Giải thưởng nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc; thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 3 thu hút sự tham gia của 48 nhà xuất bản trên cả nước (tăng 4 nhà xuất bản so với Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2) với 362 cuốn sách (tăng 7 cuốn sách) cho 255 tên sách (giảm 4 tên sách).
![]() |
Các đại biểu tại buổi họp báo về Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba ngày 1/10. |
Giải thưởng năm nay có nhiều thay đổi về cơ cấu, tổ chức, đột phá là cho phép các công ty liên kết được đề cử sách dự giải.
Giải thưởng Sách Quốc gia thành lập 5 tiểu ban chấm giải tương đương với 5 mảng sách: chính trị - kinh tế; khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn; văn hóa - văn học, nghệ thuật; thiếu nhi.
Các hội đồng sơ khảo, chung khảo và Hội đồng giải thưởng Sách Quốc gia đã làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khách quan để lựa chọn được những cuốn sách xứng đáng để trao giải. Hội đồng giải thưởng Sách Quốc gia đã trao đổi và thảo luận kỹ trước khi bỏ phiếu bầu chọn các cuốn sách đạt giải.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 3 thống nhất trao giải cho 27 cuốn sách, bộ sách, trong đó có 3 giải A, 10 giải B và 14 giải C. Với sự tham gia hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà tài trợ, giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 3 tiếp tục trao 100 triệu đồng cho giải A, 50 triệu đồng cho giải B và 30 triệu đồng cho giải C.
M.D
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ ba đang đến gần. Sự kiện này được giới xuất bản mong chờ, bởi đây là giải thưởng danh giá dành cho người làm sách.
" alt=""/>Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba tối 9/10Hơn 100 cảnh sát đã đột kích vào 4 ngôi chùa ở thủ đô Bangkok và tỉnh Nakhon Pathom vào sáng sớm một ngày tháng 5/2018.
Trong số những người bị bắt có Phra Buddha Issara, 62 tuổi, một nhà sư, nhà hoạt động cầm đầu các cuộc biểu tình đường phố vào năm 2014.
'Phra Phrom Dilok, 72 tuổi, một thành viên của Hội đồng tối cao Tăng Già Thái Lan - cơ quan cao cấp nhất quản lý các nhà sư ở Thái Lan - cũng bị bắt trong chiến dịch này vì các cáo buộc biển thủ công quỹ của nhà chùa', cảnh sát cho hay.
2 nhà sư cấp cao khác - là Phra Sri Khunaporn và Phra Wichit Thammaporn, trợ lý trụ trì chùa Núi Vàng của Bangkok - cũng bị bắt vì những cáo buộc tham ô.
Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan cho biết, những vụ bắt giữ này nhằm mục đích truy tìm chân tướng sự thật trong những cáo buộc trên.
Những ngôi chùa ở Thái Lan - nơi nhận được hàng tỷ đô la tiền công đức mỗi năm - còn liên quan tới các bê bối khác như tình dục, ma tuý, chi tiêu mờ ám.
Dưới áp lực của chính quyền, cơ quan quản lý các nhà sư Thái Lan đã nỗ lực chấn chỉnh lại nhân sự của mình từ năm 2017 bằng cách thi hành kỷ luật cứng rắn hơn với hơn 300.000 nhà sư đang tu hành trong nước.
Trước đó, tháng 9/2017, chính quyền Thái Lan cũng cáo buộc 4 nhà sư có liên quan đến một vụ tham ô làm chấn động đất nước Chùa Vàng.
Cảnh sát nghi ngờ rằng từ năm 2012 đến năm 2017, 4 nhà sư này - bao gồm 2 vị trụ trì và 2 vị trợ lý trụ trì - cùng với 15 đồng phạm khác đã chi dùng sai khoảng hơn 4,2 tỷ USD tiền công đức của 23 ngôi chùa bằng cách chuyển số tiền này vào tài khoản cá nhân của các quan chức nhà nước.
Các cơ quan chức trách đã đột kích 14 địa điểm để tìm kiếm bằng chứng củng cố cho các cáo buộc. Họ cũng phát hiện ra số vàng thỏi nặng khoảng 1,2kg, trị giá khoảng 52.818 USD tại nhà của một trong hai vị trụ trì.
