Theo bà, việc các cuộc thi nhan sắc nở rộ khá hiển nhiên khi Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chấp thuận mà không cần xin Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép.
"Khi pháp luật tạo cơ chế thông thoáng, thị trường sẽ có nhiệm vụ điều tiết cuộc thi nào tồn tại, cuộc thi nào biến mất. Tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn nhiều năm tới. Điều đó hết sức bình thường. Mỗi cuộc thi được tổ chức đều có tiêu chí, thị phần và nhà tài trợ riêng", bà Nga nói.
Bà nói thêm trước khi Nghị định 144/2020/NĐ-CP có hiệu lực, ban tổ chức đã định hướng Miss Charm không chỉ là cuộc thi nhan sắc thuần túy mà còn là sự kiện mang tính quảng bá văn hóa, giáo dục và du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Bên cạnh đó, vụ việc ông Nawat Itsaragrisil - Chủ tịch Miss Grand International - gửi thư yêu cầu các giám đốc quốc gia không gửi thí sinh thi Miss Charm thu hút sự quan tâm. Cụ thể, nếu đơn vị nắm bản quyền Miss Grand International các quốc gia gửi đại diện, kể cả những người đẹp từng thi đến Miss Charm, sẽ bị ông Nawat rút bản quyền.
Trước thông tin này, trưởng BTC phản hồi: "Chúng tôi xin phép không bình luận gì về hoạt động của những tổ chức hoa hậu khác. Chúng tôi chỉ có thể khẳng định hiện có không ít hơn 80 - 90 quốc gia gửi thư xin dự thi Miss Charm. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ chọn khoảng 40 - 50 đại diện các quốc gia dự thi mùa đầu tiên nhằm kiểm soát tốt nhất chất lượng thí sinh cho cuộc thi của mình".
Lan Khuê chia sẻ về khâu tổ chức Miss Charm 2023
Miss Charm dự kiến diễn ra từ ngày 3-17/2/2023 tại TP.HCM. Dàn giám khảo chuyên môn có Hoa hậu Hoàn vũ 2005 Natalie Glebova, Hoa hậu Thế giới 2015 Mireia Lalaguna, Hoa hậu Quốc tế 2012 Ikumi Yoshimatsu,... Thí sinh giành chiến thắng chung cuộc Miss Charm 2023 cơ hội nhận phần thưởng trị giá 100.000 USD (2,48 tỷ đồng).
" alt=""/>BTC lên tiếng vụ chủ tịch Miss Grand cấm thí sinh dự thi Miss CharmLiên quan tới việc VTV xin xây dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới, PGS.TS Phạm Hùng Cường – Hội đồng kiến trúc quy hoạch TP. Hà Nội cho biết ông cũng như Hội chưa nhận được bất kỳ một thông tin nào liên quan tới dự án này.
Theo đánh giá của PGS.TS Phạm Hùng Cường, dự án tháp truyền hình được cho là một công trình lớn, một dự án rất quan trọng do đó bắt buộc phải có những nghiên cứu, đánh giá tác động từ rất nhiều vấn đề.
![]() |
Phân tích kỹ hơn, một cựu lãnh đạo trường Đại học Xây dựng cho biết, trước khi thực hiện dự án VTV cần làm rõ mấy vấn đề sau:
Thứ nhất,việc xây tháp truyền hình cao nhất thế giới trong lúc này vì mục đích gì và có thật sự cần thiết không?
Vị chuyên gia cho biết, ở nhiều quốc gia tháp truyền hình thường gắn với biểu tượng của thịnh vượng quốc gia, là điểm nhấn, điểm đến của khách du lịch... nhưng trên thực tế việc kinh doanh, khai thác hay thu hút được khách lên đó thăm quan, ăn, ngủ, nghỉ cũng là vô cùng khó khăn.
