Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng được chia thành hai nhóm chính là do cơ học hoặc triệu chứng của một bệnh toàn thân. Đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học (đau vùng thắt lưng thông thường) chiếm 90-95% các trường hợp. Biểu hiện của tình trạng này thường dưới 2 dạng: Đau thắt lưng cấp (diễn biến đau trong vòng 1 tuần) hoặc đau cột sống thắt lưng mạn tính (diễn biến ít nhất 3 tháng). Người bệnh cũng có thể kèm đau thần kinh tọa với biểu hiện đau thắt lưng lan mông, mặt sau đùi, cẳng chân.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Xuân Thủy, Phó Trưởng Khoa Lão khoa - Cơ xương khớp, Bệnh viện Bãi Cháy, cho hay nhận biết đau thắt lưng cơ học thông qua các triệu chứng như đau tăng khi vận động, đi lại, tình trạng toàn thân không bị thay đổi; các xét nghiệm và X-quang hoàn toàn bình thường hoặc chỉ có biểu hiện thoái hóa.
Đau vùng thắt lưng lưng cơ học nếu phát hiện sớm có thể điều trị nội khoa với thuốc chống viêm, giảm đau và thuốc giãn cơ, kết hợp các động tác phục hồi chức năng để chấn chỉnh các tư thế xấu của cột sống, tránh tái phát đau cột sống thắt lưng.
Đối với đau cột sống thắt lưng triệu chứng, bệnh nhân đau thường xuyên, không tìm được tư thế giảm đau, đau tăng về đêm, đôi khi chỉ đau nửa đêm về sáng khiến bệnh nhân thức giấc.
Ngoài ra, bệnh nhân có các triệu chứng như gầy sút cân không rõ nguyên nhân, rối loạn chức năng dạ dày, ruột, sản phụ, phế quản - phổi… hoặc có các biểu hiện đau ở vùng cột sống khác như lưng, cổ, sườn.
Theo bác sĩ Thủy, điều đáng nói là không ít trường hợp đau vùng thắt lưng triệu chứng như lao xương, viêm dính cột sống, ung thư di căn… có đáp ứng thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường, nên bệnh nhân chủ quan, không đi khám sớm dẫn đến tổn thương nghiêm trọng, khó phục hồi, việc điều trị khó khăn hơn.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không chủ quan với cơn đau vùng thắt lưng, không tự ý mua thuốc giảm đau, kháng viêm để sử dụng mà nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám chuyên sâu, loại trừ các bệnh lý ác tính.
Dự án Sun Ponte Residence (đường Trần Hưng Đạo, cách Cầu Rồng khoảng 300m), dự án căn hộ Panoma 1 và Panoma 2 (gần cầu Trần Thị Lý) giá cũng lên tới cả trăm triệu đồng/m2 nhưng theo môi giới, các dự án này có mức hấp thụ tốt, hiện đã hết hàng.
Dự án The Filmore nằm trên đường Bạch Đằng, mới bàn giao, có giá hơn 100 triệu đồng/m2. Căn penthouse ở đây diện tích 270m2, bao gồm nội thất, đang được rao bán với giá 60 tỷ, tức 222 triệu đồng/m2.
Cũng nằm trên đường Bạch Đằng, dự án Landmark Tower có gần 500 căn, dù mới khởi công tháng 9/2024 nhưng nhiều môi giới đã mời chào, nhận đặt cọc giữ chỗ mua căn hộ. Môi giới tiết lộ có hơn 350 căn có khách cọc tiền. Giá bán tại đây dự kiến từ 80-130 triệu đồng/m2, tùy diện tích, vị trí căn hộ.
Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, trong 9 tháng năm 2024, trên địa bàn thành phố có hơn 8.600 căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ được giao dịch. Trong đó, quý III, lượng giao dịch đạt 2.935, tăng 38,6% so với quý I và tăng 128% so với cùng kỳ năm 2023.
Chung cư cũ tăng nửa tỷ
Việc chung cư mới mở bán, giá cao, thị trường có nhiều tín hiệu tích cực kéo theo chung cư cũ cũng tăng giá theo, nhất là những khu vực trung tâm, gần sông Hàn.
Anh Nguyễn Tuấn, một môi giới chuyên mua bán, cho thuê căn hộ ở Đà Nẵng, cho hay, so với cuối năm 2023, giá chung cư cũ ở Đà Nẵng đã tăng từ 10-20%. Giao dịch tăng trở lại dù không sốt, nóng. Khách hàng là người mua có nhu cầu ở thực và nhà đầu tư mua cho thuê.
“Thời gian qua, những dự án mới ven sông được mở bán với giá cao nhưng thanh khoản tốt. Nhà đầu tư, khách hàng tìm những dự án chung cư cũ, có vị trí cũng gần sông, trung tâm nhưng giá rẻ hơn để mua, vì thế giá được đẩy lên”, anh Tuấn nhận xét.
Một số chung cư cũ vừa qua có giá tăng mạnh, từ 300-600 triệu đồng/căn so với thời điểm cuối năm ngoái, như: Chung cư Fhome (đường Lý Thường Kiệt), giá từ 2,7-3,8 tỷ đồng/căn; chung cư Indochina (đường Bạch Đằng) 5,5-8 tỷ đồng/căn; chung cư Hiyori (đường Võ Văn Kiệt) từ 3,8-4,5 tỷ đồng/căn...
