Hiệp 1 diễn ra trong thời tiết nắng nóng đã khiến các nữ cầu thủ mất khá nhiều sức và ảnh hưởng không nhỏ đến chuyên môn của trận đấu.
Các cô gái Hà Nội I đã chủ động nắm thế trận và liên tục áp đặt những pha tấn công trên phần sân của TP.HCM I. Dẫu thế, những cú dứt điểm của Hải Yến, Biện Thị Hằng… vẫn chưa đủ sự chuẩn xác để có thể tạo nguy hiểm cho khung thành thủ môn của Thu Em.
Trong khi đó, các học trò của HLV Đoàn Thị Kim Chi nhường thế trận cho đối thủ. Hàng phòng ngự khá chắc chắn của đội bóng đá nữTP.HCM I đã gần như khoá chặt các đường tấn công của Hà Nội I. Trận đấu vì thế đã không có bàn thắng nào được ghi trong suốt hiệp 1.
Sau giờ nghỉ giải lao, thời tiết cũng dịu mát hơn nên 2 đội đã đẩy nhanh thế trận. TP.HCM I đã nắm quyền chủ động và đẩy các cô gái Hà Nội I vào thế chống đỡ khá vất vả. Phút 65 từ một pha tấn công, Phan Thị Trang đã có bàn thắng mở tỷ số 1-0 cho TP.HCM I.
Bàn thua khiến các cầu thủ Hà Nội I choáng váng, buộc phải đẩy cao đội hình để tim bàn gỡ hoà. Tuy nhiên, hàng thủ của TP.HCM I với sự chỉ huy của Chương Thị Kiểm vẫn chưa cho họ làm được điều ấy.
Chung cuộc, các cô gái Hà Nội để thua TP.HCM I với tỷ số tối thiểu, lỡ cơ hội làm cú ngược dòng để chiếm vị trí nhất lượt đi.
Ở trận đấu còn lại cùng ngày, Thái Nguyên T&T cũng đã có chiến thắng với tỷ số 1-0 trước đối thủ PP Hà Nam. Với chiến thắng này, Thái Nguyên T&T đã giành lại vị trí thứ 3 tổng sắp, sau một ngày nhường vào tay Than KSVN, nhờ hơn hiệu số.
Lượt về giải bóng đá nữ VĐQG 2024 diễn ra từ đầu tháng 7 tới.
KẾT QUẢ
Hà Nội II– TP.HCM II: 1-0
Than KSVN– Sơn La: 4-0
TP.HCM I– Hà Nội I: 1-0
Thái Nguyên T&T– PP Hà Nam: 1-0
![]() |
Ảnh: Nikkei Asian Review |
Phát biểu trước cuộc họp của UNGA ở New York, ông kêu gọi sự đoàn kết và ngừng bắn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh rằng đại dịch Covid-19 không chỉ là một "hồi chuông cảnh tỉnh" mà còn là "cuộc tập dượt" trước những thử thách sắp tới.
Với quan điểm thế giới "đang dịch chuyển theo hướng rất nguy hiểm", Tổng thư ký Guterres kêu gọi các nước "phải làm mọi thứ để tránh một cuộc Chiến tranh Lạnh mới". Ông nhắc lại cảnh báo đưa ra một năm trước về việc gia tăng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Thế giới của chúng ta không thể chấp nhận một tương lai mà hai nền kinh tế lớn nhất chia cắt toàn cầu bằng một vết nứt lớn, với mỗi bên đề ra các quy tắc thương mại và tài chính riêng, sở hữu năng lực Internet và trí tuệ nhân tạo riêng. Sự chia rẽ về công nghệ và kinh tế có nguy cơ biến thành chia cắt địa chiến lược và quân sự. Chúng ta phải tránh điều này bằng mọi giá".
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng về nhiều vấn đề, từ thương mại, công nghệ và đại dịch Covid-19 cho đến vấn đề Biển Đông...
Sự kình địch đó đã bộc lộ rõ tại UNGA khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một bài phát biểu trực tuyến, kêu gọi Liên Hợp Quốc buộc Bắc Kinh phải "chịu trách nhiệm" vì đã không ngăn chặn được Covid-19, dịch bệnh bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán và cướp đi mạng sống của hơn 200.000 người Mỹ cùng gần 1 triệu người trên thế giới tính đến nay.
Đại sứ Trung Quốc mô tả mọi cáo buộc chống lại Bắc Kinh là "hoàn toàn vô căn cứ".
"Tại thời điểm này, thế giới cần sự đoàn kết và hợp tác hơn nữa chứ không phải một cuộc đối đầu", Đại sứ Zhang Jun khẳng định trước khi giới thiệu bài phát biểu trực tuyến của Chủ tịch Tập Cận Bình. "Chúng ta cần phải tăng cường lòng tin và sự tin cậy dành cho nhau, chứ không phải gieo rắc virus chính trị". "Chiến tranh chẳng có lợi cho ai cả", ông này nhấn mạnh.
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi một phản ứng toàn cầu chống lại Covid-19 và phát huy vai trò đi đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
"Chúng ta cần phải tăng cường đoàn kết và cùng nhau vượt qua điều này", ông Tập phát biểu. "Chúng ta nên tuân theo hướng dẫn của khoa học, phát huy hết vai trò của WHO và khởi động một phản ứng quốc tế... Bất kỳ nỗ lực nào nhằm chính trị hóa vấn đề đều cần phải bị loại bỏ".
Trước căng thẳng nghiêm trọng giữa hai siêu cường thế giới, lãnh đạo nhiều nước tham gia hội nghị đã bày tỏ lo ngại về các mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định thế giới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng, Covid-19 sẽ khiến nhiều nước phải hợp tác với nhau và chống lại một trật tự do Mỹ và Trung Quốc chi phối. "Giải pháp duy nhất có thể đến từ sự hợp tác của chúng ta", ông quả quyết, đồng thời chỉ ra rằng thế giới phải xây dựng một trật tự mới và châu Âu cần phải "gánh vác đầy đủ trách nhiệm của mình".
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cảnh báo, hòa bình và ổn định toàn cầu có thể bị phá hủy nếu như những cuộc cạnh tranh địa chính trị còn tồn tại và gia tăng. Người đồng cấp Philippines của ông Widodo là Rodrigo Duterte cũng nêu bật hiểm họa của căng thẳng Mỹ - Trung.
"Với quy mô và sức mạnh quân sự của các đối thủ, chúng ta chỉ có thể tưởng tượng và kinh hoàng trước những thiệt hại khủng khiếp về nhân mạng và tài sản xảy ra, nếu 'cuộc khẩu chiến' biến thành một cuộc chiến thực sự của vũ khí hạt nhân và tên lửa", ông Duterte cảnh báo ngày 23/9.
Thanh Hảo
Ông Mike Pompeo đã đưa ra lời cảnh báo với các quan chức Mỹ ở cả cấp liên bang lẫn địa phương cần cảnh giác với hoạt động tuyên truyền từ Trung Quốc.
" alt=""/>Kình địch siêu cường nguy cơ đẩy Mỹ