Ngay với tòa nhà Bitexco ở TP.HCM, từng lọt top 5 trong danh sách 20 tòa tháp chọc trời ấn tượng nhất thế giới do kênh du lịch CNNGo của hãng tin CNN bình chọn.
Đáng tiếc, không có nhiều du khách nước ngoài và cả trong nước chịu bỏ tiền mua vé lên đây tham quan. Vậy, VTV sẽ khai thác gì ở tòa tháp cao nhất thế giới đó? Kế hoạch biến nó thành điểm tham quan không thể bỏ qua cụ thể ra sao?
Và trong trường hợp không thể khai thác, kinh doanh được thì phải hiểu cái lợi mà VTV giải thích là lợi cho cả ngân sách và lợi cho cả người dân ở điểm gì? Doanh nghiệp sẽ lấy tiền đâu nộp thuế?.
Nên nhớ, thông điệp một công trình phải gắn liền với sự tương thích của nền kinh tế, điều kiện phát triển của xã hội. Khi kinh tế còn khó khăn, ngân sách còn nghèo, người dân còn khổ việc “cắm” một tháp truyền hình cao nhất thế giới ở đâu thì cũng không thể biến nó trở thành đầu tàu kéo cả nền kinh tế đi lên.
Theo đó, vị chuyên gia cho rằng ở đây là bài toán tổng thể phải nghiên cứu. Ông nói rằng, cần phải nhìn vào lợi ích chung của cả đất nước chứ không thể chỉ nhìn vào lợi ích của một vài người hay một cá nhân nào đó.
“Thế giới bây giờ không còn chạy đua về kỷ lục cái gì cao nhất, to nhất nữa, thế giới cần sự chạy đua về trí tuệ về sự phát triển kinh tế, đời sống của con người, của xã hội. Việt Nam phải hướng tới sự khác biệt đó, chứ không nên vì mục đích phô trương, cũng không vì tư duy nhiệm kỳ mà thể hiện, chơi trội bằng mọi giá”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai, liên quan trực tiếp tới giá trị thực tế của tháp truyền hình so với nhu cầu của chính ngành truyền hình.
Giải thích cho những băn khoăn của mình, vị chuyên gia cho hay trong thời đại công nghệ hiện đại, phát triển như vũ bão. Việc VTV xây “tháp truyền hình cao nhất thế giới”, vượt qua Sky Tree, với chiều cao 636m, VTV đã tính toán thế nào?
Ngày nay truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì nhà đài cần chiều cao của tháp để làm gì? Phát sóng đi đâu? Đưa một vật thể lên cao có lợi không?
Ông dẫn lại bài học từ tòa nhà cao nhất Đài Loan đã cho thấy, việc đưa một vật thể lên quá cao chính là nguyên nhân gây ra biến dạng các tầng địa chấn và là nguyên nhân gây động đất.
Rõ ràng với một tòa tháp cao như vậy, trọng lượng lớn như vậy chắc chắn nó sẽ tạo ra những biến dạng trong lòng đất, tạo những vết nứt, gãy gây nguy cơ xảy ra động đất rất cao.
Hơn nữa, vị trí đặt dự án nằm ngâm trong vùng đất yếu, nơi tập trung các đốt gãy của dòng chảy sông Hồng chắc chắn sẽ làm biến dạng toàn bộ bề mặt của khu vực đó và có khả năng gây ra những chấn động bổ sung khác. Vậy với trường hợp này, VTV có phương án thế nào?
Vì vậy, vị chuyên gia yêu cầu VTV cần trả lời rõ ràng các câu hỏi trước khi thực hiện dự án: Một là, VTV xây tháp cao để làm gì? Hai là, xây tháp cao VTV tính toán sẽ có bao nhiêu người lên thăm quan trên đó?
