iPhone11 Pro max đầu tiên bất ngờ về Việt Nam.
Vào rạng sáng 17/9, cửa hàng Minh Tuấn Mobile đã bất ngờ đưa về Việt Nam chiếc iPhone 11 Pro Max.
Hiện chiếc iPhone này vẫn chưa kích hoạt được.
iPhone 11 Pro Max đầu tiên về Việt Nam có màu vàng, dung lượng 256 GB.
Hộp đựng máy khá lạ mắt so với các iPhone trước đây.
![]() |
Samsora Riverside nhà ở dành cho giới trẻ |
Nhà ở cho giới trẻ- thị trường đầy tiềm năng
Theo báo cáo cuối năm 2016 của UBND TP.HCM, trong giai đoạn 2010 - 2015, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của TP là 1%/năm nhưng tỷ lệ gia tăng dân số cơ học lên đến 4%.
Với tổng dân số vào khoảng 10 triệu người, mỗi năm TP sẽ tăng thêm chừng 500.000 dân. Cứ 1 hộ 5 người thì mỗi năm TP cần có thêm 100.000 đơn vị ở (nhà, căn hộ…). Nhu cầu này đặc biệt cao ở nhóm gia đình trẻ mới ra riêng.
Thực tế thị trường lại cho thấy, nguồn nhà ở giá vừa túi tiền để giải quyết nhu cầu cấp nhóm đối tượng này đang rất ít, đặc biệt là ở khu vực gần trung tâm TP vì quỹ đất tại các khu vực này ngày càng ít.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, cho rằng: “Hạn chế lớn nhất của những người trẻ là mức tích lũy còn thấp. Do vậy, để mua được một căn nhà là không hề đơn giản. Điều này không chỉ giải quyết ở nguồn cung với những dự án có sản phẩm phù hợp mà còn là giải pháp hỗ trợ tài chính”.
Ngoài ra, người trẻ được đánh giá là nhóm khách hàng khó tính trong cách sống. Bởi họ yêu cầu chất lượng sống rất cao nên phần đầu tư dịch vụ và tiện ích cho các dự án dành cho giới trẻ khá cao. Bài toán giá vừa phải mà chất lượng sống cao cũng là một bài toán không dễ dàng cho các chủ đầu tư.
Năm 2017, phân khúc nhà ở cao cấp “giá mềm” với mức giá từ 1,5 - 2 tỷ có nguồn cung khá khả quan, nhưng không phải người trẻ nào cũng có được mức tích lũy trên để mua nhà. Muốn khai thác được thị trường đầy tiềm năng này thì việc giải quyết bài toán hóc búa với nhiều nan đề của phân khúc nhà ở thực cho giới trẻ là “thách thức” không nhỏ dành cho nhà đầu tư.
Khu Đông ‘đốt nóng’ thị trường bất động sản cuối năm
Cuối năm 2017, khu Đông “bùng nổi” với những màn chào sân đầy ấn tượng của nhiều dự án có mức giá trung bình từ 1,3 - 1,8 tỷ. Theo các doanh nghiệp, kết quả giao dịch các dự án trên rất tốt, một số dự án gần bàn giao còn chứng kiến mức tăng giá từ 10-15%.
![]() |
Bất động sản Khu Đông “bùng nổ” dịp cuối năm |
Trong đó, sự xuất hiện đình đám với dự án Samsora Riverside của Samland do Đất Xanh Premium độc quyền phân phối, đã nhận được quan tâm của nhiều khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.
Đây là dự án nằm tại cửa ngõ vào Khu Đông (đoạn từ ngã ba Tân Vạn đến Suối Tiên), có điểm dừng ngay tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, cư dân tương lai chỉ mất khoảng 20 phút để di chuyển vào trung tâm thành phố.