Như một nỗ lực nhằm lấy lại sự thanh sạch cho giới Phật giáo Thái Lan, chính quyền nước này từng lên kế hoạch giới thiệu một đạo luật yêu cầu hơn 40.000 ngôi chùa bắt buộc phải kê khai tài sản và hồ sơ tài chính của mình. Tuy nhiên, sau những phản đối mạnh mẽ từ giới tăng lữ, dự án này đã được rút lại và Pongporn, người khởi xướng giải pháp này, đã bị sa thải.
Theo truyền thống, các nhà sư rất được tôn trọng ở Thái Lan và việc chống lại họ từng bị coi là điều cấm kị trong lịch sử. Tuy nhiên, những bê bối gần đây đã buộc các nhà chức trách phải suy nghĩ lại về cách thức mà họ đang xử lý các cáo buộc chống lại các nhà lãnh đạo Phật giáo.
Toà án Thái Lan từng kết tội một nhà sư nước này 114 năm tù vì các tội danh lừa đảo, rửa tiền, gian lận.
" alt=""/>Những cuộc bắt giữ chấn động giới Phật giáo Thái LanĐồng cảm với những nhà nhập khẩu ô tô đang “kêu cứu”, chuyên gia ô tô Vĩnh Nam nhìn nhận: “Năm 2020, ô tô nhập đã chịu sức ép rất lớn từ ưu đãi cho xe lắp ráp, khiến chi phí tồn kho đầu năm 2021 tăng lên. Cộng thêm 3 đến 4 tháng giãn cách vừa qua khiến áp lực tài chính phình to. Bên cạnh đó, xe nhập còn chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu thiếu chip, linh kiện khiến nhà sản xuất tăng giá xe. Đứng giữa áp lực như vậy, họ vẫn gồng gánh giữ giá bán và khuyến mại như cũ để tồn tại nên khó có thể đua giảm giá như xe lắp ráp.”
Chuyên gia Vĩnh Nam lấy thêm dẫn chứng một chiếc ô tô trị giá vài tỷ đồng, chỉ cần lưu kho vài tháng không bán được cũng đủ bay hết lợi nhuận. “Giai đoạn này ít nhất ô tô nhập nên được hưởng ưu đãi giảm phí trước bạ, dù ít hay nhiều cũng giúp gỡ khó cho doanh nghiệp”, ông Nam nhận xét.
11 nhà nhập khẩu ô tô cùng ký tên trong thư kiến nghị trên là các thương hiệu đắt tiền như Audi, Aston Martin, Bentley, Maserati, Jaguar & Land Rover, Jeep, Subaru, Porsche, Volkswagen, Volvo, và Ferrari.
Trong đó thương hiệu Bentley và Ferrari được xếp vào nhóm siêu sang và siêu xe, trung bình mỗi chiếc xe bán tại Việt Nam trị giá hàng chục tỷ đồng, có thể kể tên như Bentley Bentayga giá từ trên 13 tỷ đồng, hay Ferrari F8 Tributo giá chạm ngưỡng 30 tỷ đồng.
Thương hiệu có giá “mềm” nhất là Volkswagen chỉ có 3 mẫu xe cỡ nhỏ hạng B và C giá từ 700 đến 900 triệu đồng, còn lại đều giá tiền tỷ, với mẫu đắt nhất là Touareg có giá gần 4 tỷ đồng.
Theo báo cáo của các công ty, năm 2020, xe nhập đã giảm sút từ 25-30%. Năm 2021, tổng sản lượng ô tô nhập khẩu của các đơn vị này chỉ chiếm 8% tổng sản lượng ô tô nhập của toàn thị trường. Nói cách khác, 92% xe nhập còn lại đều đến từ các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp.
Không thể ưu đãi cho người giàu
Tuy nhiên, với góc nhìn về thị phần cũng nhưng đối tượng khách hàng chính của ô tô nhập, chuyên gia Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar) lại cho rằng chính sách ưu đãi phí trước bạ đối với xe nội mà không dành cho xe ngoại là hợp lý. Chính sách này dựa trên nguyên lý nền tảng của điều hành kinh tế là kích cầu thị trường nội địa nhưng đồng thời phải đảm bảo các yếu tố cân đối vĩ mô như hạn chế nhập siêu, nhất là nhập siêu hàng tiêu dùng xa xỉ.
