sống, cô Mạc quyết định ra TP Móng Cái làm thuê giúp việc cho hộ gia đình.
![]() |
Sau khi xuất viện, cô Mạc lại sắp xếp sang khoa Ngoại để chăm sóc con trai. |
"Trong lúc nằm viện điều trị, vì thương mẹ, cháu Mạnh bỏ công việc xuống chăm nom, nhưng vào trưa 28/4, con tôi có biểu hiện sốt cao, khó thở, đau tức ngực và phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm, chuẩn đoán ra thì mới biết con bị ổ cặn màng phổi dày dính bên phải nhiễm trùng, nhìn con trong cơn đau thắt tôi khóc cạn nước mắt vì thương".
"Cũng từ ngày chồng tôi mất, sức khoẻ con trai cả dần đi xuống, không thể làm việc nặng, chỉ phụ giúp mẹ việc nhà, cháu Mạnh là con út cùng tôi gánh vác", cô Mạc nghẹn ngào.
Tuy được xuất viện nhưng cứ theo lịch 20 ngày là cô Mạc phải lên viện để truyền hoá chất loại bỏ những khối u nhỏ li ti, chi phí mỗi lần như vậy đối với hoàn cảnh của cô là đắt đỏ vô cùng.
"Tôi nhớ ngày mình nhập viện, hàng xóm và họ hàng thương tình người cho vài chục đến vài trăm nghìn, cộng tiền trong túi vỏn vẹn chỉ hơn 1 triệu, còn lại con gái tôi phải đi vay mượn khắp nơi", cô Mạc tâm sự.
Ngay sau khi được xuất viện, cô Mạc lại sắp xếp sang khoa Ngoại của bệnh viện để chăm sóc cho con.
![]() |
Các y, bác sỹ điều trị, phẫu thuật nội soi bóc tách các tổ chức dày dính màng phổi cho Mạnh. |
Về phần Mạnh, ở độ tuổi 15, nhẽ ra em phải được hồn nhiên học tập dưới mái trường, được săn sóc và sống trong tình yêu thương đầy đủ của bố lẫn mẹ, nhưng vì thương cảnh mẹ gồng gánh nuôi 3 anh em, Mạnh không đành lòng.
Em xin phép được nghỉ học từ năm lớp 7 để cùng mẹ đi làm thuê, bớt gánh nặng kinh phí học tập. "Mỗi lần đến kỳ đóng tiền học, em thấy trán mẹ nặng trĩu, tóc bạc nhiều hơn, từ lúc đấy em muốn đi kiếm tiền phụ mẹ, dù ít hay nhiều cũng là cố gắng của em", Mạnh ưu tư.
Hai năm trở lại đây, em xuống TP Hạ Long xin đi giao cơm cho học sinh nội trú của một quán cơm trên phường Hà Khẩu. Cách đây 1 năm, Mạnh từng bị ngã khi đi làm, thấy đau tức ở ngực nhưng thấy gắng gượng được nên không đi khám, chỉ thấy hơi khó thở mỗi khi làm việc nặng.
Thân hình gầy gò chỉ hơn 40kg nhưng Mạnh rất chăm chỉ, không ngại khó bất cứ việc gì, ngoài giao cơm, em còn nhận đi làm bốc vác mỗi khi có thời gian rảnh.
Nhiều người trong bệnh viện thương cảm hoàn cảnh khó khăn của hai mẹ con, khi thì chia sẻ tấm bánh, lúc ít hoa quả vì thấy trên tủ đồ của hai mẹ con vỏn vẹn chai nước lọc.
![]() |
Mọi người trong bệnh viện thương cảm cho hoàn cảnh khó khăn của hai mẹ con. |
Theo bác sỹ Phạm Việt Hùng, Trưởng khoa Ngoại, BV đa khoa Quảng Ninh hoàn cảnh của mẹ con cô Mạc rất đáng thương, các y, bác sỹ trong khoa luôn luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để hai mẹ con chữa trị.
Cũng theo bác sỹ Hùng, qua kết quả chụp cắt lớp lồng ngực phát hiện toàn bộ màng phổi phải bị dày dính, có nhiều ổ vách chứa dịch chèn ép gây xẹp thụ động nhu mô phổi, được chỉ định phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị ổ cặn và bóc tổ chức dày dính màng phổi.
Khi nội soi, BS Hùng phát hiện toàn bộ màng phổi phải bệnh nhân bị dính phức tạp, có nhiều ổ cặn, bị bọc trong một lớp tổ chức dày không thể giãn nở được. Phải mất hơn 3 giờ mổ nội soi, các bác sĩ mới phá bỏ và làm sạch các ổ cặn và gỡ dính tối đa giúp phổi nở trở lại.
Sau mổ 1 ngày, sức khoẻ bệnh nhân hồi phục tốt, không còn đau tức ngực, hết sốt và tự thở dễ dàng.
Bác sỹ Hùng chia sẻ, đây là một ca mổ khó, phức tạp bởi bệnh nhân có thể trạng gầy yếu và phương pháp gây mê thông khí một phổi kéo dài là một kĩ thuật nhiều thách thức.
Ngoài ra, do tổn thương quá lâu nên ổ cặn màng phổi dày hoá rất cứng chắc, khó bóc tách ra khỏi thành ngực và nhu mô phổi, do đó sẽ làm mất rất nhiều thời gian gỡ dính, nguy cơ chảy máu cao.
"Ekip mổ có 10 người làm việc liên tục hơn 3 tiếng để bóc tách các tổ chức dày dính màng phổi, phần vì phương cháu còn tương lai phía trước, chũng tôi quyết định mổ nội soi để cháu nhanh phục hồi, giảm đau, hạn chế biến chứng", bác sỹ Hùng nói.
Sau mổ, cháu Mạnh sẽ tiếp tục được hướng dẫn tập liệu pháp hô hấp để chức năng phổi được hồi phục tối đa.
Được biết, nơi gia đình cô Mạc và cháu Mạnh sinh sống là khu vực miền núi, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế dựa vào nông nghiệp. Hoàn cảnh quá khó khăn, cả hai mẹ con cùng bệnh tật, sắp tới chưa biết sẽ làm cách nào để sống. Rất mong hoàn cảnh em Mạnh nhận được sự giúp đỡ, động viên từ phía bạn đọc.
Phạm Công
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Cô Đào Thị Mạc, thôn Bình Minh, xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.109 (ủng hộ mẹ con cô Mạc) 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: |
Phượng chịu thiệt thòi từ khi mới lên 3. Cho đến tận bây giờ, số phận bất hạnh vẫn chưa thôi buông tha cho em.
" alt=""/>Xót cảnh goá phụ ung thư nén nỗi đau riêng chăm con trai bệnh nặng