Được biết, đây là dự án tầm trung lớn nhất trong khu vực có hệ thống tiện ích tối ưu cả nội khu và ngoại khu, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cư dân với 15 tiện ích nội khu cao cấp như: hồ bơi, Gym, Spa, siêu thị mini, camera an ninh, nhà trẻ chuẩn quốc tế, phòng khám đa khoa, nhà sinh hoạt cộng đồng, hồ bơi, công viên, khu nướng BBQ, khu vui chơi cho trẻ… và chỉ 5 đến 15 phút có thể di chuyển đến các tiện ích ngoại khu khác: Suối Tiên, bến xe Tân Vạn, Big C Biên Hòa, Coopmart, Vincom, bệnh viện, trường học, …
Giá mềm, tiện ích đồng bộ, vị trí đắc địa nên không khó hiểu khi vừa tung ra thị trường dự án đã gây sốt thị trường bất động sản khu đông. Cụ thể, sáng ngày 23/12/2017, Công ty CP Địa Ốc Sacom (Samland) đã chính thức tổ chức Lễ động thổ và khai trương nhà mẫu dự án Samsora Riverside. Đây là một trong những sự kiện bất động sản nổi bật trong những tháng cuối năm 2017 thu hút hơn 300 khách hàng tham dự.
Ngoài ra, đây là dự án có diện tích phủ xanh và mặt nước rất lớn, với mật độ xây dựng chỉ 39%, hướng ra sông Đồng Nai hưởng trọn được không khí thanh bình, đảm bảo không gian sống chất lượng cho cư dân.
Đại diện nhà phát triển dự án Samland cho biết, giá bình quân mỗi căn hộ Samsora Riverside là 700 triệu/căn 2 phòng ngủ. Để sở hữu, người mua sẽ thanh toán khoản chi phí ban đầu 140 triệu, tương ứng với 20% giá trị căn hộ. Phần còn lại, ngân hàng Á Châu (ACB), TPBank, Ngân hàng Việt - Nga sẽ hỗ trợ vay vốn, thời gianh thanh toán dài hạn từ 10 - 20 năm.
Lệ Thanh
" alt=""/>BĐS khu Đông TP.HCM nóng phân khúc nhà ở cho giới trẻChia sẻ với Pv. VietNamNet, anh Tuấn Anh (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, bản thân anh rất mệt mỏi vì tình trạng tin nhắn quảng cáo được gửi tới liên tục. Bức xúc ở chỗ, nguồn phát đi quảng cáo lại chính là nhà mạng mà anh đang sử dụng.
“Cứ vài ngày lại có một tin nhắn với nội dung quảng cáo được gửi tới máy của tôi. Các tin nhắn này thường có nội dung hướng dẫn nhận data miễn phí. Tuy quảng cáo là miễn phí, việc đăng ký các gói cước này tiêu tốn của tôi ít cũng 5.000 đồng.”.
![]() |
Bức xúc vì thường xuyên bị quấy rầy bởi tin nhắn quảng cáo, anh Tuấn Anh đã mang những bực dọc của mình chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Ảnh: Trọng Đạt |
Từng đăng ký Danh sách không quảng cáo của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), anh Tuấn Anh cho biết, việc gia nhập danh sách này tỏ ra khá hiệu quả. “Lượng tin nhắn rác giảm hẳn, tuy nhiên tôi vẫn bị làm phiền bởi các tin nhắn của nhà mạng.”, anh nói.
Theo anh Tuấn Anh, dù từng nhắn tin từ chối quảng cáo theo cú pháp mà nhà mạng đưa ra, có một thực tế là chỉ sau vài ngày, những tin nhắn quảng cáo gói cước, dịch vụ gia tăng lại xuất hiện trở lại.
![]() |
Dù đã đăng ký vào Danh sách không quảng cáo, nhiều người dùng di động vẫn nhẫn được tin nhắn rác từ cả nhà mạng và các số máy không rõ thông tin. Ảnh: Trọng Đạt |
Cùng gặp phải tình trạng trên, một người dùng di động khác là anh Ngô Việt (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết bản thân thường xuyên trở thành nạn nhân của các tin nhắn quảng cáo.
“Những quảng cáo này không tới từ các số điện thoại rác mà có nguồn từ các đầu số như 9882, 9336, 9565, 1375, 1077,... Phần nhiều các tin nhắn rác này đều có nội dung chào mời gói cước hay các dịch vụ giá trị gia tăng như chặn quảng cáo, ghi âm cuộc gọi”, anh cho biết.