“Phương diện cá nhân tôi luôn ủng hộ nội địa hóa, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam. Chúng ta nhìn thấy ngay các mác xe phổ thông, đại chúng đều đã ở Việt Nam, dễ tiếp cận. Trong khi đó ô tô nhập ngoại đa phần đều là xe đắt tiền, thuộc thương hiệu cao cấp, với dung lượng thị trường không đáng kể. Do đó, chính sách ưu đãi ban hành ra thì không thể theo hướng khuyến khích tiêu dùng xe đắt tiền, cao cấp được", ông Hải chia sẻ.
Thậm chí, ông Hải không ngần ngại đưa ra quan điểm đa phần xe nhập khẩu là dòng cao cấp, dành cho giới nhà giàu. Nhà nước không thể ưu đãi cho người giàu. Với nhóm khách hàng này, việc thêm tiền đóng phí trước bạ thiệt hơn không thành vấn đề. Thậm chí, xét theo tâm lý tiêu dùng thì việc đóng đủ phí, cũng như ra biển trắng còn thể hiện giá trị, chất chơi cho chủ những chiếc xe đắt tiền.
![]() |
Chuyên gia Hải Kar cho rằng ô tô nhập ngoại đa phần đều là xe đắt tiền, thuộc thương hiệu cao cấp, với dung lượng thị trường không đáng kể. Ảnh minh họa: Đình Quý |
Theo tính toán, nếu ô tô nhập khẩu được hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ, khách hàng mua siêu sang, siêu xe sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Ví dụ, một chiếc Bentley Bentayga First Edition có giá bán gần 30 tỷ đồng hiện phải chịu lệ phí trước bạ lên tới 3 đến 3,6 tỷ đồng, tùy từng địa phương. Nếu được giảm 50% phí trước bạ, khách sẽ giảm được khoản tiền nộp từ 1,5-1,8 tỷ đồng.
Một chiếc sedan cỡ D nhập khẩu giá mềm nhất như Volkswagen Passat Comfort giá 1,38 tỷ đồng, sẽ giúp chủ xe tiết kiệm được cao nhất 165 triệu đồng.
Có thể nói, không một đất nước nào lại chi cả tỷ đồng ngân sách để hỗ trợ cho người tiêu dùng trung lưu, thượng lưu như vậy.
Trong khi đó, với ô tô nội địa, đây là sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp quan trọng. Ưu đãi cho xe nội nói chung không đơn thuần là kích cầu tiêu dùng hàng nội mà còn nhằm khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, khuyến khích nội địa hoá. Tất nhiên, việc giám sát hiệu quả lan toả từ các gói ưu đãi này đòi hỏi vai trò của Nhà nước rất lớn trong việc điều tiết chính sách phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn, đối tượng.
"Thực tế, tất cả các quốc gia đều có rào cản thương mại riêng để đảm bảo phát triển kinh tế hài hòa giữa hàng hóa sản xuất và nhập khẩu. Bởi ngành sản xuất nội địa ít nhất cũng tạo công ăn việc làm cho số đông. Vì vậy cần ủng hộ sự ưu tiên cho doanh nghiệp nội địa”, chuyên gia Hải Kar nói.
Với các khó khăn như đóng cửa showroom do thực hiện lệch giãn cách xã hội, Chính phủ cũng đã có các gói ưu đãi khác đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh dịch bệnh.
Năm 2020 đã minh chứng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đã góp phần giúp thị trường ô tô hồi sinh.
Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như vậy đều đã được nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thấy rằng, nhiều nước áp dụng các biện pháp tương tự trong thời gian ngắn.
Theo kết quả bán hàng trong 9 tháng đã qua của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), xe lắp ráp đạt doanh số 106.362 xe, giảm 6,46 % so với cùng kỳ năm ngoái, xe nhập khẩu đạt sản lượng 82.575 xe, tăng 26,2% so với cùng kỳ.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Theo chia sẻ của một số chuyên gia, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ không ảnh hưởng đến giải pháp thu phí ô tô vào nội đô.
" alt=""/>Giảm phí trước bạ cho siêu xe là ưu đãi cho nhà giàu