Thương hiệu Viettel được định giá 3,178 tỷ USD.
Với con số này, thương hiệu Viettel tăng 23,7% so với năm 2017, bằng tổng giá trị của thương hiệu đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng cộng lại.
Trong bảng xếp hạng 300 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới năm 2018 của Brand Finance, Viettel đứng thứ 47 (tăng một bậc so với năm 2017), xấp xỉ các nhà mạng khác như Singtel (số một ở Singapore), Ooredoo (số 1 ở khu vực Trung Đông).
Năm 2018 là một năm quan trọng của Viettel với việc hình thành xong ba ngành công nghiệp mới là công nghiệp điện tử viễn thông; công nghiệp an ninh mạng, công nghiệp quốc phòng công nghệ cao; đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và tuyên bố chuyển sang giai đoạn phát triển thứ 4 với mục tiêu toàn cầu hóa và đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0.
" alt=""/>Thương hiệu Viettel được định giá 3,178 tỷ USDTheo Petapixel, The Drone là một bộ phim kinh dị sắp ra mắt với nội dung kể về một kẻ giết người hàng loạt nhưng không phải do con người ra tay mà là do drone, công cụ chụp ảnh trên không tiện lợi của các nhiếp ảnh ảnh gia và quay phim.
Đây là tác phẩm của nhà làm phim Jordan Rubin, tác giả của nhiều bộ phim kinh dị như thây ma Hải ly (Zombeavers) hồi năm 2014 hay loạt phim truyền hình Critters: A New Binge. Bộ phim kể về một chiếc drone DJI có khả năng nhận thức nhưng vô cùng độc ác và khát máu.
Cốt truyện bắt đầu khi một kẻ giết người hàng loạt bằng cách nào đó đã chuyển ý thức của mình vào một chiếc drone DJI Phantom 2 ngay trước khi anh ta bị giết. Sau đó chiếc drone nhận sứ mệnh của chủ nhân quá cố tới kết liễu cặp vợ chồng mới cưới Rachel (Alex Essoe) và Chris (John Brotherton). Cả hai đã phải vật lộn và chiến đấu với chiếc drone khát máu luôn muốn truy lùng và tiêu diệt họ.
Công nghệ ra đời để phục vụ con người nhưng The Drone lại truyền đi một thông điệp rằng nó có thể là vũ khí chống lại chính chúng ta. Đoạn thông điệp nổi bật trong trailer "Your remote has no control", tạm dịch là "Khi bạn không còn điều khiển được công nghệ nữa" cũng chính là lời cảnh báo về nguy cơ con người không thể kiểm soát được máy móc nữa.
Hiện chưa rõ khi nào bộ phim này sẽ ra rạp hoặc chiếu qua các dịch vụ phát trực tuyến. Tuy nhiên theo chuyên trang cơ sở dữ liệu điện ảnh IMDB, bộ phim đang bước vào giai đoạn hậu kỳ và sẽ sớm ra rạp trong năm nay.
Bộ phim The Drone có cách khai thác đề tài vô cùng đặc biệt so với phần đông các bộ phim kinh dị trên thị trường. Không ai nghĩ một chiếc drone bình thường lại có thể trở thành công cụ sát hại một ai đó.
Nhưng tất nhiên đây không phải bộ phim kinh dị đầu tiên liên quan đến các thiết bị công nghệ bởi trước đây từng có những bộ phim như One Hour Photo hay Shutter cũng liên quan đến các công cụ chụp ảnh.
Dưới đây là đoạn trailer dài 2 phút chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi rùng mình về một viễn cảnh drone có thể trở thành công cụ giết người:
" alt=""/>Lần đầu tiên một bộ phim kinh dị có kẻ sát nhân là... droneChúng ta đã đưa ra quá nhiều những phỏng đoán về nguyên nhân Quỷ Vương Bất Tử sụp đổ, trong đó có cả lý do Faker sắp đi nghĩa vụ quân sự(?!). Và LoL Esportsvừa cung cấp thêm cho fan hâm mộ những thông tin rất quan trọng để tìm ra cái kết của câu chuyện này – thông qua infographic tổng kết CKTG 2017.
Phải khẳng định rằng: Faker đã có một giải đấu CKTG 2017 không như ý muốn – xét về cả thành tích chung với SKT lẫn phong độ cá nhân đã thể hiện trong suốt một tháng vừa qua tại Trung Quốc.
Tuyển thủ LMHTsố một thế giới là người nằm xuống nhiều nhất, với tám lần, trong số 11 người chơi góp mặt tại trận Chung kết CKTG 2017 trên SVĐ Tổ Chim, Bắc Kinh, Trung Quốc vào chiều tối ngày 04/11 vừa qua.
Con số này nghe thoáng qua có vẻ bất ngờ, nhưng khi nhìn lại hành trình của Faker từ vòng bảng, thì mọi thứ đều có nguyên nhân của nó - khi rất nhiều ý kiến đã chỉ ra rằng một SKT rệu rã đang quá phụ thuộc vào Faker.
Khoảnh khắc camera ghi lại được cảm xúc của Faker trước khi anh cùng SKT chịu thất bại 0-3 trước Samsung
Sau tổng cộng 18 trận/ván, Faker đã “lên bảng đếm số” 38 lần – trung bình bị hạ gục mỗi hai lần/trận/ván. Chỉ tính riêng ở vòng knock-out, chỉ số tử vong của Faker còn xếp thứ 3/41 tuyển thủ, với 23 lần.
Tuy nhiên, khi đối chiếu với ba kỳ CKTG trước đó đã từng tham dự, thành tích buồn này của Faker có tỉ lệ ngang bằng với Mùa 3 (39/18) và thua sút so với 2016 (51/20) – nhưng chúng còn đem về cho anh và SKT hai chiếc Cúp Summoner.
Ryze của Faker cũng không thể giúp SKT lội ngược dòng trước Samsung
Không thể giữ vững vị thế thống trị cùng SKT, Faker còn không duy trì được phong độ đỉnh cao – khi đều không có tên trong top 3 tuyển thủ sở hữu chỉ số cá nhân tốt nhất tại CKTG (KDA, điểm hạ gục, đóng góp điểm hạ gục, hỗ trợ,…)
Thậm chí, kỷ lục bất bại khi sử dụng Ryzetrong những lần tham dự CKTG – khi để thua Samsung ở Ván 2. Qua đó, tỉ lệ chiến thắng của Ryze trong tay Faker không còn là 100% mà đã bị tụt xuống 87.5%.
“Thường thì sau khi trở thành số một, bạn có thể trở nên lười biếng, nhưng tôi thì không”, Faker nói trong video “Hướng tới CKTG – Tập 4” của LoL Esports. “Tôi không bao giờ bước vào một trận đấu với ý nghĩ chúng tôi thua thế nên tôi có thể chơi tự tin.”
Mặc dù vẫn có tên trong đề cử hạng mục Tuyển Thủ eSports Của Năm tại The Game Awards 2017, nhưng đó không thể phủ nhận Faker vừa trải qua một mùa giải đáng quên nhất xuyên suốt sự nghiệp thi đấu lẫy lững của mình.
Gamer
" alt=""/>LMHT: Faker gục sau trận Chung kết CKTG là có lý do chính đáng