Trước thực trạng này, anh Việt đặt câu hỏi về việc phải chăng thay vì chặn rác viễn thông, nhà mạng giờ đây đang trở thành chính nguồn xả “rác” tích cực nhất về phía người dùng.
Nhiều nhà mạng có dấu hiệu vi phạm Nghị định 91/2020
Từ đầu tháng 10 vừa qua, Nghị định 91/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã bắt đầu chính thức có hiệu lực. Đây là hành lang pháp lý quan trọng trong việc ngăn chặn thư rác, tin nhắn rác và cuộc gọi rác.
Theo Nghị định 91/2020, tin nhắn quảng cáo là tin nhắn nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo đều bị coi là các tin nhắn rác.
Tin nhắn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông sẽ không bị tính là tin nhắn quảng cáo nếu chúng chỉ thông báo về các hoạt động, tính năng tiện ích của dịch vụ viễn thông đó.
Trong trường hợp của hai người dùng nêu trên, việc gửi tin nhắn chứa nội dung thông tin về các gói cước, dịch vụ với tần suất dày đặc có thể hiểu là một hành vi phát tán tin nhắn rác từ chính các nhà mạng.
![]() |
Nhắn tin từ chối quảng cáo theo cú pháp được nhà mạng đưa ra, thế nhưng câu trả lời mà người dùng nhận được là "Không thể gửi tin nhắn". Ảnh: Trọng Đạt |
Ngoài ra, nhiều tin nhắn quảng cáo từ các nhà mạng không hề được gán nhãn [QC] hoặc [AD] theo quy định tại Điều 15 hay gán tên định danh [Brandname] theo Điều 23 của Nghị định 91/2020. Bên cạnh đó, khi nhắn tin từ chối quảng cáo, nhiều người dùng di động còn gặp phải tình trạng không thể gửi tin nhắn.
Đây là một điều đáng đặt câu hỏi bởi nhà mạng hay các doanh nghiệp cung cấp viễn thông là một trong những đầu mối có trách nhiệm phát hiện, chặn lọc và xử lý tin nhắn rác cùng các loại rác viễn thông khác nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Với những dấu hiệu vi phạm trên, các nhà mạng có thể bị xử phạt theo Điều 94 của Nghị định 15/2020. Theo đó, đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận sẽ bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng.
Trong trường hợp gửi tin nhắn tới các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo của Bộ TT&TT, đơn vị gửi tin nhắn quảng cáo sẽ bị xử phạt với số tiền từ 80-100 triệu đồng.
Bộ TT&TT sẽ mạnh tay xử lý tình trạng rác viễn thông
Thời gian gần đây, Bộ TT&TT đã liên tục có những động thái cho thấy sự quyết liệt xử lý các loại rác viễn thông, trong đó có tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thư điện tử rác.
Điều này đã được thể hiện cụ thể bằng việc tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 15/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT, giao dịch điện tử và Nghị định 91/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Đây là những hành lang pháp lý quan trọng giúp hình thành nên các chế tài để xử lý dứt điểm tình trạng rác viễn thông.
![]() |
Người dùng di động có thể đăng ký vào Danh sách không quảng cáo của Bộ TT&TT để chính thức thể hiện việc từ chối của mình đối với các tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo. Khi đã ở trong danh sách này, người gửi tin nhắn hoặc gọi điện quảng cáo tới số điện thoại của người dùng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ảnh: Trọng Đạt |
Bên cạnh đó, Cục ATTT (Bộ TT&TT) đã đưa vào vận hành tổng đài 5656. Đây là nơi tiếp nhận phản ánh của người dân về tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
Không những vậy, Bộ TT&TT cũng đã lần đầu cho ra đời khái niệm về Danh sách không nhận quảng cáo. Đây là tập hợp số điện thoại không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
Những giải pháp quyết liệt và đồng bộ này được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết dứt điểm tình trạng rác viễn thông đang nhức nhối hiện nay, từ đó giảm sự phiền hà cho người dùng di động.
Danh sách không quảng cáo