Xã hội hóa mà xin ưu đãi... là không được
Tiếp tục phân tích, vị chuyên gia đặt vấn đề về nguồn vốn xây dựng dự án. VTV giải thích sẽ xây dựng dự án bằng nguồn tiền huy động từ doanh nghiệp mà không sử dụng tiền từ ngân sách, việc này không nói ra thì VTV cũng đã nên làm như vậy.
Tuy nhiên, bài toán kinh tế đã được VTV tính toán thế nào? Vị chuyên gia đặt giả thiết, quy mô dự án có thể chỉ cần khoảng 10ha nhưng VTV lại xin tới 14,1ha. Khi đặt dự án tại đó, thị trường BĐS nóng lên, VTV bán đất, lấy nguồn nọ bù nguồn kia rồi nói không dùng tiền ngân sách là không được.
Đã thế, VTV còn xin rất nhiều ưu đãi, xin nhiều cơ chế, chính sách chỉ áp dụng đối với những dự án thực hiện những khu vực vùng sâu vùng xa là không hợp lý.
Theo vị chuyên gia, chính sách ưu đãi không giới hạn sẽ tạo sự bất bình thường, tạo cơ chế bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh.
“Nếu đã tính toán theo cơ chế kinh tế thị trường phải áp dụng đúng cơ chế thị trường. Nếu thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội thì phải thực hiện theo cơ chế đặc thù. Không thể có trường hợp ngoại lệ, nhập nhèm giữa mục đích chính trị với cơ chế thị trường để trục lợi”, nguyên lãnh đạo trường Đại học Xây dựng nhấn mạnh.
Cuối cùng, cựu lãnh đạo trường Đại học Xây dựng muốn nhắc nhở VTV làm gì cũng phải tôn trọng quy trình, phải tham khảo ý kiến của nhiều đơn vị đặc biệt là các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia quy hoạch, xây dựng để đảm bảo chắc chắn, dự án làm xong rồi sẽ bị bỏ quên.
Theo Đất Việt
Xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: VTV vì ai?" alt=""/>VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Dân lợi gì?
Từ hiệu ứng của những việc anh Thạch đã làm, tới cuối năm 2015, Bộ GD-ĐT đã có văn bản nhân rộng tủ sách phụ huynh đến từng lớp học. Tuy nhiên, anh Thạch lo ngại rằng việc triển khai đang được các địa phương thực hiện quá chậm chạp.
![]() |
Một tủ sách phụ huynh ở Thanh Hà, Hải Dương (Anh Nguyễn Quang Thạch đứng ngoài cùng bên trái) |
Nhà trường không biết “khóc”, cha mẹ nào “cho bú”
Như nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói, “Sự tham gia của phụ huynh, của xã hội vào việc đọc sách có nhiều ý nghĩa. Chúng ta “mở cổng trường” để các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh…”. Cổng trường - ngành giáo dục đã mở, còn các lực lượng xã hội đã tham gia được tới đâu, theo anh?
- Sau khi hiệu quả của Tủ sách Phụ huynhđặt tại lớp học được thực chứng trên quy mô cấp tỉnh, chiến lược của Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam là vận động chính sách đến cấp Bộ GD-ĐT để tạo lượng cầu làm tủ sách đến từng lớp học trên toàn quốc. Bộ GD-ĐT đã có chủ trương rõ ràng, nhưng cấp trường học chưa thực sự hành động kêu gọi thì rất khó nối kết các nguồn lực dân sự gồm cha mẹ học sinh, cựu học sinh.
Như cha ông đã nói “Con khóc thì mẹ mới cho bú”,nhà trường là đứa con được bao bọc và nuôi dưỡng của xã hội, mà không biết “khóc” thì khu vực dân sự cũng không biết để hỗ trợ.