Cũng theo anh Tuấn, giá căn hộ ở Đà Nẵng đang tốt so với thị trường Hà Nội, TPHCM. Mức giá cho thuê chung cư ở khu vực trung tâm tương đối cao, dao động từ 12-25 triệu đồng/tháng.
“Khách mua đầu tư đến nhiều từ miền Bắc bởi giá chung cư ở Hà Nội tăng cao. Cùng số tiền, có thể mua được 2 căn chung cư cũ ở Đà Nẵng có vị trí gần sông Hàn, trung tâm, cho thuê giá tốt. Nhu cầu khách nước ngoài, chuyên gia thuê khá lớn, một số nơi kín phòng”, anh Tuấn nói.
Tuy nhiên, theo anh Tuấn, giao dịch mua bán đang chững lại so với cách đây khoảng 2-3 tháng.
Ông Đoàn Thanh Phong, Giám đốc Dự án Công ty CP Tập đoàn Minh Minh Group, đánh giá, tại thị trường bất động sản Đà Nẵng, phân khúc căn hộ đang chiếm ưu thế, thu hút nhiều nhà đầu tư bởi ngoài đầu tư sinh lời, có thể kinh doanh vận hành cho thuê từ sự tăng trưởng du lịch.
Mặc dù vậy, thị trường sẽ khó có sự bùng nổ vì các chủ đầu tư đang quay trở lại triển khai dự án. Khách hàng sẽ thăm dò thêm các dự án mới, sự quan tâm tới thị trường Đà Nẵng cũng bị chia sẻ.
Theo báo cáo mới đây về thị trường bất động sản Đà Nẵng và các vùng phụ cận của Tập đoàn DKRA, trong quý III/2024, nguồn cung sơ cấp ghi nhận tăng 32% so với cùng kỳ năm trước với 15 dự án triển khai bán hàng, cung ứng ra thị trường khoảng 2.267 căn hộ.
Tỷ lệ tiêu thụ ghi nhận tín hiệu tích cực, đạt khoảng 47% trên tổng nguồn cung sơ cấp, tương đương 1.058 căn và gấp 2,8 lần so với cùng kỳ. Lượng giao dịch tập trung ở các dự án phân khúc căn hộ hạng A.
Trong quý IV, đơn vị này dự báo, nguồn cung mới kỳ vọng sẽ tăng, đạt khoảng 2.000-3.000 căn.
" alt=""/>Căn hộ Đà Nẵng giá trăm triệu/m2 bung hàng, chung cư cũ đắt đỏ vẫn được săn tìmNgộ độc xyanua
Xyanua phát tác bằng cách cản trở quá trình cung cấp oxy cho tế bào. Các triệu chứng trở nên rõ ràng sau vài phút đến vài giờ.
Các triệu chứng nhẹ của ngộ độc xyanua bao gồm: đồng tử giãn, nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn. Ngộ độc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến giảm ý thức, huyết áp thấp, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.
Liều xyanua gây chết người khoảng 50-300mg. Một phân tích đăng tải trên Nutrition Reviews cho biết một người phải ăn khoảng 83-500 hạt táo mới có thể ngộ độc xyanua cấp tính.
Tuy nhiên, lượng xyanua chính xác có thể khiến một người bị bệnh còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và khả năng chịu đựng của họ. Ngoài ra, mức độ độc của hạt táo còn tùy thuộc loại táo. Tốt nhất, bạn nên loại bỏ hạt khỏi quả táo trước khi đưa cho trẻ nhỏ hoặc vật nuôi.
Hạt táo có độc không?
Việc vô tình ăn 1-2 hạt táo hoặc uống nước ép chứa một ít hạt nghiền thành bột sẽ không gây ra vấn đề gì. Nhưng nếu ăn nhiều hạt táo, bạn có thể bị bệnh.
Hạt táo chứa một lượng nhỏ hợp chất amygdalin. Nếu vào dạ dày, amygdalin sẽ phản ứng với các enzyme để tạo ra chất độc được gọi là hydro xyanua - thể khí của xyanua.
Nước táo sẽ an toàn nếu không chứa hạt nghiền thành bột. Một khảo sát về các loại nước trái cây và sinh tố khác nhau ở Mỹ cho thấy một số sản phẩm sử dụng nguyên quả táo chứa lượng xyanua có thể phát hiện được.
Các sản phẩm dùng nguyên quả táo có thể loại bỏ xyanua nhờ trải qua quá trình thanh trùng sử dụng nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn. Xyanua có nhiệt độ sôi rất thấp nên đun nóng sẽ làm bay hơi, giảm hàm lượng trong thực phẩm.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Leeds (Anh) ghi nhận hàm lượng amygdalin trong nước ép táo bán trên thị trường rất thấp, từ 0,01 đến 0,007mg/mL. Các tác giả kết luận rằng điều này khó có thể gây hại nhưng vẫn khuyên bạn nên loại bỏ hạt táo trước khi ép.
Các loại hạt khác có chứa xyanua không?
Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác có chứa các hợp chất sản sinh xyanua. Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy ít nhất 55 loại hóa chất gây xyanua khác nhau trong hơn 2.650 loài thực vật.
Táo thuộc họ thực vật Rosaceae, nhiều loại trong số đó cũng chứa amygdalin trong hạt như mơ, lê, cherry.
Phương pháp chế biến cũng là một yếu tố quan trọng. Cũng như nước táo, đun nóng thực phẩm chứa xyanua sẽ khiến chất độc bay hơi, hạnh nhân rang an toàn hơn loại sống. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy sữa hạnh nhân thanh trùng làm giảm lượng amygdalin.