Một ví dụ là UBND tỉnh Nam Định và Sở GD-ĐT tỉnh đã biết “khóc” và kêu gọi toàn dân, kêu gọi doanh nhân, trí thức, công chức xa quê cùng tỉnh và ngành giáo dục đưa sách đến từng lớp học. Chỉ trong vòng một tháng, họ đã kêu gọi được cả ngàn tủ sách, mang lại lợi ích cho hơn 30.000 học sinh. Kế hoạch là đến năm 2017, tất cả các lớp học từ mầm non đến cấp 3 của tỉnh Nam Định sẽ có tủ sách với con số dự kiến là 12.662 tủ.
Một điều cũng đáng mừng là số người gốc nông thôn liên lạc hỏi tôi cách đưa sách về lớp học ngày càng tăng. Quỹ trái tim Đại Việt hỗ trợ nhân viên đưa sách về trường, lớp cũ của họ với khoảng 120 tủ sách/ năm.
![]() |
Tặng sách cho một cậu bé khuyết tật ở nông thôn |
Theo anh, căn nguyên sâu xa của việc vận hành mà theo anh là chậm, của cả phía giáo dục ở địa phương lẫn phía các lực lượng xã hội, là gì?
- Sự chậm trễ nội ngành giáo dục có nguyên nhân sâu xa là xã hội Việt Nam chưa bao giờ có văn hóa đọc trên quy mô rộng lớn.
Chính nhiều lãnh đạo ngành giáo dục xuất thân ở nông thôn, từ nhỏ không có sách đọc, bởi vậy họ không thấu hiểu tầm quan trọng của sự đọc trong tuổi học trò, phản xạ có điều kiện về tầm quan trọng của sách chưa đủ lớn trong nhiều hiệu trưởng để thúc giục họ hành động vì sự đọc của học sinh.
Hơn nữa, người gần học sinh nhất trong trường học là giáo viên cùng chịu thảm trạng ít sách trong tuổi học trò, nên không nhiều người có thói quen đọc sách. Điều này dẫn đến việc họ thờ ơ với sự đọc của học sinh, thậm chí còn cản trở học sinh đọc.
Điều tệ hại hơn là thư viện ít sách và nhiều thủ thư yếu kém. Những thầy cô giáo vì sự đọc của học sinh cô đơn giữa đồng nghiệp của mình.
Khu vực dân sự cũng tương tự, sự học chỉ giới hạn ở sách giáo khoa và giáo trình của hầu hết các thành viên xã hội. Và việc thiếu cơ hội tiếp cận sách từ nhỏ đã không làm cho nhiều người đủ nhạy cảm để hành động vì sự đọc của con trẻ trên quy mô rộng lớn.
Anh mất 19 năm để có thể nhân rộng mô hình, vậy thì mới chỉ có 4 tháng để triển khai mà anh đã cho rằng chậm thì có phải là nôn nóng quá không?- Thực ra, tôi không nôn nóng, mà vô cùng lo ngại khi chuyển biến nội ngành giáo dục rất chậm. Mặc dầu Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo nhưng số tỉnh hành động quyết liệt như Nam Định còn quá ít.
Trong khi đó, vô số người ngoài ngành giáo dục, bao gồm cả trăm ngàn nông dân, người Việt trong và ngoài nước đã tạo ra hơn 6 nghìn tủ sách giúp 300 nghìn trẻ nông thôn có sách đọc, truyền thông đã cảnh báo rất nhiều và dày đặc trong 9 năm qua về thảm trạng thiếu sách, về bạo lực học đường…
Kể cả ngồi xe lăn, tôi vẫn sẽ xuyên Việt để trẻ nông thôn có sách
Năm 2015, anh đã thực hiện chuyến đi bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn để vận động Bộ GD-ĐT đưa tủ sách phụ huynh vào từng lớp học. Tới đầu năm nay, anh lại khởi động chuyến đi bộ từ Sài Gòn tới Cà Mau để kêu gọi các hiệu trưởng hiện thực hóa chính sách mà Bộ đã đưa ra. Tuy nhiên, được biết anh đã dừng chuyến đi bộ này vì lý do sức khỏe. Vậy đây là việc tạm dừng hay dừng hẳn, thưa anh? Điều này tác động như thế nào tới kế hoạch kêu gọi của anh?
- Mục tiêu của Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Namlà đến năm 2017, tất cả các lớp học nông thôn sẽ có tủ sách với con số ước tính là 300.000 tủ. Vì vậy mà tôi chưa thể dừng chân nếu năm 2017 chưa hoàn thành mục tiêu.
Khi cột sống ổn, tôi sẽ tiếp tục đi bộ ở nước ngoài, vừa kêu gọi sách cho trẻ em thế giới và kêu gọi lương tâm và trách nhiệm của người Việt đối với 15 triệu trẻ em nông thôn. Nếu không đi bộ được nữa, tôi sẽ đi xe lăn xuyên Việt.
Tôi tin chắc rằng sự tận tâm và kiên trì, không những sẽ có sách cho hàng chục triệu trẻ em, mà còn tạo tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam, cũng như đưa vào tiềm thức người Việt Nam rằng tri thức là tối quan trọng và phải tìm cách lan truyền nó bằng mọi giá và bền bỉ liên thế hệ, cho dù khó khăn đến đâu.
Trước mắt, trong lúc trị bệnh thì tôi sẽ viết thư kêu gọi 500 nghìn người Việt Nam chia sẻ trách nhiệm xã hội bằng cách góp 12 cuốn sách, tương đương 240 nghìn đồng/ năm, cho trẻ em nông thôn để chúng tôi nhân rộng tủ sách cùng với ngành giáo dục.
![]() |
Anh Thạch và những người ủng hộ trong chuyến xuyên Việt đầu năm 2015 |
- Trước hết, Bộ GD-ĐT phải cử chuyên viên về các tỉnh phổ biến các nội dung của Công văn 6841 đến các giám đốc sở và trưởng phòng giáo dục trên toàn quốc. Từ đó, sở có văn bản chỉ đạo phòng giáo dục và phòng có văn bản chỉ đạo các hiệu trưởng từ mầm non đến cấp 3 thực hiện việc xã hội hóa tủ sách đến lớp học.
Song song, Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Namsẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT phổ biến cách làm tủ sách cho các sở và phòng giáo dục trên toàn quốc. Phối hợp hành động giữa trục dọc nội ngành giáo dục và trục ngang dân sự để tạo sức mạnh tổng hợp là yếu tố tối quan trọng đẩy nhanh tiến trình lớp học có sách.
Ở các nước Tây Âu, trẻ em dành bình quân mỗi năm 12.000 phút để đọc sách, tương đương sức đọc 40 cuốn sách với độ dày 250 - 300 trang/ cuốn. Theo anh, Việt Nam cần làm thế nào để trẻ em đọc sách như trẻ Tây Âu?
- Trước hết, như tôi đã nói ở trên, bản thân nội ngành giáo dục là các hiệu trưởng từ mầm non đến cấp 3 cần phối hợp với cha mẹ học sinh và các nguồn lực xã hội để lớp học có sách. Sách gần học sinh, các em tự quản và được mượn đưa về nhà thì tiềm năng đọc được đánh thức tối đa.
Kế đến, Bộ GD-ĐT cần đưa ra tiết đọc sách vào chương trình học, cần đưa số sách tối thiểu mà học sinh đọc mỗi năm để đánh giá hoạt động thư viện. Chẳng hạn, phòng giáo dục huyện Thái Thụy, Thái Bình đang nỗ lực để mỗi học sinh đọc từ 15 - 20 cuốn sách ngoài sách giáo khoa/ năm.
Các đầu việc trên là khả thi và sẽ dần giúp trẻ em Việt Nam có năng lực đọc như trẻ em Tây Âu trong 10 năm tới.
Xin cảm ơn anh.
Ngân Anh thực hiện" alt=""/>Nhà trường không biết “khóc”, sách đâu cho học sinh?